Trưởng phòng tài chính là gì? Mức thu nhập tối thiểu và tối đa?

Nội dung chính

Trưởng phòng tài chính là vị trí không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn chinh phục vị trí này để nhận được mức lương “khủng”, hãy cùng tìm hiểu công việc thực hiện và những yêu cầu cần có của một Trưởng phòng tài chính được Navigos Search chia sẻ dưới đây.

1. Trưởng phòng tài chính là gì?

Trưởng phòng tài chính là người đứng đầu bộ phận tài chính, chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của doanh nghiệp đó. Tùy vào quy mô hoạt động và cơ cấu nhân sự mà trên Trưởng phòng tài chính sẽ có Giám đốc tài chính (CFO) hoặc không.

Trưởng phòng tài chính quản lý nhân sự bao gồm nhân viên/chuyên viên tài chính, duyệt báo cáo tài chính, ra quyết định hoạt động đầu tư trực tiếp và phát triển chiến lược, kế hoạch phục vụ cho mục tiêu tài chính dài hạn của doanh nghiệp.

Trưởng phòng tài chính là vị trí đứng đầu bộ phận tài chính

Trưởng phòng tài chính là vị trí đứng đầu bộ phận tài chính

Ngày nay, vị trí này cũng thường xuyên hỗ trợ Giám đốc điều hành (CEO) trong việc đưa ra quyết định ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Trưởng phòng tài chính có thể được tuyển dụng trong nhiều môi trường khác nhau như các tập đoàn đa quốc gia, nhà bán lẻ, tổ chức tài chính, công ty sản xuất, trường học, doanh nghiệp,...

2. Nhiệm vụ chính cần thực hiện

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh hoặc quy mô của doanh nghiệp, nhiệm vụ cụ thể của vị trí này có thể khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn như, trong các doanh nghiệp lớn, vai trò của họ chú trọng nhiều đến việc phân tích chiến lược. Còn ở các tổ chức nhỏ hơn, họ phải xử lý những nhiệm vụ nhỏ lẻ để đảm bảo hoạt động tài chính diễn ra hiệu quả.

Tuy nhiên, về cơ bản, trách nhiệm thực hiện gồm có:

  • Cung cấp, phân tích thông tin tài chính.
  • Giám sát hướng đi của dòng tiền, dự đoán xu hướng trong tương lai và phân tích sự thay đổi tài chính để tư vấn phù hợp.
  • Xây dựng kế hoạch chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn.
  • Nghiên cứu, báo cáo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
  • Xây dựng cơ chế quản lý tài chính giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.
  • Tiến hành đánh giá cơ hội cắt giảm chi phí tài chính.
  • Quản lý hệ thống kế toán, báo cáo tài chính.
  • Phát triển các mối quan hệ bên ngoài như kiểm toán viên, luật sư, chủ ngân hàng,... để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khi cần.
  • Phê duyệt, kiểm tra báo cáo tài chính chính xác theo thời hạn để trình lên ban lãnh đạo.
  • Quản lý ngân sách, thu xếp nguồn tài chính mới và xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Giám sát nhân viên trong bộ phận tài chính.
  • Bám sát những thay đổi về các quy định, pháp luật tài chính.
  • Nhận nhiệm vụ khác từ Giám đốc tài chính.

3. Mức thu nhập ra sao?

Theo cuộc khảo sát lương từ Navigos Group, Tài chính thuộc Top 5 ngành nghề có khoảng lương phổ biến cao nhất. Cụ thể, có 25% người thuộc vị trí Quản lý/Trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng/tháng trở lên. Mức lương tối thiểu phổ biến nhất của ngành này cho các vị trí lần lượt là: Mới ra trường: 5 triệu đồng/tháng; Có kinh nghiệm: 7.175 triệu đồng/tháng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12.5  triệu đồng/tháng; Quản lý/Trưởng phòng: 25  triệu đồng/tháng.

Mức lương khủng tương ứng lượng công việc lớn mà vị trí này đảm nhiệm

Mức lương khủng tương ứng lượng công việc lớn mà vị trí này đảm nhiệm

Có thể nói, mức lương của ngành nghề này là những con số đáng ngưỡng mộ, phần nào phản ánh được trách nhiệm lớn mà họ phải gánh vác. Công việc và những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền, sự ổn định, vững vàng về tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng tài chính phải đảm bảo về trình độ chuyên môn và những điều kiện nhất định.

Xem thêm >>

4. Làm thế nào để ngồi vào chiếc ghế trưởng phòng tài chính?

Trở thành người đứng đầu bộ phận tài chính là ước mơ của rất nhiều người làm trong ngành này, từ những chuyên viên chưa có nhiều kinh nghiệm cho đến những người đã làm việc lâu năm. Để phát triển được lên vị trí này là không hề dễ, cần một quá trình nỗ lực và phấn đấu liên tục.

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc

Tất cả vị trí trong lĩnh vực tài chính đều yêu cầu trình độ chuyên môn, qua đào tạo trường lớp bài bản để hoàn thành tốt công việc. Để phát triển lên đến vị trí cấp quản lý này, ít nhất bạn phải có bằng Cử nhân chuyên ngành Tài chính, Kế toán - Kiểm toán hoặc chuyên ngành khác liên quan. Ứng viên cũng có thể học lên lấy bằng Thạc sĩ hoặc tham gia những khóa học sau đại học bởi vì kiến thức chuyên ngành thu được thông qua chương trình đào tạo sẽ đem lại cho bạn lợi thế cạnh tranh lớn. Sau đó, bạn có thể tiếp tục đào tạo kế toán chuyên nghiệp, chứng minh năng lực bản thân. 

Bên cạnh đó, các chứng chỉ chuyên ngành cũng đóng góp vào thành công cho vị trí này. Một số chứng chỉ phổ biến bạn nên sở hữu là: CFA, CPA, CIMA,... Ngoài ra, việc trở thành chuyên gia tài chính của một tổ chức chuyên nghiệp hay doanh nghiệp lớn chính là điểm cộng dành cho bạn so với ứng viên khác.

Hiểu rõ tài chính không chỉ là những con số mà còn làm việc với con người

Bạn sẽ không thể nào đứng vững vị trí quản lý nếu không hiểu rõ bản chất và trách nhiệm thực tế của công việc đảm nhiệm. Là người quản lý bộ phận tài chính, bạn phải có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt tất cả mọi người trong phòng ban để tăng năng suất làm việc. Đồng thời, bạn cần nhận được sự ủng hộ từ bộ phận của mình để tiến hành mọi nhiệm vụ thuận lợi. Bởi thế, bạn phải hiểu rõ tài chính không chỉ là những con số mà còn là làm việc với con người.

Chính vì thế, bạn cần cố gắng cho mọi người thấy hình ảnh tốt, có khả năng lan tỏa năng lượng tích cực và lãnh đạo tốt. Đó sẽ là nền tảng vững chắc để bạn phát triển sự nghiệp tốt hơn sau này.

Tầm nhìn chiến lược

Một người quản trị tài chính phải xem xét yếu tố tổng quan, cụ thể để có cái nhìn chuẩn xác nhất về doanh nghiệp, tiềm năng phát triển, vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải,... Hãy nhớ rằng, khi ngồi vào vị trí này nghĩa là bạn phải luôn nghĩ đến bức tranh tổng quát chứ không chỉ nằm trong giới hạn tài chính. Tuy nhiên, dù vị trí quản lý mang tính chiến lược, có tầm nhìn nhưng bạn vẫn không được rời mắt khỏi công việc được giao hàng ngày.

Xem thêm >> Để có trái ngọt, hãy nghĩ cách hoạch định chiến lược khác biệt

Rất nhiều kỹ năng cần có ở vị trí này

Rất nhiều kỹ năng cần có ở vị trí này

Phát triển các mối quan hệ bền vững với các bên liên quan

Tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ trong kinh doanh là rất lớn. Bộ phận tài chính sẽ cần phối hợp với bộ phận kinh doanh để thúc đẩy nhau phát triển. Đồng thời, phải phát triển quan hệ tốt với các bên có ảnh hưởng đến nguồn lực vốn của doanh nghiệp như ngân hàng, nhà đầu tư,...

Có thể từ khi mới bắt đầu làm việc trong ngành tài chính, bạn đã có được những mối quan hệ đó nhờ sự khéo léo và tinh tế trong giao tiếp. Tuy nhiên, năng lực làm việc và sự chân thành vẫn là tiền đề cốt lõi để bạn xây dựng uy tín với các bên liên quan.

Rèn luyện các kỹ năng quan trọng

Kỹ năng phân tích: Vị trí này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ CFO đưa ra quyết định ảnh hưởng đến tổ chức. Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tư duy trong công việc, phân tích chiến lược sâu sắc.

Định hướng chi tiết: Khi thực hiện công tác phân tích báo cáo bảng cân đối kế toán hay báo cáo thu nhập, bạn cần chú ý đến những định hướng được hoạch định sẵn để tránh mắc lỗi trong quá trình làm việc.

Kỹ năng toán học: Quản lý tài chính là làm việc với các con số. Việc sở hữu kỹ năng tính toán sẽ giúp công việc diễn ra chính xác, đầy đủ để trình lên ban giám đốc doanh nghiệp.

Kỹ năng tổ chức làm việc: Vì tính chất công việc thường xuyên phải đối mặt với thông tin, tài liệu nên biết cách tổ chức làm việc sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học mà không bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nhỏ nào.

5. Tìm việc trưởng phòng tài chính tại Navigos Search

Nếu bạn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của một Trưởng phòng tài chính trong tương lai, đừng ngần ngại ứng tuyển ngay vị trí nhân sự cấp cao này tại Navigos Search. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao cho các doanh nghiệp và hỗ trợ ứng viên trong công tác ứng tuyển, công ty “săn nhân tài” Navigos Search cung cấp dịch vụ headhunter chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Tìm việc làm trưởng phòng tài chính nhanh chóng tại Navigos Search

Navigos Search thuộc Tập đoàn Navigos Group là đơn vị sở hữu trang web tuyển dụng số 1 Việt Nam - Vietnamworks. Với lượng data khủng 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao và hơn 5,000,000+ tài khoản từ dữ liệu VietnamWorks đã trở thành lợi thế lớn cho các headhunter hỗ trợ khách hàng trong mọi lĩnh vực ngành nghề.

Bên cạnh đó, với đội ngũ tư vấn rất giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong từng lĩnh vực ngành nghề cốt lõi, quy trình làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin chất lượng nhất. 

Với sứ mệnh hỗ trợ toàn diện, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, và giảm bớt gánh nặng giải quyết vấn đề nhân sự, quy trình tuyển dụng tại Navigos Search không chỉ dừng lại ở việc tuyển thành công 1 vị trí cho khách hàng, mà còn tiếp tục theo sát ứng viên trong suốt quá trình thành công sau khi gia nhập. 

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, Navigos Search tự hào mang đến hàng triệu cơ hội việc làm tốt nhất cho ứng viên và đồng hành, hỗ trợ hàng trăm ngàn doanh nghiệp, tập đoàn có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.

Navigos Search - Vietnam's leading middle and high-level talent hunting company

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp tại Navigos Search

Ngay lúc này, dù bạn đang tìm kiếm công việc Trưởng phòng tài chính hay có tham vọng có được công việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân, hãy gửi CV đến Navigos Search để được thông báo khi có bất kỳ vị trí tuyển dụng phù hợp nào. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự, hãy liên hệ Navigos Search để nhanh chóng sở hữu ứng viên xuất sắc trong thời gian sớm nhất! 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop