Dù là ngành nghề khá mới nhưng quản lý kỹ thuật tòa nhà rất được quan tâm hiện nay. Đây là công việc bao quát toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong một tòa nhà. Và để công tác này diễn ra thuận lợi, việc xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật tòa nhà bài bản là điều rất quan trọng. Hãy cùng Navigos Search tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau.
1. Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì?
Quản lý kỹ thuật là người bao quát mọi hoạt động kỹ thuật và hoạt động bảo hành, bảo trì kỹ thuật trong tòa nhà. Đây là công việc rất quan trọng nhằm đảm bảo cho cư dân, khách hàng trong tòa nhà có được điều kiện và môi trường sống tốt nhất.
Điều này có nghĩa, người làm vị trí này không đơn thuần chỉ kiểm tra, đánh giá mức độ chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa nếu như gặp trục trặc mà còn phải vận hành toàn bộ hệ thống kỹ thuật, cơ điện trong tòa nhà. Họ có nhiệm vụ đảm bảo duy trì toàn bộ hoạt động của tòa nhà diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất.
Hệ thống kỹ thuật tòa nhà gồm có thang máy, an ninh, hệ thống cung cấp và truyền tải điện, nước, phòng cháy chữa cháy. Tất cả các hệ thống này đều rất quan trọng, bắt buộc tòa nhà phải quản lý cẩn thận để đảm bảo mọi bộ phận luôn hoạt động liên tục với độ an toàn cao.
Xem thêm >> Quản lý vận hành tòa nhà đảm nhận những công việc gì?
Quản lý kỹ thuật là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kỹ thuật của tòa nhà
2. Vì sao tòa nhà cần có quản lý kỹ thuật?
Một tòa nhà nếu muốn vận hành ổn định thì công tác quản trị kỹ thuật là điều cần thiết. Đây được xem là một trong các tiêu chí cốt lõi đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc an toàn cho tất cả mọi người trong tòa nhà. Vì thế, một tòa nhà luôn cần có quản lý kỹ thuật bởi những yếu tố sau:
- Đảm bảo toàn bộ máy móc và thiết bị luôn vận hành liên tục, hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn.
- Đảm bảo an ninh, an toàn cho cư dân và khách hàng ở trong tòa nhà.
- Giúp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà.
- Tăng giá trị của tòa nhà.
3. Quản lý kỹ thuật tòa nhà gồm những công việc gì?
Quản lý kỹ thuật tòa nhà có công việc chính là quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà theo quy trình của nhà cung cấp nhằm đảm bảo toàn bộ thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà hoạt động hiệu quả nhất.
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật
Việc bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà ban đầu là nhiệm vụ của nhà cung cấp. Khi thiết bị kỹ thuật đang còn trong thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ có nhân viên kỹ thuật đến xử lý sự cố. Hết thời gian bảo hành, nhà cung cấp sẽ ủy quyền cho đơn vị quản lý tòa nhà. Lúc đó, bộ phận quản lý kỹ thuật sẽ đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà.
Vận hành an toàn hệ thống kỹ thuật
Các nhân viên quản lý kỹ thuật phải thường xuyên giám sát, kiểm tra các hệ thống, trang thiết bị trong tòa nhà như điều hòa, điện, nước, phòng cháy chữa cháy, hệ thống camera, xử lý nước thải,... hoạt động thông suốt theo đúng quy chuẩn an toàn và hiệu quả.
Đồng thời, họ cũng đảm bảo hệ thống kỹ thuật luôn sạch sẽ, vận hành ổn định, hoạt động tốt và bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật đúng hạn bởi các nhà thầu chuyên nghiệp cũng như tuân thủ yêu cầu của nhà sản xuất.
Rất nhiều công việc cần thực hiện
Xử lý sự cố kỹ thuật
Trong quá trình sử dụng, các thiết bị của tòa nhà không thể tránh khỏi các sự cố xảy ra như mất điện nước, cháy nổ, rò rỉ đường ống dẫn nước, chập cháy điện, hỏng hệ thống điều hòa, kẹt thang máy,... Khi đó, bộ phận kỹ thuật tòa nhà phải kiểm tra, nắm rõ tình hình hoạt động của những thiết bị kỹ thuật này và khắc phục kịp thời.
Sửa chữa, thay thế thiết bị kỹ thuật
Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức lắp đặt, sửa chữa, thay thế các thiết bị kỹ thuật theo sự phân công của quản lý. Đồng thời, giải quyết nhanh chóng những vấn đề kỹ thuật phát sinh nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định cho tòa nhà.
Bên cạnh đó, họ còn giám sát nhà cung ứng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng để yêu cầu sửa chữa ngay lập tức đối với các những hạng mục gây nguy hại cho người và tài sản tại toà nhà cũng như khu vực lân cận.
Đến định kỳ hoặc đột xuất, họ sẽ lên lịch và báo cáo tiến độ thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế kỹ thuật,... cho ban quản lý.
Hướng dẫn, giám sát nhà thầu thi công
Quản lý kỹ thuật cần theo dõi và phê duyệt bản vẽ thi công của nhà thầu khi trang trí dọn dẹp văn phòng khách hàng để đảm bảo bản vẽ đúng kỹ thuật, an toàn theo đúng tiến độ đã đề ra. Thêm vào đó, họ còn có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện theo đúng hợp đồng và đề xuất với lãnh đạo về những bất hợp lý trong quá trình tiến hành để kịp thời sửa đổi.
Đảm bảo an toàn cho tòa nhà
Bộ phận quản lý kỹ thuật cần đảm bảo những thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà luôn được vận hành an toàn. Họ luôn phải có giải pháp khắc phục sự cố kịp thời, tổ chức huấn luyện tất cả mọi người trong tòa nhà tham gia chương trình xử lý phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn vận hành thiết bị kỹ thuật hiệu quả nhất.
Ngoài ra, họ còn phải phối hợp với những đơn vị và bộ phận liên quan để xử lý tình huống bất trắc kịp thời.
Bộ phận kỹ thuật đảm bảo tòa nhà luôn vận hành hiệu quả nhất
4. Quy trình quản lý kỹ thuật tòa nhà chuyên nghiệp
4.1. Quy trình kiểm tra sửa chữa
Việc kiểm tra hệ thống kỹ thuật phải được tổ chức mỗi ngày để phát hiện hỏng hóc, sự cố và kịp thời khắc phục. Đồng thời, giúp giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng của khách hàng. Quy trình kiểm tra sửa chữa được tiến hành như sau:
- Bước 1: Tiến hành kiểm tra hàng ngày.
- Bước 2: Đánh giá kết quả và đưa ra giải pháp xử lý
- Trường hợp 1: Hệ thống hoạt động bình thường thì sẽ tiến hành báo cáo hệ thống đang hoạt động ổn định.
- Trường hợp 2: Hệ thống đang có hiện tượng nguy cơ xảy ra sự cố thì tiếp tục thực hiện các bước 3,4,5,6.
- Trường hợp 3: Hệ thống đã xảy ra sự cố thì tiến hành bước 5,6
- Bước 3: Đánh giá nguy cơ và nghiên cứu phương án giải quyết.
- Bước 4: Báo cáo và đề xuất cách khắc phục lên ban quản lý.
- Bước 5: Tiến hành khắc phục, sửa chữa
- Bước 6: Kiểm tra, đánh giá lại và báo cáo tình hình sửa chữa lên bộ phận phụ trách.
4.2. Quy trình bảo trì hệ thống chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là tiêu chuẩn an toàn được pháp luật quy định rõ ràng trong việc quản lý kỹ thuật tòa nhà. Sau đây là quy trình quản lý, bảo trì hệ thống này:
- Bước 1: Kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra tất cả công tắc và đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
- Bước 2: Kiểm tra độ an toàn của cột nước chữa cháy và xử lý lập tức nếu phát hiện rò rỉ.
- Bước 3: Kiểm tra hộp vòi cứu hỏa và đảm bảo không xảy ra tình trạng hư hỏng, khóa trái, mất cắp.
- Bước 4: Kiểm tra tủ điện tòa nhà, đảm bảo tất cả mọi thứ hoạt động bình thường.
- Bước 5: Kiểm tra bảng điều khiển tự động.
- Bước 6: Kiểm tra đường ống bơm nước, phát hiện hỏng hóc hoặc tắc nghẽn và kịp thời đưa ra phương án xử lý.
- Bước 7: Kiểm tra số đo đồng hồ điện áp cấp, mô tơ hoạt động không có vấn đề.
- Bước 8: Kiểm tra điện trở cách điện.
- Bước 9: Tổng hợp thông số, tiến hành lập báo cáo và đưa ra đề xuất lên cấp trên.
- Bước 10: Sau khi được ban lãnh đạo thông qua, tiến hành nâng cấp và xử lý những vấn đề còn tồn tại.
Quy trình quản lý kỹ thuật tòa nhà bài bản
Mỗi mô hình bất động sản sẽ cần xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật tòa nhà khác nhau. Vì thế, hãy căn cứ quy trình cơ bản mà Navigos Search đã chia sẻ trên đây để linh động điều chỉnh và ứng biến sao cho phù hợp với tòa nhà của bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm bài viết tại Navigos Search!
Navigos Search là công ty headhunter cung cấp dịch vụ tìm kiếm nhân tài cho các vị trí việc làm cấp trung và cấp cao uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi tuyển dụng quản lý kỹ thuật tòa nhà chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bạn trong thời gian sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đến Navigos Search theo thông tin dưới đây:
Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
Hotline: 1800 585 826
Email: contact@navigossearch.com
Website: navigossearch.com
Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam