Việc đánh giá đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp cần có những tiêu chí rõ ràng và phương pháp cụ thể, chính xác.
Đội ngũ nhân viên luôn là nền tảng, lực lượng nòng cốt quyết định đến sự phát triển và thành bại của một tổ chức, Vì thế, việc đánh giá nhân sự rất quan trọng, cần được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Vậy việc đánh giá nhân viên cần dựa vào những yếu tố nào? Có phương pháp đánh giá nhân sự nào hiệu quả? Bạn hoàn toàn tìm thấy câu trả lời chính xác qua thông tin bên dưới.
1. Sự cần thiết của việc đánh giá nhân sự?
- Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đánh giá nhân sự được thể hiện như sau:
- Giúp nhân viên tự ý thức được năng lực làm việc của mình và phấn đấu tốt hơn
- Tăng cường khả năng hoàn thành công việc của từng nhân viên
- Tạo động lực và tăng cường sự hợp tác khi thực hiện công việc
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá khách quan về năng lực của từng nhân sự, đảm bảo đúng người và đúng công việc, vị trí
- Tạo danh tiếng tốt và nâng cao sự uy tín cho doanh nghiệp
Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân sự
2. Tiêu chí đánh giá cần có
Tùy vào tình hình thực tế mà mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có các tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những tiêu chí cơ bản hầu hết mọi đơn vị đều áp dụng để có được kết quả đánh giá chính xác nhất:
Thái độ làm việc, tác phong trong công việc chung
Thái độ là tiêu chí quan trọng khi đánh giá con người nói chung và một nhân sự trong công ty nói riêng. Một thái độ tích cực sẽ là yếu tố quan trọng để trở thành một nhân viên tốt. Nhà quản lý đánh giá thái độ của nhân viên dựa trên các biểu hiện hàng ngày như: tính trung thực, dám nhận trách nhiệm khi làm sai, nhiệt tình, hết mình với công việc, tôn trọng khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, luôn đúng giờ và chuyên cần, thái độ cầu thị trong công việc,…
Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nên đánh giá tác phong của nhân sự bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc, giao tiếp hằng ngày và các mối quan hệ xung quanh. Một nhân viên cẩn thận, chỉn chu sẽ có tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, còn nếu thiếu cẩn thận thì sẽ luôn bị hấp tấp, vội vã,...
Trong quá trình tuyển dụng nhân tài, các nhà lãnh đạo nên chú ý đến tác phong của nhân viên để lựa chọn đúng ứng viên tiềm năng.
Mức độ hoàn thành KPI
KPI là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng,... Mỗi cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp sẽ có chỉ số KPI khác nhau để đánh giá khách quan hiệu quả làm việc. Do đó, việc áp dụng KPI để đánh giá công việc cũng đảm bảo cho nhân sự thực hiện đúng trách nhiệm và giúp nhà quản lý đánh giá minh bạch, rõ ràng, công bằng hơn.
Quản lý doanh nghiệp nên lấy KPI làm cơ sở để đánh giá kết quả, thành tích đạt được và đưa ra khuyến khích phù hợp cho từng nhân viên, bộ phận.
Hiệu quả công việc
Mức độ hoàn thành công việc là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cống hiến và nỗ lực của một nhân sự đối với công ty đang làm việc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch để nâng cao chuyên môn, kỹ năng và có hình thức khen thưởng phù hợp để khích lệ tinh thần cho nhân viên. Sở hữu một đội ngũ nhân sự đồng đều, vững mạnh chính là chìa khóa phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Triển vọng trong tương lai
Tiêu chí đánh giá nhân sự cuối cùng là triển vọng trong tương lai của nhân viên. Nhà lãnh đạo cần đánh giá thêm các điểm như: mục tiêu sự nghiệp của cá nhân, nguyện vọng với công ty, họ muốn đồng hành lâu dài cùng công không, những khó khăn đang gặp phải trong quá trình làm việc, đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp để chiêu mộ thêm nhân tài,...
Tiêu chí đánh giá chính xác nhất
Xem thêm >> Quản lý nhân sự: Định nghĩa, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có
3. Phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả
Sau đây là 1 số phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý:
Có tiêu chí đánh giá rõ ràng
Nếu đưa ra các tiêu chí không rõ ràng sẽ dẫn đến việc nhà quản lý đánh giá ngẫu hứng, không khách quan và thậm chí là đẩy nhân tài ra khỏi doanh nghiệp. Vậy nên, người đánh giá cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, chi tiết để có căn cứ quyết định nhân viên đó có đủ tiêu chuẩn làm việc không, hay việc tăng lương có thật sự xứng đáng.
Đánh giá khách quan, linh hoạt
Việc đánh giá bất công, không minh bạch, dựa vào cảm tính có thể dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có và người có năng lực làm việc nhưng không được đánh giá chính xác dễ gây phẫn nộ. Công tác đánh giá cần khách quan dựa trên các tiêu chí rõ ràng và năng lực thật sự để tạo động lực làm việc lớn cho nhân viên, gây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.
Mặt khác, không chỉ chăm chăm vào tiêu chí đã được định sẵn, doanh nghiệp cần linh hoạt đánh giá với những tiêu chí phù hợp với từng vị trí công việc để có được kết quả khả quan nhất.
Trao đổi với nhân viên thường xuyên
Người quản lý vẫn nên duy trì các cuộc đối thoại thường xuyên với nhân viên để biết được mong muốn, khó khăn của họ và đưa ra sự trợ giúp đúng lúc, phù hợp hơn. Việc trao đổi, nói chuyện thường xuyên với nhân viên giúp nhà lãnh đạo hiểu và đánh giá nhân viên hiệu quả hơn.
Để cho nhân viên tự đánh giá
Doanh nghiệp bạn không nên nhận xét, đánh giá cấp dưới theo cách áp đặt chủ quan mà hãy cho nhân viên tự đánh giá bản thân để họ biết được kết quả làm việc của mình. Qua đó, nhà quản lý cũng lắng nghe được phản hồi, ý kiến cá nhân từ phía nhân viên. Đồng thời, việc đánh giá hai chiều sẽ tạo được sự khách quan và đạt hiệu quả cao hơn.
Để nhân viên tự đánh giá là điều cần thiết
Xem thêm >> HR là gì? Các vị trí hot và yêu cầu cần có khi làm trong ngành HR
Tuyển dụng quản lý hiệu quả
Đối với các doanh nghiệp, đánh giá nhân sự chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để công tác này đảm bảo tính chủ động và hiệu quả, doanh nghiệp cần “chiêu mộ” được một quản lý chuyên môn giỏi, vững kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước sức nóng cạnh tranh về nhân tài trong thời buổi thị trường lao động hiện nay, việc tuyển dụng quản lý, quản trị tài năng rất khó khăn.
Dịch vụ tuyển dụng thông qua headhunter ra đời như chìa khóa cứu cánh cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao hiện nay. Trong đó, Navigos Search đang là thương hiệu headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay với rất nhiều thế mạnh nổi bật:
- Sở hữu lượng data khủng 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao là lợi thế lớn nhất giúp các headhunter hỗ trợ công ty tuyển dụng ứng viên cấp cao trong mọi lĩnh vực.
- Đội ngũ tư vấn là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Dựa trên quy trình làm việc bài bản, họ sẽ tiến hành tìm kiếm, trao đổi, phỏng vấn kỹ càng và mang đến ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất.
- Navigos Search chỉ định một nhóm chuyên dụng hỗ trợ mọi yêu cầu của doanh nghiệp bạn. Kết quả tìm kiếm sẽ được giữ lại với tỷ lệ tìm được ứng viên phù hợp là rất cao.
- Chuyên gia tư vấn sẽ sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vòng phỏng vấn để lựa chọn được ứng viên tiềm năng phù hợp nhất.
- Sau khi ứng viên được chọn, Navigos Search tiếp tục hỗ trợ chặt chẽ cho doanh nghiệp trong các giai đoạn cần thiết khác nhằm “ Hướng đến thành công sau khi gia nhập” để đạt được sự phát triển bền vững.
- Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực “săn nhân tài”, Navigos Search đã hỗ trợ hàng trăm ngàn doanh nghiệp, tập đoàn có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.
Navigos Search là đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp cao uy tín hàng đầu hiện nay
Với những ưu điểm vượt trội trên thị trường tuyển dụng nhân sự cấp cao, Navigos Search luôn nỗ lực không ngừng để “chắp cánh” cho ứng viên và doanh nghiệp chạm đến ước mơ thông qua dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp số 1 Việt Nam! Hãy liên hệ đến chúng tôi nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm người tài cho các vị trí cấp trung, cấp cao.
Navigos Search hy vọng với các thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp đội ngũ quản lý doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích và lựa chọn sử dụng phương pháp đánh giá nhân sự phù hợp, đạt hiệu quả cao. Hãy theo dõi thêm trang Linkedin và Facebook của Navigos Search để không bỏ lỡ các thông tin về thị trường, bài viết về nhân sự, cách nâng tầm sự nghiệp của bản thân nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn theo dõi Navigos Search!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam