Quản trị doanh nghiệp đã khó, nay lại càng khó hơn trong thời kỳ cạnh tranh

Nội dung chính

Trong thời kỳ thị trường lao động và kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, rất nhiều thách thức đặt ra cho công tác quản trị doanh nghiệp 

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp thành lập nhiều hơn. Kéo theo đó, mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường nâng cao, khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Điều này khiến không ít doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí là phá sản và đặt ra không ít thách thức cho công tác quản trị doanh nghiệp. 

Vậy ngoài vấn đề này, công tác quản trị doanh nghiệp còn gặp khó khăn nào khác không? Navigos Search sẽ làm rõ điều này qua thông tin bên dưới cho bạn đọc hiểu rõ.

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là quá trình thực hiện công tác quản lý, điều phối toàn bộ hoạt động, nhân sự trong một doanh nghiệp theo quy tắc, cơ chế nhất định để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Công tác quản trị doanh nghiệp phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên thuộc từng phòng ban, bộ phận khác nhau để xây dựng nên cơ cấu hợp lý, thông suốt từ bộ phận cấp cao đến đội ngũ nhân viên.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Tìm hiểu chung về quản trị doanh nghiệp 

2.  Nội dung cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp

Thứ nhất, dùng thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp phải là nhân vật độc lập để kiểm soát, kiềm chế quyền lực ban Giám đốc và bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.

Thứ hai, dùng và tín nhiệm kế toán viên, doanh nghiệp kiểm toán lập và trình báo cáo tài chính xác thực để giúp cổ đông có được đầy đủ thông tin khi đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ ba, luôn dùng nhà phân tích tài chính để đánh giá, phân tích triển vọng kinh doanh, mức độ lành mạnh về tài chính của công ty sẽ phát hành chứng khoán ra thị trường để cung cấp đầy đủ thông tin đầu tư.

Những nội dung chính của quản trị doanh nghiệp nêu trên được liệt kê bao gồm những nội dung cụ thể hơn như sau:

  • Công khai, minh bạch thông tin;
  • Mâu thuẫn quyền lợi giữa quản lý doanh nghiệp, hội đồng quản trị với cổ đông khác;
  • Mâu thuẫn giữa cổ đông lớn với cổ đông thiểu số.
  • Vai trò quản trị viên độc lập, tổ chức kiểm toán độc lập.
  • Chính sách đãi ngộ đối với nhà quản lý.
  • Quyền tư hữu;
  • Việc thực thi những điều khoản luật để quản trị doanh nghiệp sẽ hoạt động qua cơ chế bên trong và bên ngoài. Quản trị doanh nghiệp phải phối hợp hài hoà hai cơ chế này và có thể nhấn mạnh cơ chế nội bộ hơn để quản trị có hiệu quả.

3. Chức năng chính của quản trị doanh nghiệp

Có 4 chức năng chính của quản trị doanh nghiệp, đó là:

Hoạch định chiến lược

Quản trị doanh nghiệp chịu trách nhiệm xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược để đạt được  mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp. Chức năng hoạch định chính là xác định phương hướng phát triển và dự đoán những khả năng có thể xảy ra, lên kế hoạch dự trù cho vấn đề có thể xảy ra đó. Khi tiến hành hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần phải:

  • Nắm được bối cảnh kinh doanh thị trường
  • Hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp
  • Xây dựng mục tiêu
  • Xác định nguồn lực cần có, trách nhiệm thực thi của bên liên quan
  • Chỉ rõ công việc được thực hiện trong thời gian, nguồn lực sẵn có và điều kiện hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Tổ chức

Chức năng tổ chức được thể hiện qua 3 mảng sau:

  • Tổ chức bộ máy, xây dựng kết cấu doanh nghiệp với cấp bậc, thứ tự, vị trí và mô tả quyền hạn, trách nhiệm, phúc lợi cho từng vị trí.
  • Phân công nhân sự, nguồn lực cho phòng ban trong đơn vị. Việc phân bố cần diễn ra theo cấp độ lớn đến nhỏ: doanh nghiệp – phòng ban/bộ phận – nhóm – thành viên.
  • Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế phối hợp ở trong doanh nghiệp để đảm bảo tất cả hoạt động sẽ được thực hiện hiệu quả.

Quản lý, lãnh đạo

Sau khi hoàn thành khung sườn hướng dẫn hành động, công tác thì quản trị doanh nghiệp sẽ thực hiện quản lý,  lãnh đạo đội ngũ nhân sự hoạt động theo đúng quy định. Nhà quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động về cơ chế, chính sách, phong cách làm việc,... để khuyến khích nhân sự cố gắng cống hiến.

Xem thêm >> Phong cách lãnh đạo là gì? Có nên linh hoạt nhiều phong cách lãnh đạo?

Kiểm soát, điều chỉnh

Người quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, theo sát quá trình hoạt động trong doanh nghiệp để đánh giá khách quan, cập nhật tình hình nội bộ. Trong quá trình này, người quản trị sẽ nắm được điểm mạnh, điểm bất cập còn tồn tại. Qua đó, tiến hành thay đổi và cải thiện tốt hơn.

4. Thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Những quy định pháp lý trong quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ. Vì các doanh nghiệp hiện nay thuộc thành phần sở hữu khác nhau (nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hóa, cổ phần tư nhân) nên những quy định quản trị doanh nghiệp cho từng loại hình chưa thống nhất và còn nhiều điểm bất hợp lý. Cụ thể là:

- Vai trò, chức năng Ban kiểm soát trong một số doanh nghiệp chưa rõ ràng, còn hạn chế, mang tính hình thức.

- Sự minh bạch về thông tin chưa được tiến hành tốt, nhất là ở công ty cổ phần hóa, khi nhà đầu tư không được bên công ty cung cấp đầy đủ thông tin về cổ phần hóa dẫn tới việc cổ phần hóa còn “khép kín”.

- Vai trò cổ đông đại diện vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần hóa chưa được rõ ràng, buông lỏng, hoặc lạm dụng. Đó là mầm mống của các xung đột, dẫn tới sự can thiệp thường xuyên của cơ quan Nhà nước vào công tác quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý trong những công ty này đang phổ biến là “bình mới, rượu cũ” nên thiếu hiệu quả.

- Những giao dịch với bên liên quan thường là giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên có mối quan hệ đặc biệt với nhau trước khi cuộc giao dịch xảy ra. Hiện tượng giao dịch tư lợi khá phổ biến tại doanh nghiệp nhà nước, nhất là khi thực hiện giao dịch lớn như mua máy móc, đấu thầu. Quản lý nhà nước có vai trò buộc doanh nghiệp công khai, kiểm tra thông tin về c giao dịch với bên liên quan còn hạn chế.

5. Thách thức lớn trong quản trị doanh nghiệp hiện nay

Quản trị nhân sự

Nhân sự là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi quản trị nhân sự bao gồm: thừa và thiếu nhân lực, chính sách lương, thưởng, đãi ngộ không phù hợp với kỳ vọng của nhân viên, khó chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ nhân lực kế thừa,…

Quản lý đồng bộ

Hệ thống không chặt chẽ, rời rạc dẫn đến sự không đồng nhất về dữ liệu giữa các phòng ban và chi nhánh của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp vẫn có thể thu thập đầy đủ số liệu quan trọng nhưng cần đến rất nhiều thời gian, công sức. Vậy nên, sự đồng nhất ngay từ công đoạn đầu tiên là điều nên làm.

Quản trị tiến độ và chất lượng công việc

Đối với công tác quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình kiểm soát tiến độ công việc sẽ dễ dàng hơn. Còn với các doanh nghiệp lớn, quá trình này trở nên khó khăn hơn vì lượng nhân viên lớn và có quá nhiều công việc được giao cho họ. Chưa kể việc giám sát tiến độ và chất lượng hoàn thành như thế nào,... 

Khi không kiểm soát chặt chẽ chất lượng công việc của nhân viên thì nhà quản trị doanh nghiệp rất khó đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp để hoàn thành công việc thật tốt và giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Hiệu suất làm việc không ổn định

Hiệu suất làm việc không ổn định, tăng giảm thất thường sẽ làm cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp thiếu ổn định lâu dài. Nếu không đáp ứng được hiệu suất làm việc ổn định sẽ dẫn đến chậm trễ tiến độ, ảnh hưởng đến sự uy tín của toàn doanh nghiệp. Đây chính là mối nguy cơ lớn đối với những doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng và phát triển.

Chưa có công cụ quản trị hiệu quả

Hiện nay, xu hướng ứng dụng công nghệ đang được chú trọng vào hầu hết mọi ngành nghề. Công tác quản trị doanh nghiệp đặt ra nhiều thách thức lớn cho người lãnh đạo bởi khối lượng công việc dày đặc, lượng nhân sự lớn, dữ liệu thông tin chồng chéo,...

Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là công cụ quản lý đã lỗi thời và không còn hiệu quả, gây lãng phí thời gian lẫn công sức. Với doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh phát triển vững mạnh thì việc sử dụng phương pháp quản trị truyền thống không còn đáp ứng tốt cho công tác quản trị hiện tại. Điều này gây rườm rà, không đồng bộ, dữ liệu phân tán,... và rất nhiều khó khăn khác nữa.

Xem thêm >> Review 7 phần mềm quản lý công việc tốt nhất cho nhà lãnh đạo

Thách thức lớn trong quản trị doanh nghiệp hiện nay
Công tác quản trị gặp không ít khó khăn

6. Nguyên tắc giúp doanh nghiệp quản trị tốt mọi khía cạnh, nâng cao vị thế

Chuyên môn hóa lao động

Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động. Cá nhân, nhóm được phân công phải tập trung nỗ lực vào một công việc, lĩnh vực cụ thể. Trong quản trị doanh nghiệp, chuyên môn hóa giúp nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả công việc.

Tập trung hóa

Tập trung hóa chính là nguyên tắc mang quyền lực tập trung vào một hoặc một số người trong quản trị doanh nghiệp. Việc tập trung hóa sẽ đảm bảo tính thống nhất, và tính quyết đoán khi cần đưa ra quyết sách, chính sách trong doanh nghiệp.

Thống nhất mệnh lệnh, đường lối

Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh phải được tiến hành từ hai bên, tránh sự bỡ ngỡ trong quá trình triển khai công việc. Người lãnh đạo chỉ đưa ra mệnh lệnh cho cấp dưới và còn nhân viên làm theo mệnh lệnh, sự chỉ đạo của cấp trên.

Còn với nguyên tắc đường lối, các nhóm, phòng ban, cá nhân có thể làm những công việc khác nhau nhưng phải thống nhất về mục tiêu chung và được định hướng bởi người đứng đầu. Các công việc, dự án nhỏ thống nhất trong kế hoạch lớn và phối hợp suôn sẻ với nhau.

Thẩm quyền đi kèm với trách nhiệm

Quyền và trách nhiệm là hai khía cạnh khác nhau. Trong quản trị doanh nghiệp, quyền đi kèm trách nhiệm là nguyên tắc vô cùng quan trọng.

Người có trách nhiệm lớn phải có thẩm quyền cao để tận dụng nguồn lực tối đa và hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Đồng thời, người nắm trong tay thẩm quyền phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định đưa ra, nhất là khi xảy ra sai phạm.

Đặt lợi ích chung lên hàng đầu

Mục tiêu của người đứng đầu doanh nghiệp chính là cả tập thể luôn làm việc, cống hiến theo nguyên tắc đặt lợi ích chung lên hàng đầu, cụ thể hơn là đặt lợi ích doanh nghiệp lên lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.

“Xích” mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên

Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên phải cân bằng, không nên quá gần gũi và không quá xa cách. Mối quan hệ này cần rõ ràng, minh bạch, tránh hành vi lạm dụng chức quyền hay,chèn ép,…Tất cả mệnh lệnh đưa ra phải được đảm bảo rõ ràng, hợp lý và đảm bảo hai bên cùng hiểu để tiến hành linh hoạt, hiệu quả.

Trật tự, kỷ luật

Quản trị doanh nghiệp phải đảm bảo việc thiết lập trật tự nội bộ như phân phối cho nhân viên vị trí, chức danh, công việc, trách nhiệm một cách rõ ràng, hợp lý và đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu ý nghĩa vai trò của mình trong mắt xích của doanh nghiệp.

Kỷ luật gồm tiêu chuẩn thống nhất hành động, sự tuân thủ quy tắc, giá trị. Đây là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp vận hành trơn tru.

Tính công bằng

Công bằng luôn là thứ khiến mọi người ta thấy sự tự do, thỏa mãn khi làm việc trong một tổ chức. Ban quản lý doanh nghiệp cần đảm bảo sự công bằng, tính công lý để giúp doanh nghiệp vững bền và có được sự trung thành của đội ngũ nhân sự.

Chính sách, thù lao

Ban quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo mức thù lao chi trả cho nhân viên là hoàn toàn tương xứng với những gì họ bỏ ra và phù hợp với tình hình hiện tại của chính doanh nghiệp.

Ổn định, sáng kiến

Ổn định là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp chỉ hoạt động hiệu quả khi tạo ra sự ổn định để toàn bộ nhân viên và ban lãnh đạo yên tâm thực hiện công việc. Đồng thời, hãy cho phép và khuyến khích nhân viên thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân.

Tinh thần đoàn kết

Sức mạnh của một tập thể chính là tinh thần đoàn kết. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đảm bảo chính sách, nguyên tắc quản trị đề ra sẽ góp phần gắn kết mối quan hệ nội bộ một cách tốt đẹp.

Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản trị tổng thể

Đã đến lúc doanh nghiệp nên cân nhắc giải pháp sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp phù hợp, giúp giải quyết những khó khăn đang gặp phải, giúp tăng năng suất hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ cùng ngành trên thị trường. Một số phần mềm quản trị doanh nghiệp phổ biên hiện nay là AMIS, ERP Faceworks, Fast Work, ESO, BRAVO, 3S ERP,...

Tuyển dụng được nhà quản trị tài ba

Nếu doanh nghiệp thiếu đi người lãnh đạo có năng lực chuyên môn cao thì chẳng khác nào con thuyền ra khơi mà không có vị thuyền trưởng. Vậy nên chắc chắn, để quản trị tốt công ty, doanh nghiệp thì rất cần đến một người lãnh đạo tài ba. Nhưng trong thời kỳ thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, để chiêu mộ nhân tài là điều không dễ dàng. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải có chiến lược, giải pháp tuyển dụng hiệu quả. 

Lời khuyên cho các tổ chức, doanh nghiệp là sử dụng dịch vụ săn đầu người để tìm được ứng viên hoàn hảo nhất cho vị trí quản trị. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm những ứng viên cao cấp cho vị trí quản trị doanh nghiệp tại Navigos Search.

Điểm mạnh của Navigos Search là sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm, giải pháp tuyển dụng hiệu quả và mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng hơn 375.000+ ứng viên cấp cao, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao cho các tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế cơ hội tìm được ứng viên thích hợp sẽ nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Tuyển dụng được nhà quản trị tài baNavigos Search là đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp cao uy tín hàng đầu hiện nay

Hãy liên hệ ngay với Navigos Search theo thông tin bên dưới để chiêu mộ ứng viên sáng giá cho vị trí cấp cao trong doanh nghiệp bạn:

  • Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
  • Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
  • Hotline: 1800 585 826
  • Email: contact@navigossearch.com
  • Website: navigossearch.com
  • Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop