Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp qua mô hình SWOT

Nội dung chính

Mô hình SWOT là công cụ quản trị hữu ích, hỗ trợ nhà quản lý nắm bắt và ra quyết định đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. 

Đại dịch Covid-19 càn quét đã đã khiến không ít doanh nghiệp lớn nhỏ phải “dừng cuộc chơi”. Đồng thời, đây lại là cơ hội cho nhiều tổ chức khác trở mình một cách mạnh mẽ. Điểm chung của các đơn vị này là biết cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh theo phương thức đã được chứng minh trong việc phân tích mô hình SWOT.

Vậy mô hình SWOT là gì? Liệu việc ứng dụng tốt SWOT có mang lại nhiều giá trị lớn cho doanh nghiệp? Cách ứng dụng mô hình SWOT hiệu quả nhất như thế nào? Hãy cùng Navigos Search tìm hiểu ngay.

1. SWOT là gì?

SWOT được viết tắt của 4 từ Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) , Threat (Thách thức) - là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp. 

SWOT được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng để phân tích tình hình cạnh tranh của một tổ chức, doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành trên thị trường. Mô hình này cũng được sử dụng cho mỗi cá nhân để phân tích bản thân và dựa vào đó lên kế hoạch cho tương lai.

SWOT là gì?

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh

2. SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Việc phân tích mô hình SWOT cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin hữu ích để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển. Đồng thời, phân tích ma trận SWOT còn là cơ sở để nhà quản trị sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phân chia nhiệm vụ hợp lý nhằm phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh.

Hầu hết các nhà quản trị luôn tự tin rằng họ biết rõ doanh nghiệp mình cần những gì để trở nên thành công hơn. Tuy nhiên, nếu phân tích mô hình SWOT sẽ buộc họ phải nhìn nhận đa chiều hơn. 

Đối với doanh nghiệp, mô hình phân tích SWOT giúp nhà quản lý nắm bắt rõ tình hình nguồn lực, lợi thế kinh doanh và các điểm yếu mà doanh nghiệp phải cải thiện. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp đánh giá nguy cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp và cơ hội tiềm năng ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Có được cái nhìn tổng quan, nhà quản lý sẽ có cơ sở vững chắc để tiến hành lên kế hoạch hiệu quả và tránh rủi ro không đáng có sau này.

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần ứng dụng đến phân tích mô hình SWOT:

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm ý tưởng
  • Ra quyết định
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ, hạn chế điểm yếu
  • Giải quyết những vấn đề cá nhân như nhân viên sự, cơ cấu tổ chức, ngân sách tài chính,…

Xem thêm >> Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Nhiều vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp cần đến SWOT

3. Phân tích mô hình SWOT như thế nào cho đúng?

Để tránh dựa vào hiểu biết cá nhân về doanh nghiệp, nhà quản lý hãy tập hợp nhiều người từ các phòng ban, cấp độ khác nhau để xây dựng thông tin bao quát, chính xác và sâu sắc nhất. Những yếu tố quan trọng nhất khi phân tích mô hình SWOT là:

Strength - Điểm mạnh

Điểm mạnh là lợi thế của doanh nghiệp hoặc dự án, sản phẩm, dịch vụ,… Đây phải là đặc điểm nổi trội, độc đáo nhất mà doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Dựa vào một số yếu tố dưới đây, doanh nghiệp có thể tìm ra điểm mạnh của mình:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Giá thành, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình làm việc, hệ thống kỹ thuật
  • Văn hóa, quản trị

Weakness - Điểm yếu

Điểm yếu là những yếu tố bất lợi hiện tại của doanh nghiệp. Để cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường, doanh nghiệp phải khắc phục:

  • Điểm nào cần phải khắc phục để nâng cao lợi thế cạnh tranh?
  •  Quy trình nào cần phải cải thiện?
  • Tài sản nào phải bổ sung?
  • Tồn tại khoảng trống nào cần được lấp đầy?
  • Địa điểm hay trụ sở đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Opportunities - Cơ hội

Các tác động nào từ bên ngoài sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn? Đó có thể là:

  • Sự phát triển của thị trường
  •  Đối thủ yếu kém, tiếng xấu
  •  Xu hướng công nghệ thay đổi
  •  Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
  •  Đối tác, chủ đầu tư
  •  Thời tiết
  •  Chính sách, luật pháp

Threat - Thách thức

Yếu tố bên ngoài gây khó khăn trên con đường phát triển vững mạnh của doanh nghiệp chính là nguy cơ, thách thức. Các vấn đề sau đây sẽ giúp nhà quản lý tìm ra nguy cơ mà tổ chức có thể gặp phải trong tương lai:

  • Những đối thủ cạnh tranh phải đối phó sau này?
  •  Nhà cung ứng có cung cấp nguyên vật liệu theo mức giá hợp lý?
  •  Sự phát triển của công nghệ hiện đại có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp?
  •  Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có gây khó khăn cho doanh nghiệp?
  •  Xu thế của thị trường trong tương lai có là thách thức, khó khăn?

Sau khi tìm ra nguy cơ, doanh nghiệp cần đề ra phương án giải quyết hiệu quả. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cần nâng cao kỹ năng quản trị của mình để không bị nguy cơ, thách thức nhấn chìm hoàn toàn. 

Phân tích mô hình SWOT như thế nào cho đúng?

Cách phân tích SWOT chính xác

Xem thêm >> Quản trị doanh nghiệp đã khó, nay lại càng khó hơn trong thời kỳ cạnh tranh

4. Cách xây dựng chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp từ mô hình SWOT

Chiến lược S-O

Chiến lược S-O được xây dựng qua việc kết hợp điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác cơ hội bên ngoài. Chiến lược này cần được ưu tiên hàng đầu bởi sự đơn giản, không tốn nhiều công sức xây dựng. Chiến lược S-O tương ứng với những chiến lược ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chiến lược W-O

Chiến lược W-O được hình thành từ việc vận dụng điểm yếu để khai thác cơ hội tiềm năng. Chiến lược này mang tính phức tạp hợp S-O bởi vì khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực để tận dụng được cơ hội. Trong một số trường hợp, sau khi doanh nghiệp đã khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội cũng không còn nữa. Chiến lược W-O tương ứng với chiến lược trung hạn trong doanh nghiệp.

Chiến lược S-T

Chiến lược S-T xuất hiện từ việc sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để hạn chế nguy cơ, thách thức. Việc xây dựng chiến lược S-T giúp tránh được những rủi ro tiềm ẩn có tác động xấu đến doanh nghiệp. Tương tự với S-O, chiến lược S-T sẽ tương ứng với chiến lược ngắn hạn.

Chiến lược W-T

Chiến lược W-T là chiến lược phức tạp nhất trong quá trình phân tích mô hình SWOT. Chiến lược W-T có được từ việc khắc phục điểm yếu để hạn chế những mối đe dọa từ bên ngoài. W-T là dạng chiến lược phòng thủ cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích SWOT, các doanh nghiệp cần tránh một số sai lầm sau đây:

  • Tạo danh sách quá dài gồm cả ý tưởng không khả thi
  • Phân tích mơ hồ
  • Không phát hiện chính xác điểm yếu của doanh nghiệp
  • Đề cập đến cơ hội không thực tế

Cách xây dựng chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp từ mô hình SWOT

Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên mô hình SWOT

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về phân tích SWOT, cách xây dựng chiến lược theo mô hình SWOT đúng chuẩn để áp dụng hiệu quả cho tổ chức của mình.

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, Navigos Search tự tin mang đến giải pháp nhân sự tối ưu hàng đầu cho các doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường lao động và am hiểu từng ngành nghề cốt lõi. Hãy liên hệ đến chúng tôi để có được những lời khuyên, tư vấn và giải pháp nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn.

Còn rất nhiều thông tin hữu ích, thông tin về ngành nghề hot trên thị trường được cập nhật liên tục tại FanpageLinkedIn của Navigos Search nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop