Con đường trở thành trợ lý giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp

Nội dung chính

Kinh doanh là ngành nghề có môi trường làm việc đa dạng, năng động, chuyên nghiệp và tích lũy được nhiều kỹ năng đặc biệt. Trong đó, trợ lý giám đốc kinh doanh là công việc sở hữu mức lương “vàng” thu hút đông đảo bạn trẻ hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ dưới đây của Navigos Search.

1. Trợ lý giám đốc kinh doanh là gì?

Trợ lý giám đốc kinh doanh là vị trí dưới quyền giám đốc kinh doanh (CCO) hoặc giám đốc điều hành (CEO). Họ được xem là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo từ công việc chuyên môn, đến những vấn đề về nhân sự, khách hàng. 

Người làm chức vụ này có nghĩa vụ đáp ứng theo yêu cầu của cấp trên. Ngoài ra, họ còn tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác như: tổng hợp thông tin về tài chính, đề xuất các chiến lược kinh doanh, hỗ trợ tư vấn khách hàng,... 

Trợ lý giám đốc kinh doanh là người dưới quyền CCO hoặc CEO

Trợ lý giám đốc kinh doanh là người dưới quyền CCO hoặc CEO

2. Vai trò của trợ lý giám đốc kinh doanh

Thực tế, sự tồn tại và sự phát triển của một doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng lớn từ bộ phận kinh doanh. Và trong việc thúc đẩy doanh thu, trợ lý giám đốc kinh doanh đóng một vai trò quan trọng. Họ chịu trách nhiệm thảo luận, làm việc, và báo cáo về các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh. Đồng thời, họ cũng tiếp nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc kinh doanh.
Các giám đốc kinh doanh trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, thường đối mặt với nhiều nhiệm vụ đa dạng. Với sự hỗ trợ từ trợ lý giám đốc kinh doanh, họ có thể giảm bớt áp lực và có cơ hội tập trung vào việc phát triển các chiến lược thúc đẩy tình hình kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

3. Nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện 

Giải quyết giấy tờ, tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ đầu tiên của chức danh này là phụ trách giải quyết các vấn đề về giấy tờ. Họ phải biết soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và đối tác dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. 

Bên cạnh đó, họ còn phải tiếp nhận và biết cách xử lý những vấn đề từ phía khách hàng trong trường hợp bộ phận chăm sóc khách hàng không giải quyết được.

Tham mưu cho ban lãnh đạo

Người đảm nhiệm vị trí này phải có khả năng tham mưu cho cấp trên về việc thiết lập hoạch định chính sách và đưa ra chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, trong các buổi họp, trợ lý giám đốc kinh doanh sẽ tham gia và trình bày quan điểm của mình dựa trên kiến thức, cái nhìn khách quan về thị trường và tiềm năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tham mưu cho ban lãnh đạo nhằm đạt được doanh thu cao, tăng thêm thị phần kinh doanh trên thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng và gây dựng lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường, triển khai chiến lược

Một trong số những nhiệm vụ quan trọng của vị trí này là phải biết nghiên cứu thị trường, triển khai chiến lược theo đúng kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất. Nắm bắt xu hướng của thị trường, trợ lý giám đốc kinh doanh sẽ đưa ra các phương án khả thi và tham mưu chiến lược lên cấp trên trong việc phát triển thị trường, nâng cao việc tăng doanh thu và lượng khách hàng trung thành ổn định.

Công việc thực hiện của một trợ lý giám đốc kinh doanh

Công việc thực hiện của một trợ lý giám đốc kinh doanh

Giám sát công việc của nhân viên cấp dưới

Là cánh tay phải của giám đốc, trợ lý sẽ có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quản lý và giám sát công việc của đội ngũ nhân viên cấp dưới với mục đích nâng cao thị trường và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hằng ngày, các nhân viên kinh doanh sẽ báo cáo công việc cho cấp trên của mình. Lúc này, trợ lý sẽ tổng hợp lại những kết quả đó để báo cáo lên giám đốc kinh doanh hay lãnh đạo doanh nghiệp. Người làm vị trí này cũng có thể thay mặt lãnh đạo để đánh giá hiệu quả công việc của từng người. Họ sẽ hỗ trợ điều chỉnh và đào tạo thêm những kỹ năng cần thiết để nhân viên kinh doanh đạt được hiệu quả làm việc cao nhất cũng như giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Hỗ trợ Tổng giám đốc, Phó giám đốc

Khi Tổng giám đốc và Phó giám đốc vắng mặt, trợ lý giám đốc kinh doanh sẽ thay mặt để điều hành, ra các quyết định cần thiết. Họ sẽ quản lý doanh nghiệp và sau đó cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo hoạt động cho ban lãnh đạo nắm bắt thông tin kịp thời.

Ngoài ra, một trợ lý giám đốc kinh doanh còn thực hiện nhiều công việc khác như:

  • Tìm kiếm đối tác, khách hàng và không ngừng kết nối để tạo cơ hội kinh doanh với nhóm khách hàng tiềm năng. 
  • Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phối hợp làm việc với các bộ phận khác để đạt hiệu quả công việc.
  • Báo cáo về ngân sách nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh. 
  • Tổng hợp và lưu trữ tài liệu kinh doanh quan trọng,...

4. Mức lương vị trí trợ lý giám đốc kinh doanh là bao nhiêu?

Theo khảo sát của Navigos Search, vị trí trợ lý giám đốc kinh doanh có thu nhập khá ổn định. Mức lương này không quá cao, dao động trung bình trong khoảng 8 - 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào khối lượng, tính chất công việc và trình độ chuyên môn, con số sẽ còn thay đổi. 

Nhìn chung, mức thu nhập hàng tháng của người làm trợ lý bao gồm lương cố định và lương thưởng linh hoạt. Dựa vào kết quả công việc, họ sẽ có mức thang chấm công hợp lý. Chẳng hạn, khi vượt chỉ tiêu KPI đề ra, hầu hết các doanh nghiệp đều có thưởng thêm. Với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ tuyệt vời, chức danh này đang là vị trí mong đợi của nhiều bạn trẻ.

Xem thêm >>

Mức lương vị trí này rất hấp dẫn

Mức lương vị trí này rất hấp dẫn

5. Nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng trợ lý giám đốc kinh doanh

Người làm trợ lý thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, họ có vai trò vô cùng quan trọng với ban lãnh đạo và toàn doanh nghiệp. Hầu hết giám đốc kinh doanh đều cần có vị trí này để hỗ trợ quản lý và san sẻ bớt công việc. Chính vì thế, hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí này ngày càng nhiều. Tùy thuộc vào môi trường làm việc sẽ có từng tiêu chí tuyển dụng khác nhau. Dưới đây là một số yêu cầu phổ biến:

Bằng cấp, chứng chỉ, kiến thức chuyên môn

Bằng cấp là tiêu chí tuyển dụng trợ lý giám đốc kinh doanh đầu tiên trong tất cả các doanh nghiệp. Tại vị trí này, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành liên quan đến Quản trị kinh doanh, Kinh tế.. Bên cạnh đó, các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,... cũng là một điểm cộng khi ứng tuyển vị trí này.

Lĩnh vực kinh doanh rất phức tạp các nhà quản lý không thể tuyển dụng người không có kinh nghiệm hoặc không có những kỹ năng cần thiêt. Bởi thế, bạn cần trang bị các nền tảng kiến thức cơ bản bao gồm: Quản trị kinh doanh, Đầu tư, Kinh tế… Đồng thời, phải liên tục cập nhật về biến động thị trường và điều luật pháp lý kinh doanh mới.

Kinh nghiệm làm việc

Vị trí trợ lý yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc tối thiểu từ 3 - 5 năm, kinh nghiệm điều hành các doanh nghiệp khởi nghiệp riêng hoặc có kiến thức đi du học và đã từng làm việc tại nước ngoài. Hoặc nếu bạn cố gắng đi từ vị trí nhân viên kinh doanh cũng có thể thăng tiến lên trợ lý thuận lợi.  

Kỹ năng và phẩm chất

Để ngồi vào vị trí này, bạn phải có những kỹ năng như: tổ chức, quản lý, tham mưu, tầm nhìn xa, nghiên cứu thị trường, hoạch định chính sách, kỹ năng giao tiếp và thích nghi, xử lý tình huống,... Hãy nhớ rằng, bạn không chỉ phải sắp xếp lượng công việc từ cấp trên mà còn phải đảm bảo công việc của mình luôn hoàn thành và cả tiến độ công việc của các phòng ban khác nữa. Và những kỹ năng đó sẽ giúp trợ lý hoàn thành tốt công việc của mình cũng như hỗ trợ hiệu quả công việc cho ban lãnh đạo.

Ngoài ra, một trợ lý giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp sẽ không được đánh giá cao nếu không có phẩm chất tốt. Cũng như các công việc khác, vị trí này cần có được sự trung thành, chân thực, cởi mở, có trách nhiệm, sáng tạo, chủ động và đặc biệt là chịu đựng áp lực công việc cao.

Để rèn luyện những kinh nghiệm đó, bạn phải không ngừng nỗ lực, trau dồi và tiếp xúc tình huống thực tế thật nhiều. Có như thế, bạn mới tỏa sáng trước nhà tuyển dụng trợ lý giám đốc kinh doanh và nâng cao cơ hội thăng tiến hơn trên con đường sự nghiệp.

Xem thêm >>

Bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng là những yêu cầu cần có của một trợ lý

Bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng là những yêu cầu cần có của một trợ lý

6. Tìm việc làm trợ lý giám đốc kinh doanh ở đâu?

Nếu bạn đam mê công việc kinh doanh. Đặc biệt là muốn thử sức với vị trí trợ lý giám đốc kinh doanh thì còn chần chờ gì mà không truy cập ngay Navigos Search để tìm việc làm phù hợp nhất. 

Được thành lập từ năm 2002, đến thời điểm hiện tại, đơn vị này được đánh giá là công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam. Navigos Search thuộc tập đoàn Navigos Group là đơn vị sở hữu trang web tuyển dụng số 1 Việt Nam - VietnamWorks. Với lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp và hơn 5,000,000 triệu nhà tuyển dụng đăng ký tài khoản sẽ giúp ứng viên nhanh chóng tìm được công việc mơ ước thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề.

Bên cạnh đó, Navigos Search sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn vô cùng chuyên nghiệp. Họ am hiểu sâu sắc giá trị nguồn nhân lực, luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư tư vấn nhà tuyển dụng phù hợp cho ứng viên. Cụ thể, với quy trình làm việc hết sức nghiêm ngặt và bài bản, dựa vào năng lực, kinh nghiệm của ứng viên cùng sự phát triển của thị trường lao động, chuyên viên tuyển dụng của Navigos Search sẽ tiến hàng tìm kiếm và trao đổi với ứng viên vị trí việc làm thích hợp nhất. Sau khi trúng tuyển, chuyên viên tuyển dụng tiếp tục hỗ trợ ứng viên trong suốt quá trình thử việc và sau thử việc.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Navigos Search rất giàu kinh nghiệm

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng, Navigos Search tự hào mang đến hàng triệu cơ hội việc làm cấp trung và cấp cao trong các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia cho người tìm việc trên khắp Việt Nam.

Nếu bạn đang có mong muốn apply vào vị trí trợ lý giám đốc kinh doanh hay tìm kiếm việc làm nào khác, đừng ngần ngại gửi CV đến Navigos Search nhanh chóng để được đi làm nhé!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop