Việc làm ngành luật có phải đã hết thời?

Nội dung chính

Việc làm ngành luật trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa có gì mới mẻ? Triển vọng việc làm ngành này có còn rộng mở để dang tay chào đón ứng viên?

Cuộc cách mạng 4.0 đang tác động, làm thay đổi toàn bộ ngành nghề trong xã hội và không ngoại trừ việc làm ngành luật. Đặc biệt, với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, ngành luật đang có những đổi mới để duy trì kết nối và tiếp tục hoạt động. Vậy, triển vọng việc làm hiện nay như thế nào? Một người định hướng theo ngành luật cần đối mặt, vượt qua thách thức gì? Navigos Search sẽ mang đến câu trả lời chính xác nhất qua thông tin bên dưới!

1. Tầm quan trọng của ngành luật hiện nay

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, tầm quan trọng của ngành luật ngày càng được khẳng định và chú trọng. Đối với các doanh nghiệp, việc hiểu biết pháp luật được xem là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. 

Vì thế, dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều cần có bộ phận pháp lý, pháp chế. Đặc biệt, các công ty, tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam càng có nhu cầu cao về nhân sự pháp lý. Những điều này có thể thấy tầm quan trọng của ngành luật hiện nay như thế nào.

Ngành luật đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực hoạt động

2. Nhu cầu nhân sự việc làm ngành luật như thế nào?

Theo thông tin thống kê từ Bộ Tư pháp, chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam vào năm 2020 đã cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Chắc chắn đến thời điểm hiện tại, những con số trên sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đó cũng là lý do tại sao cơ hội việc làm ngành luật cũng như nhu cầu nhân lực đang được xếp vào nhóm ngành phát triển.

Thêm vào đó, trong thời đại ngày nay, đồng tiền luôn được tận dụng cho các cơ hội đầu tư, kinh doanh thì Cử nhân ngành luật kinh tế càng có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn tài chính, cung cấp những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn và sáng suốt cho khách hàng. Có thể khẳng định rằng, đây là ngành nghề đầy triển vọng.

3. Cơ hội việc làm rất rộng mở

Có “vị thế” trong thời kỳ hội nhập, ngành luật đem đến cho ứng viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Khi được đào tạo bài bản tại các trường Đại học về chuyên ngành luật, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí việc làm khác nhau như: Chuyên viên tư vấn pháp luật và chuyên viên pháp chế, giám đốc pháp chế tại doanh nghiệp, thẩm phán, điều tra viên, chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp, luật sư tại Tòa án, Viện kiểm sát, sở Tư pháp, hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật,...

Trên thị trường lao động hiện nay, mức lương việc làm ngành luật được xem là khá cao và ổn định. Trên thực tế, mức lương ở lĩnh vực này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí làm việc, năng lực chuyên môn và cả sự phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm >>

Cơ hội việc làm và mức lương nhận được khá hấp dẫn

4. Thách thức gì đặt ra cho người làm trong ngành này?

Làm việc trong lĩnh vực nào cũng có những lợi ích, khó khăn và ngành luật cũng không ngoại lệ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về những khó khăn khi làm trong ngành này:

Làm luật cần "học nữa, học mãi"

Để theo đuổi ngành luật, ít nhất ứng viên phải trải qua thời gian đào tạo chương trình đại học là 4 năm. Nếu muốn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp, bạn còn cần học thêm chương trình cao học hoặc bạn có thể tự nghiên cứu các chương trình, tài liệu chuyên ngành nâng cao. Không chỉ đơn thuần gói gọn trong 4 năm đại học mà bạn cần trau dồi, học tập nhiều hơn thế nữa.

Mặt khác, các bộ luật trong nước hiện nay gồm hàng trăm, hàng ngàn văn bản pháp lý. Chúng không cố định mà sẽ luôn được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội và đất nước. Chính vì vậy, cái khó của những người làm trong ngành luật phải liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức luật và điều này có thể không có điểm dừng trên con đường phát triển nghề nghiệp.

Khả năng thích ứng công nghệ

Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành luật rộng mở đồng nghĩa với yêu cầu về kỹ năng ngày càng cao. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 yêu cầu khả năng thích ứng của con người cao hơn. Sự choáng ngợp trước thay đổi lớn về công nghệ và hướng đi, những tư duy cũ sẽ là cú sốc đối với sinh viên học luật và cả người đang làm trong ngành này.

Hầu hết sinh viên theo học vẫn đang tiếp thu cách dạy truyền thống về luật trong trường đại học sẽ rất khó tiếp cận được với công nghệ mới nếu không tự học, rèn luyện bản thân. Còn với người đang hành nghề, họ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối tư duy trước đó và việc tiếp cận với công nghệ thật sự không dễ dàng. Đây sẽ là trở ngại lớn đối với ngành luật khi nhân lực không tiếp cận và quản lý tốt công nghệ liên quan đến pháp lý. 

Không chỉ vậy, các tổ chức và công ty luật luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu, tuyển chọn nhân sự có năng lực, thành thạo công nghệ để đảm bảo hiệu suất làm việc cao và chính xác nhất có thể.

Áp lực cạnh tranh, bị đào thải

Ngành nào cũng có những khó khăn, áp lực nhất định. Đối với ngành luật, áp lực cạnh tranh trong ngành và áp lực bị đào thải rất cao. Đây được đánh giá là khó khăn lớn khi học ngành luật mà nhiều người phải dè chừng và không ngừng học hỏi để trụ vững trong nghề.

Rất nhiều khó khăn trong nghề cần vượt qua

Dễ bỏ cuộc nếu không thật sự đam mê

Bất cứ ngành nghề nào, muốn đi đến thành công đều nỗ lực và đam mê. Nếu bạn lựa chọn học luật theo định hướng của người thân, gia đình hay chạy theo xu hướng việc làm vì ngành luật có thu nhập cao,… thì rất khó để tiến xa, gắn bó lâu dài với nghề. Đặc biệt, các kiến thức pháp luật được nhận định khá khô khan. Quả thật, nếu không thật sự đam mê và nhiệt huyết thì bạn sẽ không đủ kiên trì để vượt qua khó khăn dẫn đến chán nản. Dù có bám trụ thì kết quả công việc mang lại cũng không đạt hiệu quả cao.

Thêm vào đó, tính chất việc làm ngành luật yêu cầu bạn phải tự rèn luyện sự khắt khe, nghiêm túc, khách quan và trung trực nên bạn phải định hướng con đường phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

Lĩnh vực nào cũng có ưu, nhược điểm và chỉ cần bạn đam mê, nỗ lực rèn luyện tốt thì sẽ dễ dàng vượt qua tất cả. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Navigos Search sẽ giúp bạn vững tin hơn trên con đường mình đã chọn và hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.

Nếu bạn tìm kiếm việc làm ngành luật hay đang quan tâm các vị trí công việc cấp trung, cấp cao chất lượng, hãy truy cập danh mục việc làm tại Navigossearch.com để không bỏ sót bất kỳ tin tuyển dụng nào. Hay nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi để nhanh chóng sở hữu ứng viên tiềm năng nhất.

Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Với thế mạnh sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, quy trình làm việc bài bản và mang đến giải pháp tuyển dụng tối ưu, Navigos Search tự tin là thương hiệu headhunter uy tín số 1 Việt Nam hiện nay.

Hơn 20 kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tự hào mang đến hàng triệu cơ hội việc làm chất lượng cho người tìm việc và hỗ trợ, giúp hàng trăm ngàn doanh nghiệp tìm thấy ứng viên giỏi, phù hợp. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để “chắp cánh” cho ứng viên và doanh nghiệp chạm đến ước mơ thông qua dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop