Áp lực công việc - Bạn tìm cách "sống chung" hay bỏ chạy?

Nội dung chính

Bình tĩnh lắng nghe bản thân, nhìn nhận lại mọi vấn đề công việc và luôn kiên trì, nỗ lực cố gắng, bạn sẽ vượt qua áp lực công việc dễ dàng

Bạn không tìm thấy niềm vui trong công việc? Bạn không có thời gian dành cho bản thân, gia đình và các mối quan hệ xung quanh? Bạn cảm thấy kiệt quệ về sức khỏe lẫn tinh thần? Đó chính là dấu hiệu bạn đang bị áp lực công việc. Vậy áp lực công việc là gì? Hướng giải quyết tốt nhất như thế nào? Navigos Search sẽ giải đáp tất cả những vấn đề này qua thông tin bên dưới.

1. Bạn có đang bị áp lực công việc?

Áp lực công việc là trạng thái con người cảm thấy khó khăn và mệt mỏi khi đối diện với công việc. Bạn có thể nhận biết bản thân đang bị áp lực công việc qua những điều sau:

Khối lượng công việc quá tải

Khi bị giao quá nhiều việc nhưng thời gian hoàn thành lại ngắn, bạn phải gồng lên làm việc bất kể ngày đêm để hoàn thành chúng. Chính áp lực về thời gian đã làm xuất hiện cảm giác lo sợ, bất an và lâu dần làm kiệt quệ tinh thần, sức lực của bạn. Hoặc khi bạn bắt đầu một công việc, một dự án mới và phải làm việc với cường độ cao trong thời gian dài, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí kiệt sức cũng là dấu hiệu bạn đang mệt mỏi vì áp lực công việc.

 Bạn có đang bị áp lực công việc?Áp lực công việc là gì?

Cấp trên, đồng nghiệp không hòa hợp

Sếp quá khó tính, khắt khe và luôn gây khó dễ trong công việc. Bạn rơi vào trạng thái lo lắng, không biết mình sẽ bị trách mắng gì tiếp theo cũng dẫn đến trạng thái stress kéo dài. Thêm vào đó, đồng nghiệp không thân thiện cũng khiến bạn gặp áp lực trong công việc. Bạn không có ai để chia sẻ tại nơi làm việc hay việc cần giúp đỡ, san sẻ cũng không được giải quyết. Sự cô độc này sẽ làm bạn ức chế, dễ nổi nóng.

Áp lực cuộc sống hàng ngày

Đôi khi, do chính bạn không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường ngày nên dẫn đến những áp lực. Bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc hay công việc chiếm hết mọi thời gian khiến bạn không có quãng nghỉ để dành cho bản thân. Điều này sẽ khiến đầu óc mệt mỏi và luôn bị căng thẳng.

2. Chạy trốn áp lực công việc chỉ khiến bạn thêm tồi tệ

Liệu khi gặp áp lực công việc, bạn nên tiếp tục “chiến đấu” hay “chạy trốn”. Những người thành công luôn cố gắng và kiên trì để vượt qua những khó khăn, thử thách cũng như áp lực công việc. Quả thật, việc chạy trốn áp lực chỉ khiến cho hiệu quả làm việc của bạn bị giảm sút và bạn không còn hứng thú với công việc đang làm. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt thường nhật của chính bạn.

3. Cần làm gì để tiếp tục chiến đấu với áp lực công việc?

Trên thực tế, hầu hết các vị trí công việc hiện nay đều tồn tại áp lực bởi đây là cách để nhà quản lý khai tối đa khả năng của nhân viên. Vì là thực trạng chung nên bạn không thể oán trách hay chạy trốn mà thay vào đó, bạn nên tìm hướng giải quyết hợp lý. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp giảm áp lực trong công việc hiệu quả:

Thiết lập kế hoạch làm việc khoa học

Thiết lập kế hoạch, sắp xếp công việc làm việc khoa học sẽ giúp tập trung vào công việc hiệu quả và quản lý tốt thời gian. Trong kế hoạch này, bạn cần dành ra khoảng thời gian trống để giải quyết các sự việc, tình huống phát sinh có thể xảy ra và ưu tiên thực hiện công việc quan trọng trước.

Việc lập kế hoạch cũng là cách giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn. Nếu có thời gian dành cho sở thích và những công việc ý nghĩa khác thì bạn sẽ trở nên sáng tạo, tập trung và làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau.

Cần làm gì để tiếp tục chiến đấu với áp lực công việc?Bạn phải lên kế hoạch làm việc hợp lý

 

Xem thêm >> Kỹ thuật quản lý thời gian: 11 mẹo không thể thất truyền

Cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân

Đừng chỉ làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc một cách thông minh. Để làm việc hiệu quả nhưng không mất nhiều thời gian thì bạn nên biết cách xác lập thứ tự hợp lý từng mục tiêu và phần việc. Hãy cho phép bản thân có đủ thời gian để hoàn thành mỗi mục tiêu và tuân thủ theo đúng thời gian biểu đó. 

Có như thế mới cắt giảm được các hoạt động tiêu tốn thời gian nhưng không đem lại hiệu quả, chẳng hạn như những cuộc gặp gỡ, nói chuyện tuy kéo dài nhưng lại không giúp bạn và đối tác, đồng nghiệp giải quyết vấn đề quan trọng nhất.

Bạn cũng nên tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa để ăn uống đầy đủ, thư giãn hay rời khỏi văn phòng để hít thở khí trời. Bạn chỉ nên mang việc ở công ty về nhà làm trong trường hợp thực sự cần thiết. Mỗi khi mang việc về nhà làm, bạn cần đảm bảo làm việc trong không gian nhất định như phòng làm việc riêng, đóng cửa lại để không gây ảnh hưởng tới không khí gia đình.

Học cách nói "không"

Trên thực tế có không ít người phải gồng mình lên để hoàn thành hết công việc đã “trót” nhận. Thực hiện thêm công việc sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và có lợi cho bạn về sau này. Tuy nhiên, nếu liên tục nhận lời và bù đầu tối ngày với công việc thì bạn sẽ bị stress. Vì vậy, học cách nói “không” và đàm phán deadline hoàn thành là cách giúp bạn giảm áp lực công việc hiệu quả.

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Không giải quyết công việc, vấn đề hiệu quả chính sẽ dẫn đến tình trạng không hoàn thành nhiệm vụ và bạn sẽ bị áp lực công việc văn phòng. Để tránh tình trạng này, bạn phải không ngừng trau dồi kỹ năng giải quyết công việc để giúp tinh thần luôn lạc quan, vượt qua áp lực, tự tin hơn vào năng lực của bản thân. Bạn có thể trau dồi bằng cách trải nghiệm thực tế thật nhiều để tự nâng cao kinh nghiệm cho bản thân hay học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp,...

 Cần làm gì để tiếp tục chiến đấu với áp lực công việcBạn cần có khả năng giải quyết vấn đề để công việc được hanh thông

Xem thêm >> Tích lũy kỹ năng giải quyết vấn đề khôn khéo cho bất kỳ ai

Xem áp lực công việc như một thử thách sống còn

Việc coi áp lực như thử thách sống còn không có nghĩa là bạn lấy tính mạng của mình ra để đặt cược. Bạn chỉ cần nghĩ rằng công việc đó là bắt buộc phải hoàn thành, còn nếu không bạn sẽ mất tất cả và xem đó là thử thách cuối mà bạn có được. Điều này giúp tạo thêm động lực để bạn làm việc và áp lực trong công việc lúc này sẽ chuyển thành mục tiêu đạt được. Dù không thể xua tan cảm giác hối thúc nhưng nó cũng giảm bớt phần nào sự mệt mỏi trong bạn.

Nghĩ đó là một cơ hội và suy nghĩ tích cực

Thông thường, áp lực công việc cao sẽ đi cùng những đãi ngộ hấp dẫn. Thay vì nghĩ rằng mình bắt buộc phải hoàn thành công việc như một nghĩa vụ thì bạn hãy coi đó là động lực để thăng tiến. Khi trèo lên đến đỉnh núi, chắc chắn bạn sẽ thấy được ánh bình minh và sau áp lực chính là cơ hội, hãy cứ tin tưởng như vậy.

Bên cạnh đó, việc duy trì một cái đầu tỉnh táo, một tinh thần lạc quan, kiên cường còn là những hành trang không thể thiếu để bạn vượt qua áp lực.

Cân nhắc lựa chọn công việc “vừa sức” hơn

Lựa chọn công việc vừa sức với bản thân có nghĩa là bạn đã tìm được chìa khóa làm việc hiệu quả hơn. Với công việc phù hợp, bạn sẽ biết mình cần gì, làm từ đâu và tự tin hoàn thành tốt chúng.

Hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu sự nghiệp của bản thân để lựa chọn công việc thích hợp. Một công việc yêu thích và đúng với năng lực sẽ khiến bạn cảm thấy phấn chấn, có tinh thần hơn vào mỗi sớm mai đi làm, nhờ đó mà áp lực công việc cũng giảm đáng kể.

Áp lực công việc có thể đến từ nhiều phía và có lẽ ai cũng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Navigos Search tin rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này để hình thành thói quen tốt và giúp công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.

Nếu bạn đang quan tâm các vị trí công việc cấp trung và cấp cao chất lượng, hãy truy cập danh mục việc làm tại Navigossearch.com để không bỏ sót bất kỳ tin tuyển dụng hấp dẫn nào. Hay nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi để sở hữu ứng viên tiềm năng nhất. 

Với thế mạnh là đội ngũ chuyên gia nhân sự chuyên nghiệp cùng quy trình làm việc khoa học và mang đến giải pháp tuyển dụng tối ưu, Navigos Search tự tin là thương hiệu headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam

Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam

Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin thị trường quan trọng, bài viết thú vị, hữu ích về nhân sự,... nào thì bạn hãy bấm nút theo dõi ngay trang LinkedinFacebook của Navigos Seach nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn dành thời gian theo dõi Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop