Xử lý xung đột, hòa giải như thế nào là khéo léo?

Nội dung chính

Rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả không chỉ xây dựng được tinh thần tập thể đoàn kết mà còn ngầm thể hiện bạn là người quản lý chuyên nghiệp.

Dù là nhà quản lý hay một nhân viên bình thường, rất khó để bạn tránh được những cuộc xung đột, bất đồng ý kiến với người khác trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày. Do đó, rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột sẽ giúp bạn xử lý chúng dễ dàng hơn cũng như nâng cao cơ hội trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp. Khám phá ngay những chia sẻ dưới đây của Navigos Search - thương hiệu headhunter hàng đầu Việt Nam để nắm được cách quản trị xung đột hiệu quả nhất nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết xung đột 

Xung đột được hiểu là sự đối lập về nhu cầu, giá trị và lợi ích cá nhân, nhóm,... trong doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết đang có xung đột:

Thiếu tin tưởng lẫn nhau

Lòng tin tưởng là yếu tố quan trọng để mọi người cùng hoàn thành mục tiêu chung. Nếu thiếu đi sự tin tưởng sẽ dẫn đến lòng đa nghi, khiến các quyết định đưa ra khó đi đến thống nhất giữa các thành viên, gây nên xung đột.

Chia phe trong các cuộc thảo luận

Có những đồng nghiệp thân thiết sẵn ở mối quan hệ bên ngoài nên trong công việc, họ thường bảo vệ lẫn nhau, thậm chí còn có tình trạng “ghét hùa” với một đối tượng khác. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhóm và có thể dẫn đến tình trạng tranh luận phiến diện khi hợp với nhóm khác.

Chối bỏ trách nhiệm và lỗi sai trong công việc

Nếu một thành viên trong nhóm làm sai nhưng không đứng ra nhận lỗi, không nhận trách nhiệm thuộc về mình thì chắc chắn việc tranh cãi, xung đột là điều không tránh khỏi.

Không chú trọng mục tiêu chung

Trong doanh nghiệp, việc trung hòa các cá tính và lợi ích cá nhân là điều rất khó. Nếu mỗi cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân, không nỗ lực vì mục tiêu phát triển chung của tổ chức thì mâu thuẫn nội bộ diễn ra là điều dễ hiểu.

Thể hiện thái độ ra mặt

Các cuộc tranh luận, đưa ra ý kiến không đồng nhất rất dễ trở thành tranh cãi. Một số thành viên còn thể hiện rõ ràng không thích, không ưa ý kiến của người khác thông qua ánh mắt, ngôn ngữ hình thể,...

Xem thêm >> 9 kỹ năng mềm trong quan trọng nhất trong công việc

Quản trị xung đột là gì?

Quản trị xung đột là gì?

2. Tại sao xảy ra xung đột trong doanh nghiệp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xung đột trong doanh nghiệp, trong đó phổ biến là:

  • Xung đột nhiệm vụ: Thành viên này không thực hiện công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng khiến việc thực hiện công việc tiếp theo bị gián đoạn. Chẳng hạn như, kế toán viên sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu nhân viên thống kê, chuyên viên phân tích dữ liệu cập nhật trễ số liệu.
  • Xảy ra mâu thuẫn với người đứng đầu: Quản lý hay người đứng đầu có nhiệm vụ tổng hợp, đưa ra quyết định nên rất dễ khiến mọi người không hài lòng. Thậm chí một số thành viên còn ngầm đánh giá, bàn tán về năng lực của người dẫn dắt.
  • Phong cách làm việc không phù hợp: Mỗi cá nhân với một tính cách đặc biệt và nếu không kiểm soát được cảm xúc, không gạt bỏ cái tôi thì việc xảy ra xung đột là điều sớm muộn.
  • Phân biệt đối xử: Trong các doanh nghiệp, tình trạng “ma cũ” bắt nạt “ma mới” hay người có chức quyền cậy thế phân biệt đối xử với nhân viên cấp dưới vẫn còn xảy ra. Điều này gây tác động xấu đến quá trình hợp tác làm việc vì mục tiêu chung và ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp.
  • Xung đột ý tưởng: Khi bàn bạc ý tưởng, mỗi người sẽ có ý tưởng độc đáo riêng và đều cố gắng bảo vệ nó. Quá nhiều ý kiến đưa ra khiến cuộc tranh luận trở nên gay gắt, nảy lửa hơn. Và nếu không có người đầu tàu vững vàng thì tình trạng này sẽ kéo dài, khiến cuộc tranh luận không còn mang tính xây dựng, gây sự khó chịu cho mỗi cá nhân, tạo nên xung đột nhóm,... 

Xem thêm >> Phát triển tốt kỹ năng làm việc nhóm và lợi ích nhận được

Rất nhiều nguyên nhân gây nên xung đột

Rất nhiều nguyên nhân gây nên xung đột

3. Nhà quản trị xử lý xung đột khéo léo như thế nào?

Cùng xem gợi ý dưới đây để giải quyết xung đột hiệu quả nhất:

Làm rõ vấn đề nằm ở đâu

Trước tiên, nhà quản lý cần xem xét kỹ để biết được tại sao lại có xung đột này, mọi người có đang hành xử vì mục tiêu chung hay không,... Chỉ khi tìm ra chính xác nguyên nhân, bạn và đồng đội mới đủ bình tĩnh để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Tuyệt đối đừng im lặng bỏ qua bởi vì vấn đề nhỏ tích tụ lâu dần sẽ hình thành vấn đề lớn phức tạp, khiến xung đột nhóm càng căng thẳng, khó giải quyết hơn.

Lắng nghe tích cực

Cuộc xung đột xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên người đứng đầu cần tích cực lắng nghe từ nhiều phía và giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh để phân tích, so sánh với quan điểm trên góc nhìn toàn diện. Điều này cũng giúp đảm bảo sự công bằng, tránh suy nghĩ thiên vị và hình thành nên tư duy trung lập, khách quan nhất có thể.

Đưa ra nhiều giải pháp khách quan

Bạn không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc mọi người làm theo mà hãy để họ cùng thảo luận đưa ra nhiều phương án tối ưu. Sau đó, hai bên thống nhất giải pháp hiệu quả cuối cùng. Cách giải quyết này sẽ không đưa bên nào vào thế bị ép buộc và tránh được tình trạng đẩy căng thẳng, xung đột lên cao hơn.

Đảm bảo mọi người đều dẹp bỏ cái tôi

Mọi cuộc tranh cãi sẽ không thể giải quyết được nếu một trong hai bên không chịu đặt “cái tôi” xuống. Việc buông bỏ “cái tôi” không có nghĩa là buộc bên nào thừa nhận mình sai hay thua cuộc mà đơn giản là để nhìn nhận ý kiến của đối phương khách quan hơn. Bởi lẽ đó, khi đứng ra giải quyết, bạn cần đảm bảo mình đã hiểu rõ vấn đề và đảm bảo mọi người đều gạt bỏ cái tôi để cùng giải quyết xung đột một cách ôn hòa.

Động viên tinh thần gắn kết, phát triển bền vững

Điều quan trọng nhất là sau các cuộc xung đột, bạn sẽ vực dậy được tinh thần và đoàn kết tất cả mọi người lại với nhau vì mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Đừng liên tục nhắc lại những tranh cãi, xung đột của mọi người bởi vì điều này không thể giải quyết được gì mà còn gây thêm hiềm khích, tạo khoảng cách trong nội bộ. Bạn cũng có thể tổ chức các cuộc giải trí ngoài giờ để thúc đẩy tinh thần làm việc và gắn kết mọi người lại gần nhau hơn.

Xem thêm >> Kỷ luật bản thân để mọi nỗ lực không tan thành mây

Cách xử lý xung đột khéo léo

Cách xử lý xung đột khéo léo

Dù bạn đang quản lý 5 hay 500 người đi chăng nữa thì những căng thẳng, bất đồng đều rất khó tránh khỏi. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn ngăn chặn hiệu quả những “cuộc chiến" này xảy ra. Tuy nhiên, đừng quên rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột mỗi ngày để trở thành một người quản lý tuyệt vời nhé.

Ngoài ra, hãy truy cập thường xuyên trang FanpageLinkedIn của Navigos Search để nắm bắt xu hướng mới nhất, thông tin thị trường lao động, các ngành nghề hot hiện nay và những lời khuyên hữu ích nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn đồng hành cùng Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop