Trước sự cạnh tranh gay gắt và nhiều thách thức trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như hiện nay, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Trong đó, bộ phận quản lý chất lượng được xem như là “chiến binh” giúp quản lý tốt về chất lượng, đảm bảo đầu ra và nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả của sản phẩm trên thị trường. Vậy có những vị trí nào trong bộ phận này và nhiệm vụ cụ thể của họ ra sao? Hãy tiếp tục đồng hành cùng Navigos Search để đi tìm câu trả lời ngay thôi nào!
1. Nhiệm vụ cụ thể của các vị trí trong bộ phận quản lý chất lượng
1.1. Trưởng phòng quản lý chất lượng
Trưởng phòng quản lý chất lượng (QA Manager) là người chịu trách nhiệm trực tiếp đảm bảo sản phẩm và dịch vụ trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đặt ra. Công việc cụ thể của vị trí này sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp nhưng về cơ bản, họ đảm nhiệm:
- Quản lý sản phẩm đầu ra, đảm bảo chất lượng luôn đáp ứng tiêu chuẩn
- Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật, đóng gói, ngày sản xuất, hạn sử dụng,... của sản phẩm
- Làm việc với nhà cung cấp vật liệu bên ngoài và chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu
- Giám sát chặt chẽ, thúc đẩy quy trình làm việc trong nhà máy nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định
- Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên trong bộ phận
- Phân tích dữ liệu, thông tin đã thống kê để tìm ra sự chênh lệch của sản phẩm so với tiêu chuẩn ban đầu
- Phát hiện khía cạnh yếu kém của hệ thống sản xuất, chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về chất lượng.
- Đóng góp ý kiến để xây dựng quy chế, quy định liên quan đến chất lượng
- Đánh giá kết quả thu được, báo cáo lên cấp trên
Bộ phận quản lý chất lượng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm
1.2. Phó phòng quản lý chất lượng
Phó phòng quản lý chất lượng là người hỗ trợ công việc cho trưởng phòng, có trách nhiệm như sau:
- Lập kế hoạch triển khai công việc của phòng quản lý chất lượng
- Hoạch định kế hoạch mục tiêu chất lượng
- Cân đối nhân sự, điều phối công việc phù hợp với kế hoạch sản xuất
- Hỗ trợ tổ chức kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
- Kiểm soát kết quả, hiệu quả công việc của từng nhân viên
- Xây dựng, cập nhật và hiệu chuẩn tiêu chuẩn, quy trình phương pháp kiểm tra
- Thu thập, phân tích và giải quyết thông tin phản hồi của khách hàng
- Theo dõi và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
- Phối hợp với bộ phận liên quan để khắc phục, phòng ngừa lỗi
- Tham gia xây dựng quy trình, quy định, tài liệu, biểu mẫu … liên quan đến công việc
- Báo cáo công việc lên trưởng phòng và thực hiện công việc khác theo sự chỉ đạo của các cấp quản lý.
1.3. Nhân viên quản lý chất lượng
Nhân viên quản lý chất lượng là người được trưởng phòng bố trí công việc kiểm tra, quản lý kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến quy trình, công đoạn sản xuất và đóng gói sản phẩm. Họ thực hiện các công việc dưới đây:
- Thực hiện giám sát số lượng đầu vào của nguyên liệu
- Loại bỏ nguyên vật liệu có khuyết điểm, lỗi trong quá trình sản xuất
- Thực hiện đánh giá sản phẩm mẫu để đảm bảo về chất lượng đầu ra
- Đề xuất phương pháp cải tiến, khắc phục nếu sản phẩm chưa đảm bảo
- Lưu lại đầy đủ quy trình sản xuất sản phẩm để nắm bắt chất lượng và tình hình sản xuất
- Kiểm tra chất lượng của quy trình sản xuất.
- Đảm bảo quá trình sản xuất luôn đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn
- Giám sát, kiểm tra máy móc, thiết bị sản xuất.
- Báo cáo công việc khác có liên quan lên cấp trên.
Xem thêm >>
2. Làm quản lý chất lượng cần yếu tố gì?
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu người làm trong lĩnh vực này phải được đào tạo bài bản về chuyên ngành quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật, kinh doanh,... hoặc chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, tại vị trí trưởng phòng và phó phòng yêu cầu ứng viên cần có trình độ Cử nhân trở lên và sở hữu kinh nghiệm làm liên quan. Đồng thời, họ phải am hiểu các quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn ISO, HACCP,...
Để hoàn thành tốt quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp, bạn còn phải tích lũy thêm một số kỹ năng dưới đây:
Am hiểu sản phẩm, thành thạo kỹ thuật
Người làm quản lý chất lượng cần hiểu rõ toàn bộ đặc điểm các sản phẩm của doanh nghiệp để không mất nhiều thời gian khi bắt tay vào công việc. Sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị,... khác nhau để công việc diễn ra trơn tru, suôn sẻ hơn.
Để trở thành nhân viên quản lý chất lượng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng
Kỹ năng giám sát
Người làm quản lý chất lượng trong doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, từ nhập nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Có khả năng giám sát tốt sẽ giúp họ phát hiện nhanh chóng những sát sót, lỗi kỹ thuật dù là nhỏ nhất của sản phẩm để đưa ra biện pháp khắc phục nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Một đôi mắt nhạy bén cùng tư duy logic còn giúp xử lý kịp thời, hiệu quả các lỗi sai để không ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động phía sau. Việc đảm bảo về tiêu chuẩn của sản phẩm tạo nên hình ảnh tốt và sự uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
Kỹ năng quản lý, điều hành
Kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn làm chủ thời gian, công việc cũng như quản lý tốt nhân viên cấp dưới. Cụ thể, bạn sẽ dễ dàng quản lý hiệu suất lao động để có phương án điều phối nhân sự phù hợp, đảm bảo hoàn thành tiến độ sản xuất theo đúng kế hoạch, đạt được hiệu suất công việc cao. Làm được những điều này còn giúp bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn trong ngành này.
Kỹ năng xử lý sự cố
Quá trình sản xuất và quản lý chất lượng rất khó tránh những sai sót, sự cố bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: nguyên liệu, vật liệu bị hỏng, lỗi kỹ thuật, hàng loạt sản phẩm không đạt yêu cầu, nhân viên nghỉ đột xuất,... Các vấn đề này đều yêu cầu bạn phải có kỹ năng xử lý nhanh chóng.
Khi phát hiện ra sai sót, họ phải tiến hành tìm hiểu chính xác nguyên nhân rồi báo cáo lên cấp trên. Đồng thời cùng với cấp trên đề xuất giải pháp giải quyết hiệu quả nhất, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.
Sự kiên nhẫn, chú ý từng chi tiết
Tính chất công việc yêu cầu họ phải thật cẩn trọng và chú ý đến từng chi tiết. Do đó, những hành động vội vàng hay “đốt cháy giai đoạn” trong quy trình sản xuất cũng có thể khiến doanh nghiệp phải đối mặt với kết quả xấu. Có nhiều lỗi trên sản phẩm rất khó phát hiện nên họ cần tỉ mỉ, tinh tế phát hiện ra chúng nhằm đảo bảo thành phẩm “ra lò” luôn đạt tiêu chuẩn về thời gian lẫn chất lượng.
Không ngừng nâng cao kiến thức
Việc thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ, thiết bị máy móc trong lĩnh vực quản lý chất lượng là điều rất cần thiết để doanh nghiệp không bị bỏ lại trong cuộc chiến thương mại cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Sở hữu kiến thức về máy móc, công nghệ còn giúp bạn nâng tầm giá trị bản thân trong doanh nghiệp hơn.
Để có được kỹ năng trên, bạn cần tích lũy qua quá trình làm việc thực tế, trải nghiệm và nỗ lực học hỏi không ngừng. Khi đã trở thành một người quản lý chất lượng giỏi, bạn sẽ trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, được hưởng mức lương cao, chính sách đãi ngộ hấp dẫn cùng nhiều cơ hội thăng tiến.
3. Mức lương, cơ hội thăng tiến
Tính chất và yêu cầu công việc trong ngành này thu hút sự chú ý của giới trẻ bởi phúc lợi tốt cùng thu nhập cao. Tùy vào lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp và năng lực, kinh nghiệm từng cá nhân mà mức lương trong bộ phận quản lý chất lượng sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên mức lương trung bình cho ngành này như sau:
Trưởng phòng: 20 - 25 triệu đồng/tháng
Phó phòng: 12 - 15 triệu/tháng
Nhân viên: 7 - 10 triệu đồng/tháng
Khi đầu quân vào ngành này, bạn còn được hưởng nhiều phúc lợi hấp dẫn khác như: thưởng cao, lương tháng 13, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, xe đưa đón,.... Hãy trau dồi những kỹ năng nêu trên để sở hữu trong tầm tay công việc trong bộ phận quản lý chất lượng với mức lương hấp dẫn nhé.
Xem thêm >>
Cơ hội việc làm rất rộng mở
4. Tìm việc quản lý chất lượng nhanh chóng tại Navigos Search
Navigos Search là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đồng hành cùng người lao động gần 20 năm qua, Navigos Search thấu hiểu những gì ứng viên mong muốn nhất trong hành trình sự nghiệp của mình.
Khi gửi CV và liên hệ đến Navigos Search, bạn sẽ trở thành những ứng viên tiềm năng. Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển.
Được giải đáp thắc mắc, được tư vấn việc làm bởi các chuyên gia tuyển dụng hàng đầu trong các lĩnh vực
Hiểu rõ thị trường lao động và được hỗ trợ ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tập đoàn đầu ngành
Navigos Search làm cầu nối đàm phán về lương, thưởng và phúc lợi hấp dẫn cho ứng viên
Sau khi ứng viên trúng tuyển, chuyên viên tuyển dụng tiếp tục theo dõi và hỗ trợ sát sao nhằm giúp ứng viên đạt được “thành công sau khi gia nhập”
Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng. Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, Navigos Search đã giúp được hàng chục ngàn ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, với dữ liệu 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao có sẵn cùng giải pháp tuyển dụng tối ưu, Navigos Search tự tin là nhà “săn nhân tài” nhân sự cấp trung và cấp cao hiện nay. Navigos Search lấy làm tự hào khi đã đồng hành và giúp hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.
Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam
Với nhiều thế mạnh vượt trội, Navigos Search chính là “điểm dừng chân” bền vững trên hành trình tìm kiếm việc làm trong bộ phận quản lý chất lượng, việc làm quản lý chất lượng tại TPHCM, việc làm quản lý chất lượng tại Bắc Giang hay bất kỳ một vị trí nào khác cho mọi ứng viên hiện nay. Hãy liên hệ đến chúng tôi nhanh chóng nếu bạn đang muốn tiến xa hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình hay doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm kiếm ứng viên tiềm năng!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam