Bí Quyết Rèn Luyện Kỹ Năng Lắng Nghe Không Phải Ai Cũng Biết

Nội dung chính

 

Kỹ năng lắng nghe là chìa khóa vàng dẫn đến thành công trong công việc và cuộc sống. Đây là “vũ khí bí mật” để kết nối với mọi người, chinh phục mọi tình huống giao tiếp. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách lắng nghe và thấu hiểu người khác. Thông qua bài viết này, Navigos Search sẽ đem đến cho bạn những bí quyết cực kỳ hữu ích để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, giúp bạn thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đàm phán và tiến gần hơn đến vạch đích đã đặt ra.

1. KỸ NĂNG LẮNG NGHE LÀ GÌ?

Lắng nghe không đơn thuần là việc tiếp nhận thông tin, những gì đối phương truyền đạt, mà còn là sự thấu cảm, thể hiện những phản ứng, quan điểm riêng ở chừng mực cho phép và đem lại hữu ích cho cả hai. Sở hữu kỹ năng lắng nghe đồng nghĩa với việc bạn có khả năng lĩnh hội thông tin một cách chủ động, tập trung và đồng cảm được những gì đối phương muốn truyền tải, đồng thời đưa ra những lời khuyên, đối đáp ý nghĩa, có giá trị.

Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn được khai thác và rèn luyện thông qua môi trường học tập, làm việc. Những nhân viên hay người quản lý sở hữu kỹ năng mềm này sẽ góp phần tăng năng suất hiệu quả công việc và đưa công ty đi lên, phát triển bền vững.

KỸ NĂNG LẮNG NGHE LÀ GÌ?

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Trong cuộc sống, kỹ năng lắng nghe giúp con người kết nối lại gần với nhau, tạo mạng lưới quan hệ tốt đẹp và cùng nhau phát triển. Nếu bạn là người lắng nghe giỏi, mọi người sẽ tìm đến bạn mỗi khi họ cần người sẻ chia. Điều này sẽ tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt.

Trong công việc, kỹ năng lắng nghe vô cùng cần thiết khi bạn cần áp dụng nó trong vô vàn hoàn cảnh, chẳng hạn như: Lắng nghe những quan điểm, ý kiến từ nhân viên của mình, lắng nghe những góp ý từ người quản lý, lắng nghe tâm tư, tình cảm và nhu cầu của khách hàng,… Nâng cao kỹ năng này, bạn sẽ phát triển được nhiều ý tưởng, giải quyết mâu thuẫn dễ dàng, trau dồi nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ các lời góp ý, tạo dựng được sự đoàn kết với đồng nghiệp. Một doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên gắn bó, hoà đồng và cởi mở luôn đem lại sự thoải mái nhất về tinh thần, từ đó hiệu quả công việc cũng năng suất hơn gấp nhiều lần.

Xem thêm >> Phát triển tốt kỹ năng làm việc nhóm và lợi ích nhận được

3. BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG

Chỉ khi bạn thật sự tập trung vào cuộc trò chuyện, bạn mới có thể tiếp thu đầy đủ thông tin và hiểu được những vấn đề mà đối phương muốn truyền tải. Hơn nữa, lắng nghe chủ động giúp bạn đưa ra những phản hồi hay lời khuyên đúng lúc. Do đó, hãy thật sự lắng nghe và bỏ ngoài tai những tác nhân gây xao nhãng khác như tiếng xe cộ, tiếng báo thức,..

THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG VỚI ĐỐI PHƯƠNG

Đừng cố gắng ngắt lời hay thể hiện thái độ không quan tâm khi người khác đang nói chuyện với bạn vì đây là điều tối kỵ trong một cuộc giao tiếp. Thay vào đó, hãy giữ thái độ thoải mái, tôn trọng người đối diện. Điều này sẽ giúp bạn được người khác tin tưởng và yêu mến đấy!

THẤU HIỂU NHỮNG ĐIỀU ẨN CHỨA BÊN TRONG LỜI NÓI

Đây là bí quyết đặc biệt giúp mở ra những điều kỳ diệu trong mối quan hệ giữa bạn và đối phương. Bạn cần phải hiểu rõ những điều họ không nói ra thành lời, biết cách lồng ghép những thông điệp họ đang truyền tải. Điều này thể hiện sự tinh tế, tâm lý trong đặc điểm tính cách con người bạn. Thấu hiểu những gì ẩn chứa bên trong còn giúp bạn tránh được những câu nói không đúng hoàn cảnh, gây tổn thương hoặc chạm đến nỗi đau nào đó giấu diếm bên trong của họ.

BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG

KHUYẾN KHÍCH ĐỐI PHƯƠNG

Trong khi trò chuyện, bạn có thể khuyến khích đối phương bằng cách đặt những câu hỏi, thể hiện cảm xúc, thái độ chừng mực, tích cực và đồng cảm với những gì họ nói. Không những thế, những ngôn ngữ hình thể như cười, gật đầu, lo lắng, ngạc nhiên,…  cũng có thể là một điểm cộng về tính thân thiện, cởi mở trong mắt đối phương. Điều này sẽ thu hẹp khoảng cách của cả hai và giúp họ thoải mái thể hiện cảm xúc, bày tỏ nhiều hơn.

PHẢN HỒI TÍCH CỰC

Lắng nghe, thấu hiểu là vẫn chưa đủ. Điều bạn cần phải có là những phản hồi tích cực, khách quan. Điều này thể hiện sự quan tâm của bạn đối với cuộc trò chuyện và người nói. Bạn có thể trả lời những câu hỏi của họ, đặt những câu hỏi tương tự liên quan, hoặc bày tỏ những câu chuyện, quan điểm riêng của mình. Nhưng hãy lưu ý, không nên áp đặt, phán xét người khác theo hướng suy nghĩ của mình. Thay vào đó, bạn nên chú ý tiếp thu với tinh thần lạc quan, tư tưởng cởi mở và hạn chế cái tôi nhất có thể. Sự phản hồi tích cực sẽ giúp cuộc trò chuyện thêm thú vị, ý nghĩa và sinh động.

Navigos Search hy vọng bài viết trên đây về chủ đề “Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe” sẽ giúp bạn đọc có thêm những bài học kinh nghiệm giá trị để trang bị cho bản thân trên những chặng đường phía trước.

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop