5 cách vực dậy năng lượng tích cực cho nhân viên

Nội dung chính

 Biết cách truyền năng lượng tích cực cho nhân viên, nhà quản lý sẽ giảm bớt được gánh nặng trên vai và xây dựng được tập thể vững mạnh, cùng nhau hướng đến thành công cho tổ chức.

Với vai trò là người quản lý, bạn sẽ làm thế nào khi thấy nhân viên không tập trung, không nhiệt huyết trong công việc? Phê bình nhân viên trước cả tập thể, trừ lương hay ra quyết định cho nhân viên đó nghỉ việc? Liệu đâu là giải pháp tốt nhất mà một nhà quản lý giỏi nên lựa chọn? Quân sư Navigos Search sẽ tiếp tục làm rõ điều này, bật mí cách vực dậy năng lượng tích cực cho nhân viên của bạn. Cùng đón xem nhé!

1. Năng lượng tích cực là như thế nào?

Năng lượng tích cực là nguồn năng lượng thôi thúc hành động, trạng thái tinh thần tích cực, đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ. Trong công việc, người có năng lượng tích cực sẽ cảm thấy hào hứng, nhiệt huyết khi triển khai nhiệm vụ.

Đối với nhà quản lý, có được đội ngũ nhân sự là người có năng lượng tích cực sẽ rất thuận lợi trong việc chinh phục mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Năng lượng tích cực

Tìm hiểu khái niệm năng lượng tích cực

2. Liệu bạn - nhà lãnh đạo đã có năng lượng tích cực?

Trên thực tế, đã có nhiều nhân viên không phải rời bỏ tổ chức mà họ rời bỏ người quản lý. Muốn có đội ngũ nhân sự năng động và giỏi giang thì trước hết doanh nghiệp cần sở hữu người lãnh đạo có khả năng “truyền lửa” giỏi.

Và dưới đây là dấu hiệu nhận biết một nhà lãnh đạo có năng lượng tích cực. Bạn hãy tìm hiểu xem mình đã có bao nhiêu trong số các dấu hiệu nhận biết năng lượng tích cực sau đây:

- Sở hữu năng lực chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực chiến, đạt được thành tích lớn trong công việc.

- Có khả năng tạo động lực cho tất cả mọi người xung quanh, tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của người khác.

- Xuất hiện nhiều tại các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao so.

Khi nhà lãnh đạo có năng lượng tích cực, doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích như: khả năng đổi mới theo hướng tích cực, nâng cao hiệu suất về tài chính, cải thiện tinh thần gắn kết,... Còn đội ngũ nhân viên sẽ được hưởng lợi ở nhiều mặt bao gồm: hài lòng với công việc và phúc lợi, hiệu suất…

Xem thêm >> Quản lý nhân sự: Định nghĩa, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có

Năng lượng tích cực là gì?

Năng lượng tích cực là điều quan trọng với mọi nhà quản lý

3. Người quản lý giỏi luôn biết cách truyền năng lượng tích cực cho nhân viên

Nếu bạn đang đảm nhận vị trí quản lý, hãy truyền năng lượng tích cực cho nhân viên của mình bằng những cách hiệu quả dưới đây: 

Đưa ra định hướng rõ ràng

Bạn phải có định hướng rõ ràng đối với từng lời nói và hành động trong công việc. Hãy quan sát, khả năng thực thi phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để vạch ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Đồng thời, dự đoán trước khó khăn, thách thức có thể gặp phải và tìm phương án giải quyết hiệu quả.

Trên cơ sở này, bạn hãy cho đội ngũ nhân viên thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của chính họ trong công việc, trong từng dự án. Nếu nhân viên hiểu rõ được cơ hội mà họ sẽ nhận được một cách tích cực thì họ sẽ có thêm động lực và tiếp tục cố gắng cống hiến. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ thu về kết quả là tăng hiệu suất làm việc thay vì nhân viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Công nhận, khích lệ sự sáng tạo trong công việc

Khi bạn được ngồi vào chiếc ghế quản lý thì trước đó bạn đã từng là nhân viên. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên cấp dưới và đặt câu hỏi liệu bạn có thể làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình trong môi trường gò bó, không được sáng tạo hay không? Vì thế, hãy tích cực lắng nghe, tiếp nhận ý tưởng mới, ý kiến đóng góp của nhân viên để cải thiện kết quả công việc một cách tốt nhất.

Bạn cũng cần tạo điều kiện để nhân viên được thoải mái thể hiện năng lực chuyên môn, kỹ năng bằng cách phân chia đúng người, đúng việc. Một khi thấy được ý kiến đóng góp của mình được cấp trên tiếp nhận, họ sẽ có thêm năng lượng để phát huy tối đa năng lực.

Tạo cơ hội phát triển năng lực, kỹ năng

Để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp phải trao cơ hội học hỏi, phát triển và thăng tiến cho nhân viên. Những người quản lý giỏi trong thời buổi hiện đại luôn biết cách tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia khóa đào tạo nâng cao chuyên môn hay gặp gỡ trực tiếp khách hàng, đối tác để phát triển kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm thực tế. 

Những cách làm đó giúp nhân viên phát triển toàn diện bản thân và tạo cho họ động lực lớn để phấn đấu phát triển con đường sự nghiệp của mình. Lúc này, doanh nghiệp bạn đang sở hữu được nguồn nhân lực chất lượng cao và là nền tảng vững chắc để nâng cao vị thế so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường.

Các nhà quản lý cần biết cách truyền năng lượng tích cực

 Tạo cơ hội nâng cao năng lực cho nhân viên

Xử lý công bằng – phân minh

Với tư cách là người đứng đầu, bạn cần nhìn nhận tất cả mọi việc dưới con mắt khách quan và công bằng. Hãy nhìn nhận và xử lý thấu tình đạt lý mọi vấn đề, đặc biệt là đối với mâu thuẫn nội bộ hay khen thưởng, đưa ra hình phạt. Trong bất kỳ tổ chức nào, nếu quản lý “công tư phân minh” và khen thưởng hợp lý sẽ giúp nhân viên thấy rằng nỗ lực của họ đang được đánh giá công bằng và không có lý do gì để họ rời bỏ công việc, rời bỏ công ty.

Bạn cũng nên dành thời gian quan tâm hơn tới đội ngũ nhân viên của mình. Chỉ cần thông qua cử chỉ, lời nói tưởng như đơn giản nhưng lại rất hiệu nghiệm. Hay việc gửi thiệp chúc mừng, tặng quà cho nhân viên vào ngày đặc biệt (sinh nhật, tết, lễ,..) cũng là cách để cho nhân viên thấy rằng bạn đang rất trân trọng, biết ơn những gì mà họ đã cống hiến cho nhân viên.

Xem thêm >> Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp

Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, có tổ chức

Các cách làm trên có thể để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên hiệu quả nhưng chưa hẳn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài. Vì thế, điều bạn cần làm là phải giảm căng thẳng và duy trì cân bằng giữa công việc với cuộc sống cho nhân viên. 

Xây dựng được môi trường làm việc cạnh tranh tích cực, có tổ chức vừa giúp thúc đẩy sự nỗ lực sáng tạo cho nhân sự, vừa hạn chế hiệu quả những mâu thuẫn không đáng có. Chẳng hạn như trong cùng 1 dự án có 2 đội tham gia. Khi team 1 và team 2 đưa ra 2 luồng ý kiến, kế hoạch trái chiều, bạn hãy để 2 đội cạnh tranh nhau, treo giải thưởng cho đội đạt kết quả cao. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa năng suất và tạo cơ hội cho nhân viên phát huy óc sáng tạo, cống hiến.

Đa dạng nơi làm việc

Thay đổi nơi làm việc cũng là cách hay để nhân viên thể hiện sự sáng tạo, đưa ra ý tưởng đột phá cho doanh nghiệp. Hãy để nhân viên lựa chọn nơi làm việc cá nhân, làm việc nhóm và miễn là họ vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng và kết quả công việc cuối cùng.

Xây dựng niềm tin, hãy làm gương

Để tạo dựng được tập thể vững mạnh, đoàn kết và luôn cùng hướng đến mục tiêu chung thì nhà quản lý cần tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau. Niềm tin này sẽ được xây dựng trong quá trình làm việc và giao tiếp, trao đổi hàng ngày. Hãy dành thời gian để tiếp xúc, nói chuyện với nhân viên, thống nhất cách suy nghĩ và đặc biệt là luôn giữ đúng lời hứa. Khi bạn đã tạo ra sức hút, truyền cảm hứng, trở thành người đáng tin cậy cho nhân viên thì mọi quyết định sáng suốt mà bạn đưa ra luôn được họ ủng hộ làm theo.

Xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh tích cực cho nhân viên

Cách tạo ra năng lượng tích cực và động lực cho nhân viên

Ngoài ra, bạn cũng cần là một vị sếp “đúng chuẩn” với tác phong làm việc kỷ luật, trách nhiệm cao và đi đầu trong tất cả. Đừng đứng một chỗ và chỉ tay nhân viên làm việc mà hãy theo sát, hỗ trợ họ khi cần thiết. Khi nhân viên thấy rằng cấp trên luôn đồng hành, hỗ trợ, thấu hiểu những khó khăn, gian nan trong công việc thì ắt hẳn họ sẽ luôn mang trong mình năng lượng tích cực và không ngần ngại phấn đấu hoàn thành tốt hơn.

Và nếu bạn đã tự tin về năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc vững vàng của mình, đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn tại Navigos Search.

Hãy truy cập ngay danh mục việc làm của Navigossearch.com để lựa chọn, ứng tuyển công việc mong muốn. Hoặc bạn cũng có thể chủ động gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng của Navigos Search. Được thành lập vào năm 2002, đến thời điểm hiện tại, Navigos Search đang dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao tại Việt Nam.

Navigos Search sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn vô cùng chuyên nghiệp. Họ đều am hiểu sâu sắc giá trị nguồn nhân lực, am hiểu kinh tế ngành, luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn nhà tuyển dụng phù hợp với ứng viên.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Navigos Search là đơn vị tuyển tuyển dụng nhân sự cấp cao số 1 Việt Nam

Dựa vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của ứng viên và tình hình phát triển của thị trường lao động, chuyên viên tuyển dụng sẽ tiến hành tìm kiếm môi trường làm việc thích hợp nhất. Sau khi ứng viên đã được chọn, Navigos Search vẫn tiếp tục đồng hành cùng quý doanh nghiệp và ứng viên trong suốt quá trình "thành công sau khi đạt được công việc mơ ước".

Hơn 20 năm trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm cấp cao, Navigos Search tự hào mang đến rất nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia cho người tìm việc trên khắp Việt Nam. Hãy liên hệ đến chúng tôi nếu bạn đang tìm kiếm việc làm cấp cao và muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop