Quản lý sản xuất là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo công việc sản xuất luôn hoạt động trơn tru và hiệu quả thì người làm vị trí này cần sở hữu những kỹ năng nhất định. Dưới đây là 10 kỹ năng hàng đầu của một quản lý sản xuất chuyên nghiệp. Cùng Navigos Search tìm hiểu nhé!
1. Kỹ năng tổ chức sản xuất
Đây là một trong các kỹ năng quan trọng hàng đầu mà nhà quản lý sản xuất phải có. Không có một quy trình sản xuất nào được tiến hành nếu không lập kế hoạch thực hiện hay tổ chức, sắp xếp quy trình làm việc và phân công đội ngũ nhân sự hợp lý. Tổ chức sản xuất rất quan trọng, giúp quá trình sản xuất được vận hành trơn tru, hiệu quả, theo đúng tiêu chuẩn và đem lại năng suất cao.
Xem thêm: Nhiệm vụ trọng yếu của một Giám đốc sản xuất
Một quản lý sản xuất chuyên nghiệp yêu cầu nhiều kỹ năng
Vì thế, người quản lý phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu và các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm. Từ đó, họ mới lên kế hoạch chi tiết về nhân lực, thời gian hoàn thành và cách thức làm việc để đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học, mang tính khả thi tối ưu nhất.
Và nếu muốn cải thiện kỹ năng này, bạn có thể thử vài mẹo dưới đây:
- Tổ chức trong tư duy
- Sắp xếp tài liệu sản xuất vào thiết bị công nghệ
- Nhận định được nhiệm vụ quan trọng nhất
- Bố trí công việc theo thứ tự ưu tiên
- Dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn
- Kết nối khách hàng
- Khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng
2. Kỹ năng kiểm soát thời gian
Thời gian là yếu tố quan trọng mà các nhà quản lý cần kiểm soát tốt để đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường đúng thời hạn, đúng tiêu chuẩn. Vì thế, nhà quản lý sản xuất cần phát triển, liên tục cải thiện các kỹ năng của mình để giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Kỹ năng này yêu cầu nhà quản lý phải có nhiều trải nghiệm qua thời gian để tích lũy dần. Bạn cũng có thể áp dụng theo những gợi ý dưới đây:
- Tự đặt ra các deadline cho bản thân và nhân viên
- Lập kế hoạch công việc cụ thể
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
- Sắp xếp nơi làm việc khoa học
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên
- Tập trung cao độ trong quá trình làm việc
Xem thêm >> Kỹ thuật quản lý thời gian: 11 mẹo không thể thất truyền
3. Kỹ năng thiết lập mục tiêu
Biết cách thiết lập mục tiêu rõ ràng cũng là một trong số những kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý sản xuất. Nhà quản lý sản xuất thành công là khi họ thiết lập được những mục tiêu và ra quyết định thực thi việc cần phải làm để đạt được điều đó. Nhà quản lý phải đặt mức độ ưu tiên của từng công việc và thực hiện theo thứ tự các công việc đó. Khi nhà quản lý thiết lập mục tiêu rõ ràng sẽ giúp nhân viên có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Thêm vào đó, khi người quản lý hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra, họ lại có thêm tinh thần và tự tin để theo đuổi mục tiêu khác lớn hơn. Do vậy, thật dễ hiểu khi những người quản lý thành công luôn là những người biết cách xác định mục tiêu trong cuộc sống và công việc.
Thiết lập mục tiêu là kỹ năng rất quan trọng của nhà quản lý
Xem thêm >> Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART hiệu quả
4. Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả
Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là người quản lý sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình để thúc đẩy, định hướng để nhân viên thực hiện hành động nhằm hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Người sở hữu kỹ năng này sẽ biết nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, kiến thức chuyên môn tốt và biết cách quản lý nhân viên cấp dưới của mình.
Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo chỉ ra được những gì cần phải làm và thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành công việc. Người có khả năng lãnh đạo tốt sẽ xác định được sự thay đổi trong định hướng chiến lược và thực hiện các chiến lược đó với một thái độ tích cực.
Để trở thành một nhà quản lý sản xuất và vận hành hàng đầu, bạn cần nắm bắt những yếu tố như:
- Có phương án giải quyết vấn đề khéo léo và không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên trong công ty
- Trau dồi cho mình khả năng tư duy chiến lược để phân tích và lập kế hoạch hiệu quả, bỏ xa đối thủ cạnh tranh, đạt mục tiêu đề ra.
- Truyền lửa, tạo động lực, lan tỏa tinh thần tích cực để động viên mọi người cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
- Rèn tính kỷ luật, nếp sống quy củ có kỉ luật để trở thành nhà lãnh đạo đáng ngưỡng mộ trong mắt đồng nghiệp và nhân viên.
5. Kỹ năng giao tiếp
Chắc chắn kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể bỏ qua đối với một nhà quản lý. Bạn phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày vấn đề, khả năng ứng biến trước các tình huống khó. Nếu giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin mạch lạc, rõ ràng sẽ giúp nhân viên hiểu về định hướng, mục tiêu mà bạn đang đưa ra.
Không chỉ vậy, người quản lý sản xuất kinh doanh còn thường xuyên liên lạc với bộ phận của họ để hướng dẫn, phát triển sản phẩm đúng hướng đi. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp người quản lý triển khai công việc hiệu quả hơn, tạo nên sự đồng cảm và thấu hiểu với mọi người xung quanh.
Hãy rèn luyện tốt kỹ năng này bằng cách lắng nghe tích cực, khéo léo lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp, chú ý tới cảm xúc của người khác, quản lý tốt cảm xúc, quan tâm suy nghĩ của mọi người,...
Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn triển khai công việc hiệu quả hơn
6. Hoạch định lịch trình sản xuất
Lịch trình sản xuất khoa học và chi tiết là một trong các điều kiện cơ bản để quá trình sản xuất diễn ra đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Vì thế, quá trình hoạch định lịch trình sản xuất phải đảm bảo độ chính xác, thích hợp với từng công việc.
Để có thể làm được điều này, người quản lý sản xuất cần nắm bắt tổng quát tính chất và đặc trưng từng công việc, yêu cầu của mỗi giai đoạn cụ thể. Từ đó, họ sẽ có sự sắp xếp hợp lý và linh hoạt nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của từng bộ phận được thực hiện thuận lợi và đem lại giá trị, chất lượng cao.
7. Kỹ năng phân chia nhiệm vụ
Nhiều người cho rằng việc phân chia nhiệm vụ không phải là một kỹ năng bởi ai cũng có khả năng làm tốt công việc này. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là nhận định sai lầm. Trên thực tế, phân chia nhiệm vụ là công việc rất khó, yêu cầu tính cẩn thận và tầm nhìn xa. Vì thế, phân chia nhiệm vụ hợp lý cũng là một kỹ năng cần nhà quản lý sản xuất rèn luyện và mãi giũa kỹ càng.
Bạn không thể là người quản lý sản xuất tốt nếu không giám sát, biết cách ủy thác công việc cho các thành viên hiệu quả. Kỹ năng này giúp nhà quản lý sản xuất xác định đúng điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm và giao nhiệm vụ dựa trên ưu điểm của họ. Với kỹ năng phân chia nhiệm vụ, các tác vụ cần được hoàn thành sẽ đạt chất lượng tốt nhất và cũng không khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, thiếu công bằng.
Để phát triển tốt kỹ năng này, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc:
- Đảm bảo phân chia đúng việc cho đúng người, đúng năng lực và thời điểm.
- Đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng.
- Luôn đề cao tính công bằng, hợp lý.
- Luôn giám sát tiến độ thực hiện.
- Yêu cầu thành viên phản hồi và báo cáo công việc
- Đánh giá mức độ hoàn thành chuẩn xác và đưa ra lời khen, khích lệ nhân viên có kết quả tốt.
Phân chia nhiệm vụ hợp lý giúp hoàn thành công việc tốt nhất
8. Ứng dụng công nghệ mới
Đây là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số. Hiện nay, hầu hết các hoạt động sản xuất, quản lý và vận hành doanh nghiệp đều được tối ưu hóa bằng những phần mềm, công nghệ hiện đại. Vì thế, người quản lý sản xuất phải thành thạo kỹ năng này để khai thác tốt những tính năng mới nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc.
Để trau dồi kỹ năng ứng dụng công nghệ, bạn phải có tư duy cởi mở, không ngại thay đổi và thích nghi tốt với cải tiến mới. Đặc biệt, nếu đã có tư duy chuyển đổi số, người quản lý phải dành thời gian đào tạo nhân viên về cách thức ứng dụng công nghệ. Chính vì vậy, nếu bạn thành thạo kỹ năng này, quá trình đào tạo sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
9. Nghiên cứu và phân tích
Để có thể xác định đúng loại sản phẩm, thị hiếu người dùng và vị thế của đối thủ cạnh tranh, người quản lý sản xuất phải có kỹ năng nghiên cứu tốt. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu tốt sẽ giúp người quản lý sản xuất nhận định cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất. Từ đó, xây dựng được nền tảng vững chắc để tạo ra sản phẩm chất lượng.
Khả năng phân tích và sử dụng dữ liệu còn giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định hỗ trợ kinh doanh hợp lý. Bên cạnh đó, khi thành thạo kỹ năng này, bạn cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục khó khăn và giải quyết mọi vấn đề hiệu quả.
Để nghiên cứu và phân tích hiệu quả, trước tiên bạn cần xác định vấn đề xảy ra. Sau đó, tiến hành nghiên cứu, phân tích vấn đề và tìm kiếm nguyên nhân xảy ra, các sự việc liên quan để đưa ra hướng xử lý thích hợp nhất. Kỹ năng phân tích và nghiên cứu rất quan trọng, chính là tiền đề giúp xử lý hiệu quả mọi vấn đề xảy ra trong công việc.
Xem thêm >> Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp qua mô hình SWOT
10. Tạo động lực cho nhân viên
Người quản lý tốt là người hiểu rõ tính chất công việc của mỗi bộ phận nhân viên. Từ đó, với yêu cầu công việc và KPI thích hợp cùng một chế độ đãi ngộ hợp lý, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả, chất lượng công việc cũng cao hơn. Không chỉ vậy, một người quản lý thông minh còn giảm giờ làm cho nhân viên bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cắt giảm công đoạn không cần thiết, làm mới sản phẩm,…
Tạo động lực cho nhân viên là cách thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả
11. Mức lương của quản lý sản xuất hiện nay
Mức lương hiện nay của quản lý sản xuất dao động khoảng 14 – 23 triệu/tháng. Mức lương này có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của người làm quản lý sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp.
Công việc quản lý sản xuất sẽ trở nên đơn giản, khoa học và hiệu quả hơn nếu bạn sở hữu 10 kỹ năng trên đây. Navigos Search hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn trở thành một quản lý sản xuất chuyên nghiệp. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi chúng tôi!
Gặp gỡ đội ngũ headhunter miền Nam tại đây!
Gặp gỡ đội ngũ headhunter miền Bắc tại đây!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam