Quản lý sản xuất là công việc được săn đón bởi mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, để tìm việc làm quản lý sản xuất thành công là điều không hề dễ dàng bởi vị trí này yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm và kỹ năng trong nghề.
Vậy, để nâng cao cơ hội trúng tuyển thì ứng viên phải làm gì? Theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của Navigos Search để có câu trả lời.
1. Quản lý sản xuất là ai?
Quản lý sản xuất (Production Manager) là người chuyên giám sát những công việc của nhà máy, hoặc xưởng sản xuất. Họ cũng là người trực tiếp lên kế hoạch, thiết kế quy trình sản xuất, đưa ra phương pháp sản xuất cho công nhân tại nhà máy của mình. Đồng thời, họ sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm hoàn hảo và hiệu quả sản xuất đạt chất lượng.
Production Manager là người giám sát công việc của nhà máy, xưởng sản xuất
2. Công việc chi tiết
Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp mà công việc của một quản lý sản xuất sẽ khác nhau. Sau đây là những công việc chung mà nhà quản lý sản xuất phải thực hiện:
Lập kế hoạch, quản lý hoạt động sản xuất
Quản lý sản xuất phối hợp với bộ phận kinh doanh để phân tích về yêu cầu các đơn hàng của khách hàng. Đồng thời làm việc với khách hàng để thỏa thuận thời gian sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Từ kết quả phân tích nhận được, bạn sẽ tiến hành lập kế hoạch, đưa ra quy trình sản xuất thích hợp với đơn hàng và trình lên ban giám đốc.
Họ cũng là người chịu trách nhiệm xác định nhu cầu nguyên vật liệu, thiết bị và lượng nhân sự cần thiết cho từng đơn hàng. Sau đó, phân công công việc cho từng cá nhân, bộ phận liên quan để đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ theo kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm. Mặt khác, họ phải xem xét khối lượng công việc tồn đọng để lên kế hoạch làm đơn hàng mới.
Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ trọng yếu của một Giám đốc sản xuất
Giám sát quá trình sản xuất
Quản lý sản xuất sẽ trực tiếp giám sát quá trình sản xuất, cách làm việc của công nhân, trưởng bộ phận để đảm bảo sử dụng nguyên liệu đúng quy trình.
Trong quá trình sản xuất sẽ rất khó để tránh việc xảy ra các lỗi, nên người quản trị phải chú ý để theo dõi sát sao trước khi mọi việc đi quá xa và khó sửa chữa. Nếu xảy ra bất cứ rủi ro nào về sản phẩm thì phải lập tức xử lý để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều tới cả lô hàng. Mục đích của việc làm này là hạn chế sai sót ở mức tối đa. Đồng thời, đảm bảo cho nhân viên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đồ bảo vệ và đảm bảo an toàn lao động.
Trong quá trình làm việc, cần giám sát quá trình sản xuất để xem có thiếu hay thừa nguyên liệu không. Nếu phát hiện thiếu nguyên vật liệu thì phải phải đặt ngay để đảm bảo nguyên liệu về kịp thời gian trước ngày dự kiến hoàn thành và bảo đảm hạn chế tối đa việc hoãn, lùi công đoạn sản xuất.
Bên cạnh đó, họ còn phải xác định những thiết bị phục vụ sản xuất, sắp xếp nhân viên tăng ca, điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất luôn diễn ra trơn tru, an toàn.
Công việc cần thực hiện của vị trí này
Quản lý máy móc, trang thiết bị sản xuất
Trong khâu sản xuất có hai thứ quan trọng đó là máy móc và nhân công. Bên cạnh việc quản lý nhân công thì vị trí công việc này cũng phải quản lý và theo dõi máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất.
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất cho doanh nghiệp, người làm quản lý cần bàn giao kỹ thuật và hướng dẫn nhân viên nhà máy sử dụng máy móc, thiết bị. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi và cập nhật sức khỏe thiết bị, định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị hư hỏng và đề xuất kế hoạch mua những thiết bị công cụ tân tiến để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu suất tối ưu.
Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự
Trách nhiệm của một quản lý trong sản xuất là sắp xếp công việc và kiểm tra tay nghề của nhân viên trong bộ phận sản xuất.
Họ sẽ phải dựa vào tình hình, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp để phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng thêm lao động cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất. Họ cũng tham gia phỏng vấn để sàng lọc những nhân sự phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, họ cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nhân sự mới và nhân viên tiềm năng. Đồng thời, tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên sản xuất để đề xuất khen thưởng nhằm động viên và thúc đẩy năng suất làm việc.
Xem thêm >>
3. Kinh nghiệm tìm việc làm quản lý sản xuất
Làm nổi bật kỹ năng cá nhân
Tập trung nhấn mạnh những thế mạnh của bản thân chính là cách hay giúp bạn “lấp đầy” khoảng trống kinh nghiệm làm việc ít ỏi của mình. Đặc biệt, với vị trí quản lý sản xuất, bạn cần làm nổi bật những kỹ năng thiết yếu như:
- Kỹ năng lãnh đạo: Là kỹ năng mềm mà người ứng tuyển vào vị trí này cần có để điều hành và sắp xếp công việc trong quy trình sản xuất. Họ phải biết được các thay đổi trong định hướng chiến lược để tiến hành lên các phương án, kế hoạch hợp lý.
- Kỹ năng tổ chức sản xuất: Biết rõ được mục đích, đặc điểm và yêu cầu từng loại sản phẩm để lên kế hoạch tổ chức sản xuất, sắp xếp nhân lực đáp ứng đúng tiến độ công việc đề ra.
- Kỹ năng thiết lập mục tiêu: Biết cách thiết lập mục tiêu và đưa ra những quyết định sáng suốt cho các công việc cần thực hiện; cần biết ưu tiên công việc để tiến hành triển khai kế hoạch tiến hành công việc đó.
- Kỹ năng đánh giá: Để biết rõ nguyên nhân và đưa ra ý kiến giúp nhân viên khắc phục sai lầm; ghi nhận và có chế độ khen thưởng để nhân viên có động lực làm việc tốt hơn.
Có sự nhạy bén cao khi làm việc từ đó phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình sản xuất và dây chuyền hoạt động.
- Kỹ năng công nghệ: thành thạo phần mềm máy tính, công nghệ, và nắm cách thức hoạt động và cập nhật của các máy móc phức tạp.
- Kỹ năng quan sát, tầm nhìn tốt để theo dõi tổng quát sự hoạt động của máy móc và đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí.
- Thẳng thắn và trung thực.
- Kỹ năng mềm khác: làm việc nhóm hiệu quả, giao tiếp tốt, biết cách quản lý thời gian, khả năng làm việc có tính tỉ mỉ chính xác...
Hiểu rõ đơn vị và vị trí ứng tuyển
Bạn cần tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Tại sao doanh nghiệp tuyển dụng việc làm quản lý sản xuất tại Đà Nẵng vào lúc này?”, “Dự án phát triển sản phẩm mà mình tham gia nếu trúng tuyển là gì?"...
Tìm hiểu kỹ công ty tuyển dụng sẽ giúp bạn tùy chỉnh CV xin việc phù hợp và trả lời trôi chảy, đúng trọng tâm câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra khi phỏng vấn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng ngại chia sẻ lý do bạn quan tâm đến doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển dù chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ tin bạn thật sự nghiêm túc với công việc.
Để làm được điều này, bạn cần tìm hiểu các thông tin về đơn vị tuyển dụng qua website, mạng xã hội và cả những người quen biết, nếu bạn có quá ít mối quan hệ có thể cho bạn thông tin về thị trường và đơn vị ứng tuyển, hãy tìm đến các headhunter trong lĩnh vực này hoặc trên các hội nhóm, diễn đàn lao động thuộc cùng ngành nghề bạn tìm kiếm thông tin để tham khảo thêm. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc tìm hiểu và ứng tuyển vị trí này của doanh nghiệp.
Nắm rõ kinh nghiệm để nâng cao cơ hội trúng tuyển
“Tự tỏa sáng” bằng kỹ năng riêng
Làm việc lâu năm tại một vị trí nhất định sẽ giúp bạn nâng cao năng lực chuyên môn về lĩnh vực đó. Đây chính là cơ hội để bạn tự tin tỏa sáng bằng những kỹ năng riêng mà bản thân đã học hỏi, tích lũy được qua những công việc từng đảm nhận. Hãy cố gắng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ là mảnh ghép hoàn hảo nhất cho các thiếu sót đang tồn tại trong doanh nghiệp.
Chia sẻ con đường thăng tiến của bản thân
Hãy thẳng thắn chia sẻ cách bạn cống hiến và thăng tiến trong sự nghiệp với thái độ cởi mở. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng hình dung được phần nào về con người bạn cũng như sự nghiêm túc trong công việc của bạn và những đóng góp mà bạn sẽ tạo ra được cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tìm việc qua đơn vị tuyển dụng uy tín
Hiện nay, có nhiều kênh tuyển dụng nhân sự nhưng với các vị trí quản lý sản xuất, doanh nghiệp thường tìm đến các dịch vụ “săn đầu người”, trong đó nổi bật là Navigos Search. Vì thế, nếu có nhu cầu tìm việc làm vị trí này, bạn đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia headhunter Navigos Search nhé.
Được thành lập vào năm 2002, Navigos Search - đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam, là lựa chọn hàng đầu cho các ứng viên có nhu cầu tìm việc quản lý kỹ thuật và các vị trí cấp cao khác. Tại đây, đội ngũ chuyên gia tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc về giá trị nguồn nhân lực luôn sẵn sàng hỗ trợ ứng viên, tư vấn việc làm và trao đổi với ứng viên về nhà tuyển dụng phù hợp nhất.
Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, dựa vào năng lực và kinh nghiệm cụ thể của từng ứng viên cùng tình hình phát triển của thị trường lao động, Navigos Search sẽ mang đến vị trí việc làm trong môi trường doanh nghiệp thích hợp nhất. Sau khi ứng viên trúng tuyển, chuyên viên tuyển dụng của Navigos Search sẽ tiếp tục hỗ trợ ứng viên trong suốt quá trình thử việc và sau thử việc.
Navigos Search - Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam
Nếu bạn đang muốn được thông báo về các vị trí phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và tham vọng của bản thân, hãy nhanh chóng gửi CV đến Navigos Search để được liên hệ ngay nếu có bất kỳ vị trí tuyển dụng thích hợp nào.
Có thể thấy, để tìm việc làm quản lý sản xuất thành công không phải là điều dễ dàng. Ngoài đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn thì bạn cần những kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, nếu nắm chắc những chia sẻ trên đây của Navigos Search, cơ hội trúng tuyển của bạn là rất lớn. Để có những chia sẻ chuyên môn về ngành này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
- Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam