Tư duy chiến lược được ví như nước cờ. Nếu đi sai nước cờ có thể dẫn đến thua cả ván cờ và nếu không cẩn thận từ việc hoạch định chiến lược sẽ đưa doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí là phá sản.Kỹ năng tư duy chiến lược là yếu tố quan trọng của bất kỳ nhà lãnh đạo nào để giúp xây dựng mục tiêu, phát triển doanh nghiệp bền vững. Navigos Search chia sẻ đến bạn đọc những sai lầm trong tư duy chiến lược cũng như kỹ thuật rèn luyện hiệu quả nhất để giúp các nhà quản lý hái được nhiều “trái ngọt” hơn cho doanh nghiệp.
1. Tư duy chiến lược lãnh đạo quan trọng như thế nào?
Tư duy chiến lược là khả năng xác định mục tiêu và ưu tiên quan trọng để có kế hoạch hành động chính xác, đảm bảo lợi ích và giá trị lâu dài của doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp sẽ trực tiếp tư duy chiến lược nên rất cần tầm nhìn xa trông rộng để vạch ra con đường rõ ràng, định hướng chính xác cho tổ chức. Khi “người đầu tàu” sở hữu kỹ năng tư duy chiến lược sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Xây dựng đường lối phát triển cho doanh nghiệp
Tư duy chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra cần phải đảm bảo chính xác, chắc chắn. Thông qua quá trình phân tích và dự báo về thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển theo lộ trình rõ ràng, đúng hướng để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.
Tạo mối liên kết chặt chẽ trong đơn vị
Khi đã xây dựng được mắt xích, quỹ đạo chung cho toàn doanh nghiệp thì mọi phòng ban, bộ phận sẽ cụ thể hóa chiến lược kinh doanh theo đường lối đề ra trên tinh thần cùng nhau nỗ lực, cùng nhau phát triển. Thông qua đó, tạo ra mối liên kết giữa cấp quản lý với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên với nhau. Một tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ chắc chắn sẽ tạo nên sức mạnh, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường.
Cơ sở để doanh nghiệp phát triển
Việc sở hữu một tư duy chiến lược hiệu quả cũng giúp nhà lãnh đạo tận dụng mọi thời cơ tốt và hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành. Nhà quản lý sẽ nhìn nhận rõ nét về điểm mạnh, điểm yếu để có chiến lược khai thác, sử dụng nguồn lực hợp lý và tạo cơ sở để doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư đúng chỗ, đúng thời điểm.
Xem thêm >> Quản trị doanh nghiệp đã khó, nay lại càng khó hơn trong thời kỳ cạnh tranh
Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy chiến lược là gì?
2. Sai lầm thường gặp trong cách tư duy chiến lược lãnh đạo
Nhận thức về khái niệm chiến lược
Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp ra đời đều có mục tiêu phát triển nhất định. Chiến lược chính là tiền đề, là yếu tố không thể thiếu đối với mô hình hoạt động, cấu trúc của tổ chức.
Các nhà quản lý cần phải phân biệt khái niệm chiến lược và chiến thuật. Cả hai đều là sự lựa chọn về cách thức và con đường kinh doanh nhưng chiến lược sẽ hướng đến mục tiêu dài hạn hơn. Trong khi đó, chiến thuật là các giải pháp ngắn hạn có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Mặt khác, chiến lược thường mang tính chủ động để vạch ra con đường phát triển xuyên suốt thời gian dài, có thể là vài năm và chiến thuật sẽ mang tính đối phó, ứng biến nhất thời nhưng vẫn giữ nguyên hướng đi, bám vào kế hoạch đã định.
Phải thực hiện xuyên suốt trong khoảng thời gian dài nên chiến lược yêu cầu sử dụng nguồn lực lớn và dài hơi, còn chiến thuật chỉ cần dùng nguồn lực nhỏ trong một giai đoạn ngắn nhất định. Thêm vào đó, nếu chiến lược thất bại thì hậu quả mất mát là rất lớn, thậm chí khiến doanh nghiệp phá sản. Chiến thuật mang kết quả nhỏ, có thể thay thế nên nếu không hiệu quả thì hậu quả kéo theo sẽ không quá nặng nề.
Vậy nên, các doanh nghiệp cần phân biệt rõ chiến lược và chiến thuật để xác định hướng đi, lập kế hoạch một cách đúng đắn nhất.
Nhận thức vai trò của tư duy chiến lược kinh doanh
Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn luôn xem chiến lược là yếu tố quan trọng đặc biệt và là định hướng phát triển cho mọi hoạt động, vận hành. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không quá chú trọng đến chiến lược. Họ thường quen thói tiện đâu làm đấy, cảm thấy có lời thì kinh doanh, sản phẩm nào bán được thì tập trung sản xuất.,... Điều này có thể đem lại lợi nhuận ngay lập tức cho doanh nghiệp nhưng không thể tồn tại lâu dài.
Nhà quản lý có thể tự đặt câu hỏi rằng nếu không có chiến lược, doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào, đi về đâu? Do đó, hiểu rõ tầm quan trọng của chiến lược trong sản xuất, kinh doanh là điều cần thiết.
Cách tạo dựng chiến lược
Hiểu sai về khái niệm và chưa nhận định đúng vai trò của chiến lược dẫn tới việc tạo dựng chiến lược sai hướng, sai cách. Các quyết định chiến lược được đưa ra vội vàng, thiếu sự phân tích, thảo luận kỹ lưỡng và đóng góp của đội ngũ quản lý cấp cao sẽ khiến doanh nghiệp khó phát triển bền vững.
Cách triển khai chiến lược
Dù tạo dựng chiến lược độc đáo đến đâu nhưng nếu không có người thực thi hiệu quả, không có hành động rõ ràng thì cũng chỉ là lý thuyết suông trên giấy. Việc triển khai chiến lược cần có kế hoạch tổng thể, hành động cụ thể. Trong mỗi giai đoạn, thời điểm thì doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể, các hạng mục công việc phải làm, tiêu chí đánh giá rõ ràng, người chịu trách nhiệm chính, nhân sự hỗ trợ, ngân sách bỏ qua và một số nguồn lực khác,…
Những kế hoạch, hành động này phải được thảo luận, bàn bạc kỹ trước khi thống nhất đưa vào thực hiện. Và nhờ đó, việc chuẩn bị nhân lực, vật lực sẽ được tính toán kỹ giúp phối hợp triển khai nhịp nhàng.
Sai lầm thường gặp trong tư duy chiến lược của giám đốc
3. Bí quyết rèn luyện tư duy chiến lược chính xác
Tư duy chiến lược giúp định hướng hiệu quả cho tương lai doanh nghiệp và cả sự nghiệp của chính nhà lãnh đạo. Vì vậy, không nên đợi đến khi ngồi vào chiếc ghế mà bạn cần tư duy chiến lược càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Học cách lắng nghe tích cực
Nếu chỉ dựa hoàn toàn vào quan niệm, tư duy cá nhân để vạch ra mục tiêu thì chiến lược rất dễ mang tính chủ quan, không bám sát thực tế. Bởi lẽ đó, bạn cần học cách lắng nghe tích cực, lắng nghe có sàng lọc, trao đổi, phản hồi với những người có kinh nghiệm vững trong lĩnh vực đó hay người từng thực hiện mục tiêu tương tự. Làm được những điều này sẽ giúp định hướng đưa ra chuẩn xác hơn nhiều.
Xem thêm >> Bí Quyết Rèn Luyện Kỹ Năng Lắng Nghe Không Phải Ai Cũng Biết
Thiết lập mục tiêu cụ thể
Cùng với một đích đến nhưng chặng đường chinh phục của từng cá nhân sẽ khác nhau nên việc xác định mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn rất quan trọng. Đừng vì vội vã mà đặt ra mục tiêu quá cao và nếu kết quả hoàn thành không như mong đợi sẽ làm bạn nản lòng.
Hãy phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ rồi phân bổ thời gian và nguồn lực khả thi để hoàn thành tốt nhất. Luyện tập tính kiên nhẫn, lượng sức hợp lý cũng là yếu tố không thể thiếu để bạn nâng cao năng lực tư duy chiến lược.
Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch thực hiện
Thông thường, một bản kế hoạch đưa ra sẽ không chắc triển khai đúng 100% bởi có rất nhiều tình huống, vấn đề phát sinh bất ngờ xảy ra. Bạn cần luôn kiểm soát chặt chẽ kế hoạch thực hiện và cần bình tĩnh, khách quan xem lại vấn đề, điều chỉnh lại tiến độ, nguồn lực thực thi. Hãy luôn nhớ rằng, hoàn thành mục tiêu trễ một chút cũng không sao cả và điều quan trọng nhất là bạn, đội ngũ thực hiện không được bỏ cuộc.
Lạc quan
Đang triển khai hạng mục này, bạn lại lo vấn đề phát sinh cho hạng mục tiếp theo. Hãy giữ tâm lý lo lắng ở mức vừa phải để tránh khiến hành trình chinh phục luôn ẩn chứa nỗi lo, bất an. Hãy lạc quan, tập trung vào mục tiêu đang thực hiện bởi những lo toan hiện tại của bạn không chắc còn hữu dụng trong tương lai.
Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm
Bài học thành công và cả thất bại của những người đi trước sẽ là kinh nghiệm quý giá cho thế hệ tiếp nối chúng ta. Nếu có cơ hội được học hỏi thì bạn đừng bỏ lỡ. Và nếu có cơ hội tham khảo ý kiến chuyên gia tư duy chiến lược thì bạn càng không được bỏ lỡ. Để có được cơ hội học hỏi đó, bản thân bạn không chỉ tập trung vào chuyên môn mà phải dành thời gian mở rộng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và không ngừng cập nhật xu hướng mới nhất.
Sơ đồ tư duy chiến lược như thế nào là hợp lý?
Rèn luyện tư duy chiến lược kinh doanh không thể vội vàng. Như “quân sư” Navigos Search đã đề cập trong bài viết trên đây, đó là cả quá trình nếm trải từ tư duy chiến lược sai lầm cho đến tư duy chiến lược đúng đắn. Và trong quá trình đó, chắc chắn bạn sẽ đúc kết thêm những kinh nghiệm quý giá để xây dựng nên tư duy chiến lược ngày một chuẩn xác, thành công hơn.
Hãy truy cập thêm Fanpage và Linkedin của Navigos Search để không bỏ lỡ nhiều lời khuyên hữu ích khác nhé. Cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành cùng Navigos Search!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam