Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, tính năng của sản phẩm và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có một vị giám đốc sản xuất tài năng. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt được công việc của giám đốc sản xuất trong hoạt động kinh doanh dẫn đến giám đốc sản xuất phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc của giám đốc điều hành hay giám đốc Marketing. Điều này đã làm lu mờ vai trò và khả năng của giám đốc sản xuất. Vậy công việc cụ thể của giám đốc sản xuất là gì? Cùng Navigos Search tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giám đốc sản xuất là gì?
Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO) là vị trí quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho toàn bộ các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Họ là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế hoạch, đúng chất lượng và số lượng đã đề ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như mang lại giá trị cho khách hàng và cả doanh nghiệp.
Từ khâu phát triển ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện triển khai, giám sát sản xuất đến khâu đảm bảo chất lượng và đầu ra của sản phẩm đều có sự tham gia và quản lý của giám đốc sản xuất.
Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO)
2. Nhiệm vụ của một Giám đốc sản xuất
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh - sản xuất, quy mô và cách vận hành. Vì thế, công việc cụ thể của giám đốc sản xuất sẽ có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, một giám đốc sản xuất sẽ có những nhiệm vụ chính yếu sau:
Xây dựng quy trình sản xuất
Giám đốc sản xuất cần xây dựng được quy trình gồm các bộ phận liên quan như: triển khai sản xuất, giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm,... Sau khi hoàn thiện, quy trình sản xuất sẽ được phổ biến tới các bộ phận cấp dưới như quản lý sản xuất hoặc tổ trưởng sản xuất để theo dõi và thực hiện, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất và góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch sản xuất
Với vai trò này, giám đốc sản xuất sẽ trực tiếp làm việc với các bên liên quan để thiết lập, xây dựng quy trình sản xuất cụ thể bao gồm: triển khai, giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm,...
Sau khi kế hoạch sản xuất hoàn thành sẽ được phổ biến đến từng bộ phận, từng dây chuyền sản xuất để toàn thể nhân viên có thể nắm được mục tiêu về số lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.
Trong suốt quá trình sản xuất, CPO luôn theo dõi tiến độ để kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp khi có sự cố xảy ra, đảm bảo quá trình sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch sản xuất
Trong các doanh nghiệp lớn, dưới giám đốc sản xuất còn có các vị trí quản đốc nên việc chỉ đạo và triển khai kế hoạch sản xuất sẽ do những quản đốc sản xuất thực hiện. Nhưng nếu ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nhiệm vụ này sẽ do giám đốc sản xuất kiêm nhiệm.
Lúc này, CPO có nhiệm vụ trực tiếp phân công nhiệm vụ cho từng công nhân, nhân viên trong ca sản xuất. Hơn nữa, CPO phải giám sát, điều hành, đôn đốc công nhân triển khai công việc, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình và đáp ứng tốt tiêu chí.
Ngoài ra, giám đốc sản xuất là người chủ động đề xuất các giải pháp tối ưu hiệu quả sản xuất sau khi cân đối năng lực sản xuất giữa các phân xưởng. Cuối cùng là chịu trách nhiệm và báo cáo tiến độ, thực trạng và kết quả sản xuất với cấp trên.
Nhiệm vụ của một CPO
Quản lý trang thiết bị, máy móc
Trang thiết bị, máy móc và vật tư sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm hoàn thành so với kế hoạch được đưa ra. Vì thế, giám đốc sản xuất cần quản lý trang thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng sản xuất cho doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra trang thiết bị để kịp thời sửa chữa khi có sự cố xảy ra, đảm bảo quá trình sản xuất và an toàn cho người lao động
Bên cạnh đó, CPO còn phải nghiên cứu và báo cáo đề xuất trình lên cấp trên về việc mua mới, thay thế tài sản khi cần thiết.
Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự
CPO sẽ xây dựng kế hoạch về nhu cầu nhân sự cho các phòng ban thuộc bộ phận sản xuất, hỗ trợ bộ phận nhân sự trong việc tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên. Trực tiếp hướng dẫn, đào tạo nhân sự mới (thông thường là từ cấp quản lý, trưởng phòng trở lên).
Giám đốc sản xuất cũng là người đánh giá hiệu quả làm việc của tổ trưởng sản xuất, trưởng phòng sản xuất,... Trong trường hợp nhận thấy nhân sự đó không còn phù hợp với các yêu cầu công việc, CPO có thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với họ. Đồng thời, CPO sẽ lên kế hoạch đào tạo nhân sự tiếp nhận vị trí giám đốc nhân sự khi cần.
Xem thêm >> Quản lý nhân sự: Định nghĩa, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có
Lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp
CPO là vị trí lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở những nhiệm vụ chuyên môn hay quản lý bộ phận, họ còn có nhiệm vụ hỗ trợ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Nhiệm vụ này thể hiện qua việc: ra quyết định, tham mưu, cố vấn quy trình sản xuất, xây dựng văn hóa kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp, lên ý tưởng kinh doanh và kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp,...
Các nhiệm vụ khác
Ngoài các nhiệm vụ chính nêu trên, giám đốc sản xuất còn tham gia vào nhiệm vụ khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng; điều phối thiết kế, cải thiện, cập nhật sản phẩm; điều hành các hoạt động quảng bá, truyền thông, sự kiện ra mắt sản phẩm;... để tăng độ uy tín của thương hiệu và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3. Yêu cầu khi tuyển dụng vị trí Giám đốc sản xuất
Trình độ học vấn
Đối với vị trí quản lý cấp cao như Giám đốc sản xuất, nhà tuyển dụng thường yêu cầu học vấn từ cấp bậc Tiến sĩ trở lên trong những lĩnh vực liên quan như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế, IT, Quản lý sản phẩm, Marketing, Tâm lý học, Kỹ thuật,...
Kinh nghiệm
Để ứng tuyển vị trí CPO thành công, bạn phải có tối thiểu từ 5 - 10 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý thuộc bộ phận sản xuất hoặc các vị trí tương đương. Bạn cũng cần phải có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, quản lý, truyền thông, xử lý các tình huống phát sinh,... để có thể phối hợp với các bộ phận liên quan, đảm bảo hiệu quả sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp
Yêu cầu công việc của CPO
Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò là người đứng đầu bộ phận quản lý sản xuất, CPO không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo. Họ phải có khả năng quản lý nhân viên, giải quyết công việc và tạo được lòng tin từ các bên liên quan.
Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ năng rất cần thiết với một giám đốc sản xuất bởi vì họ phải thực hiện nhiều bài thuyết trình, diễn thuyết với cấp trên và các bộ phận liên quan như: tiếp thị, nghiên cứu, phân tích, quản lý, lợi nhuận của sản phẩm.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp giám đốc sản xuất làm việc và giao tiếp với các bộ phận liên quan, đảm bảo bộ máy sản xuất hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp CPO truyền cảm hứng, truyền đạt yêu cầu tới công nhân hiệu quả hơn, đồng thời giải quyết êm thấm các mâu thuẫn trong công việc và giữa các bộ phận.
Kỹ năng phân tích
CPO là người trả lời cho câu hỏi: “Vì sao sản phẩm này phải được sản xuất?”. Do đó, họ phải sở hữu kỹ năng phân tích thị trường và nhu cầu người tiêu dùng để tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng, phát triển hơn.
Kỹ năng tin học
CPO phải thành thạo những kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như MS Word, Excel, Powerpoint để giao tiếp với nhân viên, đối tác và các bên liên quan. Ngoài ra, giám đốc sản xuất cũng cần nắm các kỹ năng phần mềm như: Illustrator, Dreamweaver, Visio, Photoshop để phục vụ công việc tốt hơn.
4. Mức lương hiện nay của Giám đốc sản xuất
Mức lương hiện nay của giám đốc sản xuất dao động từ 22 - 32 triệu đồng/tháng. Một số người có nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn có thể sở hữu mức thu nhập lên đến 50 - 60 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, mức lương của vị trí CPO ẽ chịu tác động bởi nhiều yếu như: thâm niên, kinh nghiệm, quy mô của doanh nghiệp,... Mặt bằng chung thì thu nhập của Giám đốc sản xuất được đánh giá là tương đối hấp dẫn so với nhiều vị trí khác tương đương.
Xem thêm >>
5. Tuyển dụng Giám đốc sản xuất mới nhất
Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí Giám đốc sản xuất, hãy tham khảo các tin tuyển dụng đang được đăng tuyển tại Navigossearch.com. Với mạng lưới tuyển dụng rộng khắp cùng nhiều vị trí việc làm được đăng tải, Navigos Search cung cấp cho bạn danh sách các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng giám đốc sản xuất và các vị trí nhân sự cấp cao khác.
Tuyển dụng Giám đốc sản xuất mới nhất tại Navigossearch.com
Với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia headhunter đông đảo rất giàu kinh nghiệm và am hiểu thị trường lao động, công ty săn nhân tài Navigos Search chính là nơi cung cấp nhân lực cấp cao hàng đầu tại Việt Nam.
Navigos Search thuộc tập đoàn Navigos Group là một đơn vị sở hữu trang web tuyển dụng số 1 Việt Nam - Vietnamworks. Với lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp và hơn 5,000,000+ tài khoản từ dữ liệu VietnamWorks đã trở thành nguồn tài nguyên phong phú cho các headhunter hỗ trợ khách hàng trong mọi lĩnh vực ngành nghề.
Navigos Search - Đơn vị headhunter uy tín nhất hiện nay
Bên cạnh đó, quy trình làm việc tại đây hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và độ bảo mật cao, đảm bảo thông tin chất lượng nhất. Tất cả những điều đó đã giúp Navigos Search vươn đến tầm cao mới trong chất lượng phục vụ khách hàng, dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam.
Để chọn được ứng viên cao cấp và chất lượng nhất cho vị trí Giám đốc vận hành, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà V - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam