Bộ kỹ năng quan trọng mà Phó tổng giám đốc nào cũng nên có

Nội dung chính

Phó tổng giám đốc là người hỗ trợ Giám đốc quản lý trực tiếp các bộ phận trong doanh nghiệp, thường được gọi là vị trí “dưới một người, trên vạn người”. Để thành công và thăng tiến trong tương lai, Phó tổng giám đốc phải có chuyên môn nghiệp vụ xuất sắc, đồng thời sở hữu bộ kỹ năng hoàn hảo phục vụ tốt cho công việc.

1. Phó tổng giám đốc là gì?

Phó tổng giám đốc thường là vị trí có cấp bậc sau Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị, có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo công ty theo sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm về công việc được giao trước Tổng giám đốc và Pháp luật.

Là một trong những người lãnh đạo cấp cao của bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc cần hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, có kỹ năng và tầm nhìn chiến lược để đảm nhận trách nhiệm, vai trò của mình và góp phần nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm >>

Phó tổng giám đốc là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

Phó tổng giám đốc là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

2. Yếu tố và kỹ năng nào để trở thành Phó tổng giám đốc?

2.1 Năng lực chuyên môn

Là vị trí nhân sự cấp cao nên về năng lực chuyên môn, vị trí Phó tổng giám đốc phải có tầm hiểu biết sâu rộng, nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là kỹ năng quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực để điều hành và quản lý. Trên lý thuyết, để trở thành ứng cử viên tiềm năng nhất cho vị trí này, tối thiểu bạn phải có bằng cử nhân tại trường đại học có chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực làm việc. 

Đặc biệt, nếu học lực càng cao thuộc tầm thạc sĩ, tiến sĩ thì cơ hội việc làm càng mở rộng hơn. Thực tế, bạn còn phải sở hữu năng lực chuyên môn được trau dồi, học hỏi trong quá trình làm việc của bạn trước đó của bạn, trong lĩnh vực ngành nghề mà bạn theo đuổi. Việc có năng lực chuyên môn cao, giúp cho bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề có thể xảy ra một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. 

2.2 Kinh nghiệm làm việc

Bằng cấp là yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải cứ có bằng cấp cao thì ai cũng sẽ trở thành Phó tổng giám đốc. Muốn ngồi vào được vị trí này, bạn phải sở hữu số năm kinh nghiệm làm việc từ hàng chục trở lên và trước đó bạn đã từng là cấp quản lý tầm trung. 
 Có rất nhiều người thăng tiến trong doanh nghiệp riêng của họ và đi lên từ cấp thấp hơn. Nếu một doanh nghiệp không sở hữu những ứng viên tiềm năng cho vị trí Phó tổng giám đốc thì các doanh nghiệp này có thể thuê ứng viên từ bên ngoài để đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp đưa ra.
 Phó tổng giám giám đốc cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn liên quan tới doanh nghiệp như sản xuất, điện tử, dịch vụ, thương mại,... Bạn phải nắm được yếu tố kỹ thuật trong lĩnh vực của doanh nghiệp để dễ dàng xử lý, điều phối vai trò khi có vấn đề xảy ra, có thể bạn không cần phải quá hiểu sâu như một chuyên gia nhưng bạn cần phải nắm được có những thông tin gì và kỹ thuật nào đang được áp dụng trong công việc đó.
 Thông thường, các bản mô tả công việc của một Phó tổng giám đốc thường yêu cầu số năm kinh nghiệm ở cấp bậc quản lý tầm trung từ 10 năm trở lên và vị trí tương đương từ 3 đến 5 năm theo mong muốn của chủ doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một vài vị trí Phó tổng giám đốc đang tuyển dụng trên website Navigos Search.

 

 Vị trí Phó tổng giám đốc cần có năng lực chuyên môn vững vàng

Vị trí Phó tổng giám đốc cần có năng lực chuyên môn vững vàng

2.3 Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là một trong hai điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất mà bất kỳ một Phó tổng giám đốc nào cũng phải có. Tố chất sẽ này giúp cho các Phó tổng giám đốc có thể điều hành và phân phối triển khai công việc một cách hợp lý cũng như mang đến sự thỏa mãn cho các nhân viên cấp dưới. Phát huy và trau dồi kỹ năng lãnh đạo còn giúp cho bạn có thể điều chỉnh, phát huy tối đa nguồn nhân lực của đơn vị, nâng cao chất lượng công việc, giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Không phải dưới trướng Tổng giám đốc mà bạn không quá chú trọng vào việc lãnh đạo, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, Phó tổng giám đốc phải lãnh đạo giỏi để không chỉ hỗ trợ được Tổng giám đốc mà còn duy trì được trạng thái trơn tru cho hệ thống, quy trình phân phối, sản xuất và đội ngũ nhân viên cấp dưới.
Lãnh đạo giỏi cũng là một nghệ thuật, cần sự tính toán hợp lý, biết cách sắp xếp để lên kế hoạch phát triển kinh doanh, duy trì sự ổn định lực lượng cán bộ công nhân viên nòng cốt trong công ty, thúc đẩy nguồn nhân lực của mình làm việc năng suất cao nhất. 

2.4 Bằng cấp chuyên môn

Để ngồi vào được vị trí này, bạn phải có ít nhất là bằng cử nhân đi kèm kinh nghiệm thực tế tại vị trí tương đương từ 3 năm hay thạc sĩ trong lĩnh vực liên quan tới công việc và các bằng cấp liên quan đến lãnh đạo, quản trị kinh doanh (MBA), tài chính doanh nghiệp - ngân hàng, luật thương mại,...

Bằng cấp là minh chứng cho quá trình học tập rèn luyện và vốn kiến thức cần có phù hợp với chức vụ cấp cao. Trong quá trình làm việc, có không ít người tiếp tục tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để phục vụ cho công việc của mình. Do đó, Phó tổng giám đốc cần phải không ngừng củng cố năng lực chuyên môn thông qua học tập để tránh thụt lùi so yêu cầu xã hội, đặc biệt là những đối thủ cạnh tranh.

2.5 Kỹ năng giao tiếp

Một Phó tổng giám đốc giỏi sẽ là người có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thuyết phục cao. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề, vị trí cấp bậc nào. Với vị trí Phó tổng giám đốc là một người phải điều hành và quản lý con người thì việc giao tiếp tốt không chỉ là việc nói năng lưu loát mà còn đưa ra được hướng đi khi tập thể rơi vào bế tắc, tạo được không khí thảo luận hiệu quả trong đội ngũ để cùng đẩy thuyền về một hướng, đáp ứng được kỳ vọng hoàn thành chỉ tiêu của cấp trên giao phó.  
 Bên cạnh đó, khả năng lắng nghe và đàm phán với đối tác, cấp dưới phải luôn luôn được trau dồi để làm chủ được mọi tình huống diễn ra. Qua kỹ năng này, chủ doanh nghiệp sẽ nhìn thấy được bản lĩnh khả năng của một Phó tổng giám đốc chuyên nghiệp và tài năng.

  Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng với một Phó tổng giám đốc

Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng với một Phó tổng giám đốc

2.6 Kỹ năng phân tích và truyền đạt thông tin

Phó tổng giám đốc không chỉ là người phân phối, truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống mà còn là người có quyền đưa ra nhiều quyết định liên quan đến chiến lược, thiết lập chính sách và quản lý tổ chức, công tác, ảnh hưởng tới hoạt động của cả doanh nghiệp. 
Do đó, bắt buộc một phó tổng giám đốc phải trau dồi kỹ năng truyền đạt thông tin dễ hiểu đến các cấp, khả năng phân tích vấn đề, phán đoán và đánh giá thông tin. Từ đó, có hướng đi, quyết định đúng đắn nhất có lợi cho doanh nghiệp và hoàn thành được nhiệm vụ của cấp quản trị đề ra. 

2.7 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong công việc bạn sẽ luôn luôn gặp nhiều vấn đề từ lớn đến nhỏ, với vai trò là một Phó tổng giám đốc, bạn không chỉ phải xác định được vấn đề nằm ở đâu, loại vấn đề gặp phải là gì, nhận ra sai sót, lỗ hổng trong thông tin, tổ chức mà còn phải biết giải quyết, mở lối ra cho mọi vấn đề gặp phải từ công việc đến nhân sự. Để đưa ra được phương án giải quyết vấn đề tốt nhất bạn phải trau dồi năng lực, luôn cập nhật thông tin tổ chức, công việc, thị trường và nhân sự một cách sâu sắc. Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ thông qua việc học tập trên trường lớp mà còn thông qua kinh nghiệm mà bạn có được trong suốt quá trình phát triển bản thân.

2.8 Kỹ năng quản lý thời gian

 Khối lượng công việc của một lãnh đạo, một quản lý là cực kỳ nhiều. Nếu không biết cách sắp xếp, phân bố hợp lý thì sẽ tới đến tình trạng ùn đọng, chồng chất công việc và kéo theo đó là sự ùn ứ công việc của cả đội, việc sắp xếp không chỉ trên chính công việc của bạn mà còn là sắp xếp, chỉ đạo công việc của các thành viên trong tổ chức. 

Việc phân phối thời gian không hợp lý sẽ dẫn đến các khâu làm việc sẽ trở nên thiếu logic, không chuyên nghiệp, không phù hợp để các thành viên quản lý công việc của mình, điều này dẫn tới các hệ lụy lớn hơn là gây thiệt hại, rắc rối cho doanh nghiệp. 
Vì thế, Phó tổng giám đốc phải có kỹ năng quản lý thời gian một cách khoa học, chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
 Cách để quản lý thời gian chuyên nghiệp phải bắt nguồn từ chính bạn, không một khóa học, bài học nào có thể hiểu rõ tổ chức bằng chính bạn, do đó kỹ năng này là kỹ năng nội tại trên những gì bạn học hỏi và trau dồi được.
 
Một nhà quản lý cấp cao phải biết cách quản lý thời gian khoa học

Một nhà quản lý cấp cao phải biết cách quản lý thời gian khoa học

2.9 Kỹ năng kết nối, mang lại không khí tích cực, tạo động lực cho nhân viên 

Kết nối nhân viên, mang đến điều tích cực và tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quan trọng giúp Phó tổng giám đốc có được nguồn nhân sự chất lượng và hoàn thành xuất sắc các công việc. Sự đoàn kết và động lực của nhân viên chính là chìa khóa thành công của một tổ chức. Nếu không có động lực, nhân sự sẽ làm việc không hiệu quả, dẫn đến năng suất của toàn doanh nghiệp không được tối ưu.

Thậm chí, đơn vị không đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Chính vì thế, một số tổ chức còn có những cuộc thi, giải thưởng cho các cá nhân, quản lý, tổ chức đạt được nhiều năng suất làm việc nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất nhằm tạo động lực cho các nhân viên hoàn thành công việc của mình.

Vì vậy, Phó tổng giám đốc không chỉ là một nhà lãnh đạo mà còn là người biết cách kết nối tập thể, tạo động lực, niềm tin cho đội ngũ nhân viên để tăng hiệu quả làm việc, xây dựng văn hóa tích cực và mang về nhiều kết quả tốt đẹp, thành công cho doanh nghiệp hơn, thông qua một số việc làm đơn giản thường có tại các tổ chức như: có chính sách khen thưởng, ghi nhận các nhân viên xứng đáng, tổ chức hoạt động tập thể, lắng nghe mối quan tâm của nhân viên,...

3. Ứng tuyển vị trí Phó tổng giám đốc ở đâu?

Vị trí Phó tổng giám đốc yêu cầu rất nhiều yếu tố khắt khe về khả năng chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý liên quan đến tổ chức doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy,  cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều gặp những khó khăn trong việc lựa chọn tìm ra được môi trường làm việc lý tưởng, ứng viên phù hợp nhất. Nếu bạn đang cần tìm việc Phó tổng giám đốc thì hãy tham khảo thêm những vị trí đang đăng tuyển trên Navigos Search. 

Còn nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu, mong muốn tuyển dụng được ứng viên sáng giá hay bất kì sự hỗ trợ nào về các vị trí giám đốc, Phó tổng giám đốc thì hãy liên hệ với chuyên viên Navigos Search.

 
Navigos Search - Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp cao uy tín nhất hiện nay

Navigos Search - Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp cao uy tín nhất hiện nay

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao và sở hữu hơn 375.000+ hồ sơ ứng viên, chắc chắn Navigos Search sẽ khiến bạn hài lòng.
 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop