Nhân viên cao cấp là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu suất làm việc cho cả doanh nghiệp, và cũng là đội ngũ dẫn dắt toàn bộ nhân viên. Vì thế, nhân viên cao cấp phải được trang bị những kỹ năng cần thiết nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp. Vậy những kỹ năng nhân sự cấp cao đó là gì? Hãy cùng Navigos Search tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nhân sự cấp cao là gì?
Nhân sự cao cấp là những người đảm nhận việc quản lý lực lượng lao động trong một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự có vai trò rất quan trọng và thường đảm nhận các công việc sau:
- Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ của tất cả nhân sự trong doanh nghiệp theo quy định.
- Chấm công và tính lương cho nhân viên.
- Đánh giá năng lực và xử lý kỷ luật, khiếu nại của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Tổ chức tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự mới để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong công ty, doanh nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng, họ phải chuẩn bị mẫu phiếu phỏng vấn và mẫu thông tin ứng viên.
Nhân sự cao cấp là người đảm nhận việc quản lý lực lượng lao động trong doanh nghiệp
2. Cơ hội việc làm của nhân sự cao cấp hiện nay
Những nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, cứ 100 người lao động thì có 1 lao động là nhân sự cấp cao. Nếu đem chỉ số này áp dụng ở Việt Nam thì với 49,000 công ty, tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động và 3,6 triệu lao động đồng nghĩa cần đến 36,000 lao động là nhân sự cấp cao.
Điều này cho thấy cơ hội việc làm nhân sự cấp cao hiện nay thật sự rộng mở cho tất cả ứng viên. Mặc dù nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao là rất lớn, nhưng trong vấn đề tuyển dụng, lựa chọn ứng viên của các doanh nghiệp đều có yêu cầu khắt khe riêng. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng nhân sự cấp cao để có cơ hội lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng.
3. Để trở thành nhân sự cao cấp cần có những kỹ năng nào?
3.1. Kỹ năng chuyên môn
- Ở cương vị là một nhân sự cấp cao, để thực hiện được tốt công việc, bạn phải có kỹ năng quản trị và kiến thức về chuyên môn vững vàng, bao gồm:
- Khả năng dự đoán nhu cầu nhân sự trong bộ máy hoạt động của đơn vị đang làm việc.
- Khả năng hoạch định, cơ cấu lại bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.
- Có chiến lược tuyển dụng nguồn nhân sự tiềm năng cho doanh nghiệp.
- Xây dựng và lên kế hoạch tổ chức các buổi tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên hiệu quả.
- Chuẩn bị danh sách những câu hỏi thích hợp với nội dung tuyển dụng để dễ dàng tìm được ứng viên tài năng, thích hợp cho vị trí doanh nghiệp đang cần.
- Phát triển phương thức liên lạc cùng hệ thống cung cấp thông tin nội bộ nhân sự hai chiều là quản lý và nhân viên.
- Tổ chức và xây dựng chương trình đào tạo nhân sự để nhân viên mới dễ hòa nhập với công việc cũng như môi trường làm việc. Nhân sự cao cấp phải lên kế hoạch thông báo trong công ty để giới thiệu nhân sự mới.
Một nhân sự cao cấp phải có kỹ năng chuyên môn giỏi
3.2. Kỹ năng quản lý nhân sự
Một nhân sự cao cấp phải thể hiện được đầy đủ khả năng sau:
- Lên kế hoạch và xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả.
- Lên kế hoạch phát triển và đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng tay nghề cho nguồn nhân sự.
- Thiết kế, xây dựng và cơ cấu hóa bộ máy tổ chức nhân sự cho doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch tuyển dụng và tiến hành tổ chức chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng làm việc cho doanh nghiệp.
- Xây dựng và đề xuất vấn đề về lương thưởng, phúc lợi cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Các chính sách đưa ra cần đảm bảo tính hợp lý với nhân viên lẫn doanh nghiệp.
3.3. Kỹ năng giao tiếp
Đây là một trong những kỹ năng nhân sự cấp cao rất quan trọng. Sự nhạy bén trong việc truyền tải nội dung và khéo léo khi trình bày của nhân sự cấp cao là chìa khóa thu hút nguồn ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp.
Những người làm nghề nhân sự cấp cao được ví như “chuyên gia tâm lý”, họ không chỉ hiểu rõ tính chất của từng vị trí công việc trong doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ khi cần mà còn đưa ra lời khuyên, an ủi tâm lý các nhân sự.
- Kỹ năng giao tiếp của nhân sự cao cấp được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Cách cư xử lịch sự, hòa đồng với mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Biết cách kiềm chế cảm xúc của mình khi xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn trong công việc.
- Khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng, dễ nghe và dễ hiểu.
- Có sự hiểu biết về các vấn đề xã hội và có khả năng thích ứng mọi hoàn cảnh.
- Nhanh nhạy xử lý các tình huống phát sinh và biết lắng nghe, đóng góp ý kiến từ những người xung quanh.
Nhân sự cao cấp như một chuyên gia tâm lý và cần giao tiếp tốt
3.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống
Kỹ năng nhân sự cao cấp không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn mà còn ở kỹ năng xử lý vấn đề liên quan tới nhân sự, doanh nghiệp. Nhân sự cấp cao cần giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp mà không làm mất lòng một trong hai bên.
Là một nhân sự cao cấp, bạn phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo trong công việc, không để tình cảm cá nhân lấn át hay ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và lợi ích chung của doanh nghiệp.
3.5. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Thuyết phục và đàm phán là một kỹ năng nhân sự cấp cao quan trọng, giúp thực hiện tốt việc tuyển dụng nguồn nhân lực mới và góp phần quản lý hiệu quả bộ phận nhân sự cho doanh nghiệp.
Kỹ năng này thể hiện một số khía cạnh sau:
- Biết cách trao đổi với bộ phận cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp về chế độ lương, thưởng, phúc lợi xã hội,...
- Có khả năng hòa giải xung đột, tranh chấp,… giữa nhân viên và doanh nghiệp.
- Có khả năng thuyết phục ứng viên mới tham gia vào những vị trí còn trống của doanh nghiệp.
3.6. Có khả năng chịu áp lực công việc
Với nghề nhân sự cao cấp, mỗi ngày phải đối mặt với nhiều công việc và vấn đề khác nhau. Do đó, để theo được ngành này, bên cạnh việc có kỹ năng chuyên môn sâu còn cần có khả năng chịu được áp lực công việc. Nếu không, bạn rất dễ bị căng thẳng, chán nản và dễ bỏ cuộc.
3.7. Kỹ năng làm việc nhóm
Đối với các doanh nghiệp lớn hay những tập đoàn có bộ máy nhân sự bài bản, một nhân sự cấp cao không thể nào đảm nhận tất cả mọi việc cùng lúc hay quản lý mọi bộ phận nhân viên trong công ty. Nhân sự cao cấp chỉ có thể đảm nhận một phần công việc trong đó nên cần có sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều phòng ban khác nhau mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Để hoàn thành tốt công việc của mình, nhân sự cao cấp cần hòa đồng với tất cả mọi người, có khả năng phối hợp thật nhuần nhuyễn với các bộ phận, phòng ban và đồng nghiệp. Điều này yêu cầu bạn phải biết cách làm việc nhóm - một trong những kỹ năng nhân sự cấp cao cần thiết.
Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng đối với nhân viên cao cấp
Để thực hiện công việc của mình một cách tối ưu nhất và để nâng cao kiến thức chuyên ngành thì nhân sự cao cấp phải biết lắng nghe. Biết cách lắng nghe những ý kiến góp ý xung quanh sẽ giúp nhân sự cao cấp giải quyết nhanh chóng mọi tình huống, biến cố phát sinh, tạo nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Bên cạnh đó, nhân sự cao cấp cũng cần biết lắng nghe khó khăn, mong muốn của các nhân viên để góp ý công ty điều chỉnh tốt hơn các chính sách, đảm bảo sự công bằng giữa nhân viên và doanh nghiệp, đồng thời tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất.
3.9. Nắm bắt được tâm lý của người đối diện
Việc nắm bắt tâm lý người đối diện giúp ích rất nhiều trong việc tuyển dụng, phỏng vấn và đánh giá khả năng của ứng viên với các tiêu chí đề ra từ doanh nghiệp.
Trong bất cứ doanh nghiệp hay đơn vị nào, nhân sự cao cấp cũng luôn là bộ phận đảm nhận trọng trách lớn. Họ không chỉ phụ trách việc đảm bảo chất lượng lẫn số lượng nguồn nhân sự cho doanh nghiệp mà còn có nhiệm vụ dung hòa mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động.
Xin chúc mừng nếu bạn đã sở hữu tất cả những kỹ năng trên. Còn nếu chưa thì cũng đừng buồn. Bởi vì để đạt được các kỹ năng nhân sự cấp cao này, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Đừng nản chí, hãy cố gắng rèn luyện thường xuyên để có được thành công sớm nhé.
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam