Những khó khăn lớn nhất trong nghề kế toán xây dựng

Nội dung chính

Bất kỳ công việc nào cũng có những khó khăn, thách thức riêng và kế toán xây dựng cũng không ngoại lệ. Vậy bạn đã biết cụ thể kế toán xây dựng gặp những khó khăn nào chưa? Có cách nào để vượt qua chúng hay không? Hãy theo chân Navigos Search tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái quát vị trí kế toán xây dựng

Kế toán xây dựng là người trực tiếp nắm các dự toán của công trình xây dựng để triển khai hàng loạt công việc sau đó như:

  • Theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu đầu vào theo định mức xây dựng
  • Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công công trình thực tế
  • Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
  • Tập hợp, phân bố chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình
  • Lập báo cáo thuế theo tháng, quý và lập báo cáo tài chính cuối năm
  • Theo dõi doanh thu hoàn thành của từng công trình, hạng mục
  • Báo cáo tài chính nội bộ nhằm phục vụ yêu cầu của quản lý dự án xây dựng
  • Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ, dự toán, quyết toán, biên bản nghiệm thu bàn giao,... một cách hợp lý
  • Giải trình số liệu của công trình, hạng mục với cơ quan thuế, cơ quan thẩm quyền khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán
  • Thực hiện yêu cầu khác do ban quản trị đưa ra

Khái quát vị trí kế toán xây dựng

Vị trí này thực hiện rất nhiều công việc 

2. Nghề kế toán xây dựng gặp những khó khăn nào?

Mỗi ngành nghề sẽ có những khó khăn riêng tùy thuộc vào đặc thù công việc cần làm. Với lĩnh vực kế toán thì có lẽ vị trí kế toán xây dựng là khó nhất:

  • Nhiều doanh nghiệp xây lắp nhận thầu thi công nhưng không có dự toán khiến kế toán khó cân đối và thống kê ngân sách
  • Trong quá trình lập hồ sơ quyết toán hoàn công thì có những vật tư không nằm trong dự toán
  • Khi quyết toán thuế bị bóc vật tư thừa dự toán, loại thuế VAT, nguyên vật liệu mua vào không xuất hóa đơn nên dẫn đến vi phạm thuế
  • Phần lớn các công ty xây lắp nhỏ và vừa đều mua vật tư, vật liệu rẻ tiền không có hóa đơn nên không có thuế đầu vào dẫn đến việc thống kê không đúng với dự toán
  • Nhân công, nhân lực cho công trình phân công không hợp lý và không có hồ sơ, thủ tục rõ ràng
  • Trong nhiều trường hợp, công ty mua nguyên vật liệu về sử dụng cho công trình mà chở thẳng về đội, không chuyển giấy giao nhận về cho vị trí kế toán để theo dõi
  •  Tài sản ô tô, máy xúc, đồ dùng, dàn giáo, vật tư, vật liệu,... phân tán khắp nơi nên không quản lý được hết dẫn đến mất mát là điều khó tránh khỏi

Từ bản mô tả công việc kế toán xây dựng, có thể thấy được lượng công việc là rất lớn nhưng công ty thường chỉ có một vị trí kế toán đảm nhận các công việc giấy tờ, bảo hiểm, thuế,... Áp lực trên vai là rất lớn và trên thực tế, nhiều người đã chuyển nghề hay thậm chí là bỏ nghề.

Xem thêm: Tìm việc làm kế toán nội bộ, cơ hội dành cho bạn ở đâu?

3. Cần làm gì để vượt qua những khó khăn, thách thức trong nghề?

Khi ứng tuyển, bạn cần xác định sẽ gặp phải rất nhiều gian nan trong nghề. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những điều đó với những gợi ý bên dưới:

Nghiên cứu hợp đồng và lưu ý khi trúng thầu

Đảm nhận vị trí kế toán xây dựng, bạn cần nghiên cứu kỹ hợp đồng xây dựng của công ty với đối tác đầu tư để hiểu rõ các vấn đề như thời hạn thi công, giá trị công trình, chính sách bảo hành, phương thức thanh toán,...

Khi ký kết hợp đồng và công ty bạn trúng thầu thành công, bạn cũng cần lưu ý về dự toán chi phí, các hạng mục công việc, phân tích đơn giá, nhân công thực hiện,...

khó khăn, thách thức trong nghề kế toán xây dựng

Hãy nghiên cứu kỹ hợp đồng và lưu ý khi trúng thầu

Biết cách bóc tách chi phí dự toán

Một kế toán xây dựng chuyên nghiệp cần biết rõ các chi phí bóc tách để tính chính xác chi phí dự toán cho từng hạng mục. Cụ thể là:

  • Nguyên vật liệu: Bóc tách theo ra từng hạng mục chi tiết để xây dựng kế hoạch lấy vật tư
  • Nhân lực: Bóc tách trực tiếp để tính toán chính xác số lượng nhân công phục vụ cho công trình
  • Chi phí khác: Tính toán kỹ lưỡng chi phí phục vụ cho công trình, khấu hao tài sản,...

Bạn cần chú ý nhập vật tư một cách khoa học bằng việc sử dụng phần mềm kế toán. Các vật tư vào kho hàng nào thì theo dõi ở kho đó, của khách hàng nào thì theo dõi công nợ khách hàng đó. Hãy chú ý công trình nào cũng đều phải có phiếu xuất và biên bản giao nhận để làm căn cứ tính giá thành cho công trình. 

Chú trọng việc lấy hóa đơn đầu vào

Đặc thù công việc ngành này luôn tiếp xúc và làm việc với các hóa đơn thường xuyên. Bạn cần chuẩn bị lấy hóa đơn đầu vào của nguyên vật liệu và hóa đơn của các loại chi phí khác để xuất hóa đơn chính xác và thuận tiện hơn trong công tác nghiệm thu sau này.

Việc lấy hóa đơn cần căn cứ dựa trên bảng tính toán và bạn phải lấy chi phí bằng hoặc cao hơn so với hóa đơn dự toán. Nếu nhận thấy khâu quyết toán có sự chênh lệch cao thì bạn hãy lấy chi phí đầu vào ra khỏi danh sách nguồn chi phí để bảng thống kê được cân đối hợp lý.

Thiết lập bảng chấm công, tính lương rõ ràng

Với vị trí này, bạn cần xây dựng bảng lương cho nhân công. Một công ty sẽ nhận nhiều công trình cùng lúc. Vì thế, một kế toán viên xây dựng giỏi sẽ thiết lập bảng chấm công, tính lương rõ ràng cho từng công trình riêng biệt để tiện theo dõi cũng như chốt lương, tiền thưởng sau khi công trình nghiệm thu.

Xem thêm >>

Nghiệm thu chính xác công trình xây dựng

Khi công trình hoàn thành, kế toán cần nghiệm thu và gửi về ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán, bạn cũng phải xuất hóa đơn để thực hiện nhiệm vụ kê khai thuế. Mọi số liệu trong hóa đơn như biên bản xác nhận khối lượng, thời gian thi công, hồ sơ thanh toán, hoàn công, bản vẽ hoàn công, báo cáo kinh tế kỹ thuật,... cần được bạn báo cáo chính xác. 

Dựa vào báo cáo này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ kiểm tra, ra quyết định công trình có đạt chất lượng, kỹ thuật để đưa vào hay không.

Kế toán xây dựng cần nắm vững các yếu tố quan trọng này để thành công

Kế toán xây dựng cần nắm vững các yếu tố quan trọng này để thành công

Nhạy bén và linh hoạt khi xử lý vấn đề

Khi phát sinh những sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra, kế toán viên cần linh hoạt làm việc để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. 

Bên cạnh năng lực chuyên môn, bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, tính cẩn trọng cao, trung thực, chịu được áp lực công việc,... để trở thành một kế toán xây dựng xuất sắc.

Bài viết trên đây của Navigos Search đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về kế toán xây dựng. Là ngành nghề yêu cầu chuyên môn cao cùng nhiều kỹ năng quan trọng nên bạn phải thật sự nghiêm túc theo đuổi công việc.

Tại danh mục việc làm của Navigossearch.com, các tin tuyển dụng kế toán xây dựng, tuyển kế toán xây dựng tại Hà Nội, tuyển kế toán xây dựng tại TPHCM,... và rất nhiều vị trí cấp trung và cấp cao khác được cập nhật liên tục nên bạn đừng bỏ lỡ nhé. Cảm ơn quý bạn đọc đã luôn dành thời gian theo dõi Navigos Search.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop