Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển ổn định và vững vàng trên thị trường hiện nay
Một doanh nghiệp bắt đầu đi vào xây dựng và phát triển thường chú trọng vào hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để tồn tại vững vàng thì hoạt động kinh doanh cần đồng hành và phát triển với văn hóa doanh nghiệp. Bài viết này của Navigos Search giúp độc giả hiểu sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp là gì, tầm quan trọng và cách xây dựng văn hóa chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ nội dung, quy tắc ứng xử, cách giao tiếp và phẩm chất đặc thù có trong một doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân khi bước vào doanh nghiệp sẽ có “cái tôi” riêng biệt nhưng trong quá trình hòa nhập, làm việc trong một môi trường văn hóa doanh nghiệp thì suy nghĩ của họ sẽ cùng tần số, có sự tương đồng. Chúng ta có thể hiểu rằng văn hóa doanh nghiệp là cái gì đó vô hình nhưng lại thể hiện rõ nhất qua những điểm nêu trên.
Tìm hiểu khái niệm văn hóa doanh nghiệp
2. Những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp tích cực?
Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên từ yếu tố hữu hình và vô hình, cụ thể là:
- Tầm nhìn: Là tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng, về hình ảnh, vị trí mà doanh nghiệp muốn đạt được ở trong tương lai. Thông thường, tầm nhìn miêu tả mục tiêu lớn, mang tính định hướng, tạo động lực cho người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên trong việc phát triển doanh nghiệp
- Sứ mệnh: Là tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng, nhưng là về mục đích cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sứ mệnh thể hiện trên nhiều khía cạnh như mục tiêu đạt được của doanh nghiệp khi thành lập, sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp, phục vụ trên thị trường.
- Giá trị cốt lõi: Là hệ thống nguyên tắc và tiêu chuẩn tôn chỉ về đạo đức, hành vi, hoạt động, thái độ của doanh nghiệp và nhân viên trong quá trình hoạt động. Giá trị cốt lõi mang tính định hướng và hướng dẫn hành vi nội bộ doanh nghiệp, cách ứng xử đối với các đối tác, khách hàng.
- Đội ngũ nhân sự: Khi có một nhân sự mới gia nhập doanh nghiệp, việc hội nhập văn hóa là điều cần thiết. Người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc vì họ đã có cùng tư tưởng, giá trị sống.
- Cách ứng xử, giao tiếp, thói quen của nhân sự trong doanh nghiệp: Là hoạt động xảy ra thường ngày trong môi trường làm việc nhằm tạo ra nơi làm việc dễ chịu nhưng phải có kỷ luật.
- Cách ứng xử của nhân viên công ty với bên ngoài: Yếu tố này liên quan đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và kết quả lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó.
- Hình thức và phương pháp làm việc: Là quy trình thực hiện công việc. Sự chặt chẽ, hợp lý trong quy trình làm việc sẽ góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng giám sát tiến độ, kiểm tra kết quả đạt được để có sự điều chỉnh hợp lý.
- Quy định nội bộ doanh nghiệp: Các quy định đó bao gồm thời gian làm việc, đồng phục, lương thưởng, hình thức kỷ luật, trách nhiệm,... Tất cả đều đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động trong khuôn khổ nhất định.
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp đã khó, nay lại càng khó hơn trong thời kỳ cạnh tranh
3. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng
Rất nhiều công ty hiện nay tập trung vào việc xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu để thu hút nhân tài. Ứng viên tìm việc ngày nay cũng có xu hướng sử dụng phương tiện truyền thông và mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, chia sẻ về những nơi họ đã làm việc. Các hội nhóm trên Facebook, Twitter, diễn đàn website,… đều xuất hiện chủ đề bàn luận về nơi làm việc tích cực, chế độ tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp và ngược lại.
Vậy nên, hãy chú trọng vào việc xây dựng sứ mệnh, giá trị và văn hoá để nhận được những phản hồi tích cực cũng như thu hút nhân sự giỏi dễ dàng hơn.
Tác động đến năng suất làm việc của nhân viên
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học nổi tiếng tại Đại học Warwick (Anh), niềm hạnh phúc giúp tăng năng suất làm việc lên tới 12%. Vậy nên, hướng đi cho các công ty là phải tạo ra được môi trường làm việc lý tưởng cho đội ngũ nhân lực của mình. Đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp thúc đẩy năng suất, tăng lợi nhuận và duy trì sự cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi nhân sự
Có không ít công ty hiện nay thực hiện đa dạng hóa năng lực của nhân viên bằng các chương trình training (đào tạo) củng cố kỹ năng, nâng cao chuyên môn… Văn hóa doanh nghiệp bền vững là cơ sở để nhân viên phát triển được tối đa năng lực và mở ra cơ hội thăng tiến nghề nghiệp ở tương lai cho họ.
Xem thêm >> Phương pháp đánh giá nhân sự chính xác cho nhà quản lý
Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
4. Doanh nghiệp xây dựng văn hóa chuyên nghiệp bằng cách nào?
Để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, nhà lãnh đạo cần có phương án triển khai, cụ thể là:
- Bước 1 ➞ Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp: Đó là tất cả những gì mà doanh nghiệp đang áp dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một số cách thức, yếu tố cụ thể để đánh giá văn hóa doanh nghiệp như mức độ cởi mở của ban lãnh đạo, chính sách đãi ngộ, mức độ tương tác và giao tiếp giữa các thành viên, thái độ công việc,...
- Bước 2 ➞ Xác định những mong muốn về văn hóa doanh nghiệp: Nhà quản lý sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc xóa bỏ hoàn toàn giá trị không phù hợp, hưởng đến giá trị mới tích cực hơn với mục tiêu cuối cùng là giúp tổ chức phát triển vững mạnh, đoàn kết.
- Bước 3 ➞ Lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Kế hoạch này bao gồm mục tiêu, thời gian triển khai và hoàn thành, nội dung cần xây dựng (quy chế, chính sách của doanh nghiệp), tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi, kim chỉ nam hoạt động,...
- Bước 4 ➞ Công bố và truyền đạt văn hóa đến toàn thể nhân viên của doanh nghiệp: Khi đã lên kế hoạch bài bản, doanh nghiệp cần thông báo và truyền tải xuống đội ngũ nhân viên để họ nắm được văn hóa cốt lõi tại nơi đang làm việc.
- Bước 5 ➞ Đo lường kết quả sau khi thực hiện: Hãy thực hiện các cuộc khảo sát để đo lường được kết quả đạt được. Đây cũng là cơ hội để nhân viên phản hồi về giá trị doanh nghiệp và nhà quản lý sẽ có thêm thông tin, ý kiến nhằm cải thiện, thay đổi chính sách phù hợp hơn.
Nhà quản trị cần hiểu rằng, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp không chỉ là việc chủ doanh nghiệp đưa ra giá trị mình mong muốn mà còn là sự đóng góp ý kiến, phối hợp hành động của toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị đó.
Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp
5. Văn hoá doanh nghiệp có thay đổi được không?
Văn hoá doanh nghiệp vẫn có sự thay đổi theo thời gian vì người người lãnh đạo doanh nghiệp điều chỉnh một hoặc tất cả nội dung của văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp sẽ có giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng được thay đổi về cách thể hiện nó để phù hợp hơn. Một số yếu tố khách quan như thị trường, công cụ sản xuất, kinh doanh,…sẽ tác động đến sự thay đổi này.
Chẳng hạn, hiện nay, công nghệ thông tin ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược để phù hợp với xu thế hiện tại. Sự thay đổi này sẽ kéo theo thay đổi khác như quy chế nội bộ, nhân sự, đối tượng khách hàng… Từ đó, văn hoá doanh nghiệp dần thay đổi.
6. Văn hoá doanh nghiệp của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay
Doanh nghiệp, tập đoàn
|
Nội dung văn hoá doanh nghiệp
|
Google
|
Chú trọng chính sách cho nhân viên và tạo ra sự thoải mái cho nhân viên khi làm việc. Đồng thời, luôn cải tiến văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với sự nâng tầm quy mô và chất lượng đội ngũ nhân viên.
|
Facebook
|
Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng, không có khoảng cách và cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm luôn được ưu tiên, tạo điều kiện để tất cả mọi người được giao tiếp mở.
|
Vingroup
|
Con người tinh hoa - Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa - Cuộc sống tinh hoa - Xã hội tinh hoa". Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả, tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong toàn bộ hành động của đội ngũ cán bộ nhân viên.
Văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN". Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân viên.
|
FLC group
|
Luôn tận tâm trong mọi suy nghĩ, quyết định, hành động. Luôn coi trọng chữ tín trong mọi mối quan hệ, hướng đến sự gắn kết bền vững. Luôn xem con người là trung tâm và phát triển vì con người, hướng đến phát triển chung của cộng đồng và sự thịnh vượng của quốc gia.
|
Hy vọng thông tin trên đây của Navigos Search đã phần nào giúp nhà quản trị hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp để xây dựng và phát huy một cách tốt đẹp nhất.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, Navigos Search tự tin mang đến giải pháp nhân sự tối ưu hàng đầu cho các doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường lao động và am hiểu từng ngành nghề cốt lõi. Hãy liên hệ đến chúng tôi để có được những lời khuyên, tư vấn và giải pháp nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn.
Còn rất nhiều thông tin hữu ích, thông tin về ngành nghề hot trên thị trường được cập nhật liên tục tại Fanpage và LinkedIn của Navigos Search nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam