Không ngừng đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dùng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu của kỹ sư QA
Trước tình hình kinh tế, sản xuất cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự kỳ vọng về chất lượng của sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng cao. Khi đó, vị trí kỹ sư QA càng được các doanh nghiệp chú trọng. Vậy, vai trò của kỹ sư QA trong doanh nghiệp là gì? Kỹ sư QA cần phải làm gì để ứng phó linh hoạt và bắt nhịp với nhu cầu của thị trường?
1. Kỹ sư QA là gì?
Kỹ sư QA là những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng quy trình, hệ thống sản xuất của doanh nghiệp theo chuẩn mực. Hiểu theo cách đơn giản, để có thể tạo ra sản phẩm sẽ cần trải qua rất nhiều công đoạn và Kỹ sư QA chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình sản xuất trong các nhà máy và doanh nghiệp.
2. Kỹ sư QA làm gì trong các doanh nghiệp sản xuất?
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm sản xuất tại mỗi doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể của kỹ sư QA sẽ có sự khác nhau. Về cơ bản, họ phải thực hiện các công việc dưới đây:
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng nhất định, phù hợp với
- doanh nghiệp
- Giám sát việc tuân theo các quy định, tiêu chuẩn quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm,
- an toàn trong quá trình sản xuất
- Phát hiện, xử lý sự cố xảy ra trong quá trình quản lý chất lượng
- Tổ chức chương trình đào tạo, hướng dẫn để nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ thống quản lý chất lượng
- cho nhân viên sản xuất và nhân viên QA
- Tìm hiểu, nghiên cứu tiêu chuẩn mới cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp
- Theo dõi, kiểm tra, định kỳ cập nhật hệ thống văn bản theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
- Hỗ trợ bộ phận có liên quan để hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý chất lượng
Kỹ sư QA là gì?
3. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư QA
Hiện nay, nghề kỹ sư QA có vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động của công ty, doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển và sự gia tăng liên tục của các doanh nghiệp nước ngoài thì nhu cầu tuyển dụng kỹ sư QA lại càng tăng cao hơn nữa với mức lương dao động từ 9 - 20 triệu đồng/tháng (Mức lương sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp).
Thu nhập tốt cùng cơ hội việc làm rộng mở là điểm nổi bật của kỹ sư QA. Hơn nữa, khi làm nghề này, bạn còn được học hỏi thêm nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng đa dạng và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, nâng cao cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ.
4. Liệu con đường nghề nghiệp kỹ sư QA có "trải thảm đỏ"?
Song song với cơ hội nghề nghiệp, những người làm kỹ sư QA cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trong nghề:
Kỹ năng và kiến thức chuyên môn còn yếu
Rất nhiều ứng viên kỹ sư QA mới vào nghề chưa có đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu. Việc thiếu hụt kiến thức và kỹ năng làm nghề khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian đào tạo để nhân viên của mình thuần thục công việc.
Chất lượng hàng hóa cạnh tranh gay gắt
Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và đời sống con người ngày càng nâng cao hơn. Do đó, yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, hàng hóa phải tốt, phải bắt mặtmắt để thu hút khách hàng hơn. Khi nhu cầu của người tiêu dùng nâng cao và liên tục thay đổi yêu cầu các kỹ sư QA cần nắm bắt để đáp ứng tốt thị hiếu, xu hướng hiện tại.
Hơn thế nữa, trong tình hình kinh tế mở cửa, hàng hóa ngoại nhập trở nên đa dạng hơn, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng. Rất nhiều sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam ngày càng rơi vào “thế yếu” hơn so với hàng nhập khẩu. Bài toàntoán làm thế nào để chất lượng sản phẩm, hàng Việt sánh ngang hoặc cao hơn với hàng nhập khẩu đặt ra cho những người làm kỹ sư QA.
Những khó khăn và thách thức trong nghề
Trình độ công nhân còn hạn chế
Trên thực tế, đội ngũ công nhân tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam không có trình độ cao. Họ chủ yếu làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại và tập trung vào số lượng đạt được chứ không chú trọng chất lượng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại và áp dụng tiêu chuẩn cao sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc tiếp thu cái mới.
Lúc này, thách thức đặt ra cho kỹ sư QA là phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, giao tiếp và thuyết phục tốt để làm việc hiệu quả với đội ngũ công nhân nhằm nâng cao trình độ cho họ, mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô nhỏ. Nếu mở rộng sản xuất, doanh nghiệp cần trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng công việc sản xuất, kinh doanh và thách thức đặt ra là vấn đề về nguồn vốn. Do vậy, kỹ sư QA vừa phải xây dựng hệ thống quy chuẩn phù hợp với tình hình doanh nghiệp vừa cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt thị hiếu của người dùng.
5. Mức lương của kỹ sư QA
Hiện nay mức lương của các kỹ sư QA sẽ được xác định tùy vào kinh nghiệp, quy mô của các tổ chức, doanh nghiệp mà có sự phân bố khác nhau.
Với các vị trí làm việc đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này sẽ có mức lương trên 9 triệu đến 13 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng lên nếu họ có trên 3 - 4 năm kinh nghiệm với những cấp độ quản lý, trưởng bộ phận QA với mức lương có thể giao động khoảng trên 20 triệu/tháng. Bên cạnh vấn đề kinh nghiệm, mức lương của nhân viên QA còn tùy thuộc vào các điều kiện khác như: vị trí làm việc, khả năng lao động, cường độ làm việc cũng như số lượng năm kinh nghiệm của nhân viên cũng như quy mô công ty.
Ngoài ra, kỹ sư QA cũng sẽ nhận được nhiều quyền lợi khác với các chế độ đãi ngộ như hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, các khoản phúc lợi khác theo quy định pháp luật. Đồng thời, còn được thưởng chuyên cần, thưởng cuối năm, lương tháng thứ 13,... Có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và có triển vọng thăng tiến cao trong tương lai.
Xem thêm >>
- Chia sẻ cách tính lương Gross sang Net chính xác
- Lương tháng 13 là gì? Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 và cách tính thế nào?
6. Định hướng phát triển nghề nghiệp của kỹ sư QA
Dưới đây là những định hướng nghề nghiệp hấp dẫn mà kỹ sư QA không nên bỏ qua:
Kỹ thuật, phi kỹ thuật
Nếu bạn là người có kỹ năng lập trình thì định hướng kỹ thuật, phi kỹ thuật là lựa chọn chính xác. Với công việc này, bạn cần tích lũy thêm kinh nghiệm về rà soát, báo cáo lỗi, lên kế hoạch, giám sát quy trình phát triển sản phẩm,...
Định hướng nghề nghiệp rất đa dạng để bạn lựa chọn
Quản lý
Định hướng làm quản lý sẽ phù hợp với những bạn giỏi giao tiếp và có khả năng quản lý dự án. Để làm được điều này, bạn cần nâng cao chuyên môn, rèn luyện khả năng bao quát vấn đề hơn và một số kỹ năng mềm liên quan khác.
Định hướng chuyên gia
Con đường trở thành chuyên gia trong lĩnh vực QA luôn là lựa chọn hoàn hảo. Hãy tập trung nâng cao năng lực và trở thành nhân tố có ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp.
Freelancer
Nếu yêu thích sự tự do và muốn có được mức lương khủng thì freelancer là hướng đi hoàn hảo cho bạn. Bạn có thể làm kỹ sư QA cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc nhưng sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề cần đối mặt như về áp lực công việc, thời gian,... Do đó, nếu quyết định chọn hướng đi này thì bạn cần xem xét và cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Khởi nghiệp
Nếu đã hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm dày dặn thì bạn hoàn toàn tự xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng. Doanh nghiệp của bạn có thể chuyên về tư vấn chất lượng, sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc chuyên cung cấp giải pháp, quy trình về QA,...
Thành công sẽ đến với những kỹ sư QA nỗ lực không ngừng
Nói tóm lại, kỹ sư QA chính là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư QA rất lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức yêu cầu người làm phải không ngừng nâng cấp bản thân.
Navigos Search chúc bạn chọn được hướng đi tốt nhất và gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Rất nhiều lời khuyên và tư vấn nghề nghiệp hữu ích được cập nhật liên tục tại đây. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam