Trọn bộ câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông thành công

Nội dung chính

Nhân viên truyền thông (PR) là một vị trí việc làm hot, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng hình ảnh một công ty, doanh nghiệp. Bạn là người trẻ trung, tháo vát, giao tiếp giỏi và đang muốn ứng tuyển vào vị trí hấp dẫn này? Trọn bộ câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông mà Navigos Search chia sẻ ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn thành công.

1. Những câu hỏi phỏng vấn chung

Với bất cứ vị trí công việc nào, khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn đặt ra những câu hỏi phỏng vấn chung để tìm hiểu sơ lược về ứng viên. Những câu hỏi này khá đơn giản, chỉ mang tính chất giới thiệu và trò chuyện giữa 2 bên. Chẳng hạn, khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông, bạn sẽ gặp các câu hỏi như:

  • Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình? 
  • Vì sao bạn theo đuổi đam mê và lựa chọn làm việc trong lĩnh vực truyền thông? 
  • Theo bạn, môi trường làm việc lý tưởng trong lĩnh vực truyền thông là như thế nào? 
  • Bạn thấy mình có điểm mạnh và điểm yếu nào khi làm công việc truyền thông? 
  • Bạn biết gì về doanh nghiệp chúng tôi? 
  • Lý do nào khiến bạn quyết định ứng tuyển vào vị trí nhân viên truyền thông ở doanh nghiệp chúng tôi?

Xem thêm >>

Những câu hỏi chung phỏng vấn nhân viên truyền thông

Những câu hỏi chung phỏng vấn nhân viên truyền thông

 

Đăng ký nhận tin tuyển dụng NHÂN VIÊN TRUYỀN THÔNG

2. Những câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng và trình độ chuyên môn

Câu 1: Bạn sẽ thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu chúng tôi?

Công việc chính của một nhân viên truyền thông là thiết lập, duy trì liên lạc chặt chẽ với giới truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh và mở rộng danh tiếng của doanh nghiệp. Phối hợp cùng bộ phận marketing để phát triển hình ảnh doanh nghiệp thông qua chiến dịch PR, mạng xã hội, quảng cáo... Một ứng viên tốt sẽ có các định hướng hành động hợp lý để nâng cao nhận thức của công chúng về doanh nghiệp, bao gồm giới thiệu website, thông điệp, thông tin dịch vụ và sản phẩm.

Gợi ý trả lời (ví dụ cho lĩnh vực thời trang): Đối với một đơn vị chuyên về thời trang dành cho giới trẻ như doanh nghiệp, mạng xã hội và trang thương mại điện tử là các kênh truyền thông hiệu quả nhất hiện nay. Đây là các kênh mà tôi sẽ chú trọng hàng đầu khi xây dựng những chiến lược marketing như: Chạy quảng cáo Facebook ads, sáng tạo các nội dung ngắn với hình ảnh thu hút, mời những người nổi tiếng, influencers,  Key Opinion Consumer viết bài review sản phẩm và thực hiện tiếp thị liên kết (affiliate marketing) về các sản phẩm thời trang.

Câu 2: Bạn sẽ đối phó ra sao với khủng hoảng truyền thông?

Trong lĩnh vực truyền thông, việc xảy ra khủng hoảng là điều không một doanh nghiệp nào muốn, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Vì thế, khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được liệu ứng viên thật sự có khả năng xử lý và giải quyết các sự cố, khủng hoảng, để giúp doanh nghiệp tối thiểu  tổn thất hay không. 

Gợi ý trả lời: Với 2 năm làm việc trong lĩnh vực này, tôi đã gặp khá nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông. Và khủng hoảng đáng nhớ nhất với tôi  là khi Fanpage bị Facebook chặn và không thể set các chiến dịch quảng cáo đúng thời hạn. Dù đã áp dụng nhiều cách và khiếu nại với Facebook nhưng vẫn không tìm ra cách giải quyết.

Sau đó, tôi tìm hiểu và cân nhắc lời khuyên từ các chuyên gia và đưa ra giải pháp tối ưu nhất là lập một tài khoản mới với tư cách là doanh nghiệp. Nhờ đó, tôi không những giải quyết được vấn đề bị chặn mà còn ngăn ngừa trường hợp bị khóa tài khoản, và tối đa khả năng quảng cáo các chiến dịch sau này. 

Câu 3: Nếu xảy ra bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch PR, bạn sẽ giải quyết như thế nào

Những câu hỏi xử lý tình huống sẽ gây khó khăn cho ứng viên vì người tuyển dụng sẽ đánh giá cách ứng xử và thái độ làm việc của ứng viên qua các câu hỏi dạng này. Thực tế, việc xảy ra những quan điểm, ý kiến trái chiều là điều không thể tránh khỏi khi làm việc tập thể. Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng nhân viên truyền thông muốn nhận xét khả năng làm việc nhóm, cách giao tiếp và thuyết phục của ứng viên.

Gợi ý trả lời: Chắc chắn mỗi người luôn có quan điểm riêng và họ sẽ luôn bảo vệ quan điểm đó. Và bản thân em cũng thế, đã có rất nhiều lần em đưa ra ý kiến khác mọi người. Những lúc đó, em sẽ bình tĩnh ngồi lại, lắng nghe các leader và đồng nghiệp khác phân tích. Đồng thời, em cũng đưa ra những lý luận để thuyết phục họ. Em cũng tự cho mình và mọi người thêm thời gian để suy nghĩ, xem xét điều gì là hợp lý, là tốt nhất rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng và trình độ chuyên môn

Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng và trình độ chuyên môn

Câu 4: Hãy mô tả cách bạn tiếp cận với đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông?

Mục đích của truyền thông là tiếp cận hiệu quả khách hàng mục tiêu. Vì thế, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến cách bạn thực hiện nó như thế nào? Qua câu hỏi này, họ cũng đánh giá được năng lực, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên về truyền thông. 

Gợi ý trả lời: Đầu tiên tôi sẽ phân tích độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,…của khách hàng mục tiêu để nắm bắt được hành vi, thói quen, sở thích, các touchpoint và bản đồ hành trình khách hàng. Từ đó, tôi lập chiến dịch truyền thông ngắn và dài hạn để tiếp cận được lượng khách hàng lớn nhất có thể và giữ họ ở lại với thương hiệu. Tôi cũng lập kế hoạch trước cho những chiến dịch truyền thông tiếp theo để đánh đúng đối tượng mục tiêu và mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất cho doanh nghiệp.

Câu 5: Bạn tạo ra thông điệp truyền thông hiệu quả bằng cách nào?

 Một trong những cách giúp bạn phát triển sản phẩm, dịch vụ và tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp là đưa ra thông điệp truyền thông hiệu quả. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được kỹ năng sáng tạo và năng lực phát triển thương hiệu của bạn ra sao, có đủ để đưa doanh nghiệp họ đi lên không? 

Gợi ý trả lời: Việc tạo ra được thông điệp hiệu quả là điều không hề đơn giản. Với tôi, để tìm được hướng phát triển cho những thông điệp truyền thông và thu hút được khách hàng, đầu tiên tôi sẽ tập trung vào nhu cầu chính của họ và điểm mạnh về dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là sản phẩm và dịch vụ tạo ra phải giúp khách hàng giải quyết được nhu cầu của họ. 

Thay vì chỉ nhắc tới tính năng sản phẩm, tôi còn chú ý về những lợi ích mà nó đem đến cho khách hàng. Hiểu theo cách khác, khách hàng sẽ thay đổi như thế nào sau khi trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.

Xem thêm >>

3. Lưu ý quan trọng khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông

Lưu ý cho nhà tuyển dụng

Trước khi thông báo tuyển dụng nhân viên truyền thông, các doanh nghiệp cần xác định rõ đâu là kênh đăng tuyển thích hợp nhất cho vị trí của doanh nghiệp mình. Sau khi đã có định hướng rõ ràng, hãy chuẩn bị một bản mô tả công việc chi tiết. 

Mô tả càng cụ thể càng thể hiện sự chuyên nghiệp của khâu tuyển dụng và cả doanh nghiệp. Hãy tránh các thông tin tuyển dụng dạng như: "Chúng tôi đang cần tuyển gấp nhân viên truyền thông cho mảng sản phẩm thời trang. Số lượng: 2-3 người. Mức lương: 9 - 15 triệu đồng/tháng. Ứng viên có thể gửi CV về xyz@gmail.com”.

Các tin tuyển dụng như thế sẽ không thể thu hút được sự chú ý của ứng viên tiềm năng bởi vì không có tên doanh nghiệp rõ ràng, không mô tả công việc cụ thể, không có yêu cầu,... Những người có năng lực sẽ không bao giờ ứng tuyển vào bản mô tả công việc như vậy.

 Lưu ý khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông

Lưu ý khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông

Lưu ý cho ứng viên

Để ứng tuyển thành công vị trí nhân viên truyền thông, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên đổi lịch phỏng vấn nhiều lần (trừ trường hợp bản thân hay người thân bị ốm, và gặp những vấn đề đột xuất). 
  • Tìm hiểu về doanh nghiệp trên trang web trước khi tới buổi phỏng vấn, bởi đa số các nhà tuyển dụng việc làm truyền thông đều đặt câu hỏi “Bạn nghĩ thế nào về các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp chúng tôi?”. Nếu câu trả lời không chính xác và thể hiện được sự thấu hiểu của bạn về doanh nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ bị loại.
  • Đến sớm ít nhất 5 - 10 phút trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu.
  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, chuyên nghiệp.
  • Không nên lạm dụng câu nói “Đây là công việc mà tôi mong ước bấy lâu nay”.
  • Không nói xấu doanh nghiệp và đồng nghiệp cũ.
  • Diễn giải với ngôn ngữ cơ thể tự tin.
  • Nhấn mạnh sự hứng thú và cam kết nỗ lực với vị trí nhân viên truyền thông để khẳng định bạn đã đọc kỹ mô tả công việc.
  • Xin góp ý về thái độ phỏng vấn và cách cải thiện từ người tuyển dụng
  • Hỏi xin danh thiếp (email) của người tuyển dụng vào cuối buổi
  • Gửi email cảm ơn sau khi kết thúc phỏng vấn.

Trên đây là trọn bộ câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông phổ biến. Hy vọng qua đây, bạn sẽ chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng để vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng. Đồng thời, nắm được những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn để gia tăng sự tự tin và gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt, bạn có thể tìm đến các headhunter uy tín trên thị trường để tìm được công việc mơ ước và được nhận các lời khuyên phỏng vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Trong đó, Navigos Search là đơn vị luôn đi cùng ứng viên từ đầu tới ngay cả sau khi ứng viên nhận việc thành công. Chúng tôi hướng đến sự thỏa mãn cho doanh nghiệp trong mọi vị trí, tạo nên môi trường làm việc hoàn hảo cho ứng viên.

Để tìm việc nhân viên truyền thông chất lượng, hãy liên hệ với Navigos Search theo thông tin bên dưới.

  • Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
  • Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
  • Hotline: 1800 585 826
  • Email: contact@navigossearch.com
  • Website: navigossearch.com
  • Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop