Những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam nghe nhiều đến cụm từ “Headhunter”. Và đặc biệt là giới nhân sự cấp quản lý, họ thường tìm kiếm việc làm lương cao thông qua những công ty headhunter. Vậy headhunter là gì? Nghề headhunter tại Việt Nam ra sao? Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả ngay trong bài viết sau đây.
1. Headhunter là gì?
Headhunter là chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người săn chất xám hay thợ đi săn đầu người, họ là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn và tuyển dụng nhân sự theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Nói cách khác, họ chính là cầu nối giữa nhân tài và doanh nghiệp.
Headhunter là chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người săn chất xám
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân tài của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Vì thế, headhunter xuất hiện giống như “nắng hạn gặp mưa rào” giúp ứng viên và doanh nghiệp “tìm thấy một nửa hoàn hảo” của mình trong thời gian nhanh nhất!
2. Tại sao lại xuất hiện loại hình dịch vụ headhunter?
Dịch vụ headhunter ra đời giữa thế kỷ XX, khi mà những hãng sản xuất công nghiệp lớn xuất hiện ở phương Tây. Sau đó khái niệm này du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2000 và lúc này hãng Fortune 500 vào đầu tư ở Việt Nam.
Vì sao lại sinh ra dịch vụ headhunter? Như các bạn đã biết, những nhà máy lớn sẽ được đầu tư lượng tài chính khổng lồ, việc phát triển bán hàng luôn đi đôi với các hợp đồng kinh tế lớn. Do đó, các hoạt động nghiên cứu phát triển sản xuất và cung ứng sản phẩm đòi hỏi phải nhanh và kịp thời, vô hình trung tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp. Vì thế, vấn đề nhân sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong mô hình quản lý của Ban điều hành.
Để cơ sở hạ tầng lớn mạnh, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tiến bộ chuỗi cung ứng hoạt động chặt chẽ, hiệu quả, thì việc bố trí nhân sự nòng cốt là điều cần thiết. Lúc này chi phí dành cho con người cũng trở thành khoản đầu tư không kém phần quan trọng. Để đáp ứng được các yêu cầu hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp vượt trội, các tập đoàn luôn phải tìm kiếm những nhân tài nòng cốt mới nhằm mang đến những cải tiến và thỏa mãn yêu cầu của thị trường đặt ra trong thời gian sớm nhất . Lúc này, dịch vụ headhunt trở thành giải pháp phù hợp nhất cho các doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng nhân sự cao trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm >> Phương pháp đánh giá nhân sự chính xác cho nhà quản lý
Con người là khoản đầu tư cần có trong các doanh nghiệp
3. Công việc của headhunter là gì?
Các bạn có thể hiểu nôm na rằng headhunter chính là cầu nối mang những ứng viên phù hợp nhất đến với nhà tuyển dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất. Mỗi headhunter có một cách làm việc khác nhau, nhưng đều có những đặc điểm chung dưới đây:
- Khi bắt đầu dự án nhân sự mới, các headhunter sẽ tiến hành thu thập, tìm kiếm các thông tin liên quan về vị trí cần tuyển dụng của doanh nghiệp. Ví dụ: yêu cầu công việc, tính cách, kỹ năng cần có để đáp ứng tính chất vị trí nghề nghiệp,… Thậm chí, để thực sự hiểu rõ doanh nghiệp, trong điều kiện cho phép, các headhunter ở một số công ty sẽ đến thăm văn phòng/ nhà máy của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn bản chất ngành nghề, văn hóa doanh nghiệp và trao đổi với ứng viên trước.
- Sau bước trên, các headhunter và doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, xác nhận các vị trí cần tuyển dụng. Đồng thời tìm hiểu các yêu cầu chuyên biệt của từng vị trí.
- Tiếp đó, các “thợ săn” sẽ sẽ xác định tệp ứng viên tiềm năng nào sẽ được tiếp cận thông qua nhiều kênh khác nhau. Ví dụ: từ dữ liệu công ty headhunt, LinkedIn, mạng lưới mối quan hệ, dữ liệu cá nhân, …
- Các ứng viên tiềm năng được headhunter liên hệ trước để trao đổi cụ thể hơn về công việc, đây là một bước giúp các headhunter hiểu rõ hơn ứng viên được tiếp cận có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng không, những điểm mà không trình bày trên bảng mô tả, yêu cầu công việc.
- Sau những bước đánh giá, phân tích ứng viên ban đầu dựa trên kinh nghiệm của mình, các headhunter sẽ gửi những hồ sơ năng lực và bản đánh giá các ứng viên đến doanh nghiệp . Ứng viên nào đạt yêu cầu của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp liên hệ để phỏng vấn trực tiếp cùng với headhunter đó. Trước đó, các ứng viên đã được headhunter của mình tư vấn kỹ.
- Sau khi ứng viên được chọn, headhunter tiếp tục hỗ trợ sát sao trong quá trình ứng viên nhận việc và các giai đoạn cần thiết liên quan khác. Thư mời thử việc thường sẽ được gửi đồng thời cho ứng viên lẫn headhunter.
- Với một số công ty dịch vụ headhunt, quá trình tuyển dụng sẽ chưa dừng tại đó. Theo phương châm của công ty Navigos Search - “thành công sau khi đạt được công việc mơ ước”, các headhunter sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và ứng viên kể cả sau khi ứng viên ứng tuyển thành công . Từ đó, các headhunter sẽ giữ được quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như ứng viên về sau, duy trì được các cơ hội hợp tác cũng như hỗ trợ ứng viên thành công trên hành trình sự nghiệp của họ.
Trên đây là quy trình làm việc thường ngày của một “thợ săn đầu người”. Các headhunter luôn phải giữ bí mật các thông tin của khách hàng và ứng viên. Đó là lý do vì sao các trang tuyển dụng headhunter không thể hiện thông tin khách hàng chi tiết trên trang tìm việc, các bạn có thể tham khảo thêm tại trang tìm việc của Navigos Search.
Tìm hiểu quy trình làm việc của công ty headhunter hàng đầu Việt Nam - Navigos Search để hiểu rõ hơn các bước trong công việc của một headhunter.
Headhunter là cầu nối giữa ứng viên và doanh nghiệp
4. Headhunter có giống với HR và Job Portal?
Hiện nay, dịch vụ headhunt khá phổ biến nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa bộ phận nhân sự -
HR (Human Resource) của công ty và các cổng thông tin tìm việc làm (Job portal) như VietnamWorks, Careerbuilder, Vieclam24h,... Do đó, sau đây sẽ là các thông tin giúp bạn phân biệt hai khái niệm này.
4.1. Bộ phận nhân sự
Một số doanh nghiệp lớn sẽ có riêng bộ phận HR chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý tuyển dụng nhân sự cho công ty. Đây là bộ phận tập trung những người có kinh nghiệm, có chuyên môn và kỹ năng trong tuyển dụng, quản lý con người để tìm kiếm, duy trì và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất cho công ty, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì bộ phận này dường như không có hoặc tích hợp vào các bộ phận khác trong công ty thay vì có một phòng ban riêng chuyên biệt.
4.2. Headhunter
Để phát triển doanh nghiệp theo yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp và công ty đòi hỏi lực lượng lao động chuyên môn cao ngày một nhiều hoặc đưa ra các yêu cầu tuyển dụng rất khó như yêu cầu tuyển gấp các vị trí cấp cao, vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, chuyên biệt trong ngành hoặc tuyển dụng đồng loạt số lượng lớn trong thời gian ngắn,... bộ phận HR trong công ty không thể đáp ứng ngay được vì các hạn chế về mặt nhân sự, khối lượng công việc trong bộ phận.
Với headhunter thì ngược lại. Headhunter là đơn vị, người hoạt động độc lập với bộ phận nhân sự của một công ty, các headhunter có mặt và tập trung trong các công ty chuyên về giải pháp tuyển dụng và con người. Hiện nay có rất nhiều công ty chuyên về headhunter như Navigos Search, Adecco, Michael Page,.. Chức năng của headhunter rất chuyên biệt, họ nghiên cứu sâu về hoạt động nhân sự, giải pháp cho nhân sự, con người, thị trường lao động để đưa ra được những lời khuyên đúng đắn, phù hợp nhất với các yêu cầu bộ phận nhân sự, quản lý của các doanh nghiệp.
4.3. Website tuyển dụng (Job portal)
Với website cổng thông tin việc làm hay gọi là website tuyển dụng (Job portal) là nơi tập trung các tin đăng tuyển dụng của các công ty. Đây có thể hiểu là sàn thông tin việc làm, nơi các nhà tuyển dụng, bộ phận nhân sự đăng tin tuyển dụng của công ty mình và các bạn ứng viên vào tìm kiếm các công việc phù hợp để ứng tuyển.
Ở website tuyển dụng không có sự góp mặt của các chuyên viên trong quá trình ứng tuyển, phỏng vấn và thử việc, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm của ứng viên, khả năng tự đánh giá đối phương của nhà tuyển dụng cũng như ứng viên ứng tuyển. Ví dụ các website tuyển dụng hiện nay: VietnamWorks, Careerbuilder, vieclam24h,...
Bạn có thể tìm hiểu thêm các dịch vụ headhunter của Navigos Search để hiểu rõ hơn các loại hình dịch vụ headhunter cũng như phương thức thực hiện của các loại hình hiện nay tại Việt Nam.
5. Để thành công, headhunter cần làm gì?
Gần như mỗi headhunter đều phải đảm bảo giao tiếp trong 4 mối tương tác: Tương tác với công ty chủ, tương tác với doanh nghiệp khách hàng, tương tác với công nghệ và tương tác với ứng viên cấp cao. Do đó, để thành công trong công việc của mình, mỗi headhunter cần trau dồi các kỹ năng phù hợp với 4 mối tương tác trên và sử dụng thành thạo những kỹ năng đó để phục vụ tốt cho công việc.
5.1. Thành thạo công nghệ
Điều này chắc chắn rồi, nó được ví như “mảnh đất làm ăn” của các headhunter. Họ sử dụng công nghệ để nắm bắt và kết nối đến ứng viên diện rộng . Việc sử dụng công nghệ sẽ giúp các headhunter tối ưu các công việc sau:
- Kết nối không giới hạn, quản lý cơ sở dữ liệu ứng viên
- Chọn lọc ứng viên tự động, giảm thiểu thời gian làm thủ công
- Giao tiếp với các ứng viên đa dạng hơn
- Nhận và truyền thông tin nhanh chóng
- Thu thập thông tin thị trường tối đa
Thành thạo công nghệ là một bí quyết giúp headhunter thành công
Xem thêm >> Quản lý nhân sự: Định nghĩa, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có
5.2. Tổ hợp những kỹ năng: Tìm kiếm, phân tích, chọn lọc thông tin
Đặc điểm chung của nghề headhunter là được tiếp cận với mạng lưới cơ sở dữ liệu ứng viên vô cùng lớn. Do đó, các headhunter phải trang bị các kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và phân tích dữ liệu thông tin triệt để, từ đó xác định được ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất với nhà tuyển dụng, đồng thời có được nhận định, đối chiếu số liệu phân tích tối ưu và đúng đắn nhất, tránh đưa ra những lời khuyên thiếu dữ liệu, thiếu thực tế với thị trường lao động và ngành nghề của khách hàng.
5.3. Có kiến thức thị trường sâu rộng
Một trong những bí quyết tiếp theo giúp headhunter thành công là trang bị kiến thức thị trường sâu rộng. Khác với người hoạt động kinh doanh trực tiếp (như kinh doanh, sale, marketing, tiếp thị,...), gần như headhunter không đi thị trường, ít tiếp xúc với khách hàng và chỉ ngồi tại chỗ như một nhà “kinh viện”. Bởi vậy, nếu không có kiến thức thị trường sâu rộng thì headhunter sẽ trở nên “tụt hậu” với chủ doanh nghiệp thuê tuyển dụng và cả ứng viên.
Vậy kiến thức thị trường gồm những gì? Thật ra, rất khó giới hạn phạm vi của kiến thức thị trường. Tuy nhiên, nếu phục vụ trực tiếp cho công việc headhunter thì có những kiến thức thị trường nổi bật sau đây:
- Kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực ngành nghề hoặc thị trường lao động nói chung
- Kiến thức về cung - cầu thị trường lao động
- Đặc trưng thị trường việc làm ở từng vùng miền
- Những thuận lợi và thách thức với người lao động khi tìm việc
- Những khó khăn trong công tác tuyển dụng.
- Cơ hội phát triển ngành nghề, lĩnh vực tại Việt Nam
- Xu hướng lao động và tuyển dụng trong các ngành nghề
5.4. Am hiểu tất cả lĩnh vực, ngành nghề
Công việc của headhunter cũng chính là công việc của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cái khó của headhunter không phải là chỉ tuyển dụng cho 1 công ty, không đi vào 1 lĩnh vực cụ thể mà có thể tuyển dụng cho bất kỳ công ty hay bất kỳ lĩnh vực nào có nhu cầu thuê tuyển dụng. Vậy nên, am hiểu tất cả các lĩnh vực, ngành nghề chính là điều kiện tiên quyết giúp headhunter sàng lọc ứng viên, giao tiếp tốt và tuyển dụng ứng viên tiềm năng dễ dàng.
Chưa kể đến trong thực tế, “chất xám” mà headhunter phải săn phần lớn còn là
nhân sự cấp cao và bản thân họ đã nắm rất vững kiến thức ngành nghề hoạt động. Cũng bởi lẽ đó, nếu muốn săn được “đầu người” và không muốn “múa rìu qua mắt thợ” thì các chuyên viên headhunter cần trau dồi tri thức mọi lĩnh vực để chuyên nghiệp hơn.
Headhunter phải trau dồi tri thức mọi lĩnh vực để trở nên chuyên nghiệp hơn
5.5. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng trong nghề headhunter. Với kỹ năng giao tiếp tốt, các headhunter sẽ liên kết được lượng thông tin khổng lồ và chuyển được lượng thông tin này thành thông tin hữu ích cho người nghe - là nhà tuyển dụng hoặc ứng viên tiềm năng. Headhunter là người trung gian, vừa làm công tác tuyển dụng, tìm ứng viên vừa cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp có nhu cầu. Do vậy, tối thiểu trong 1 đơn hàng kinh doanh, headhunter sẽ giao tiếp với 2 đối tượng: Ứng viên và chủ doanh nghiệp. Nếu không có kỹ năng giao tiếp thì headhunter sẽ không thể đi đến cái đích cuối cùng của nghề được.
Kỹ năng giao tiếp của headhunter yêu cầu sự khéo léo sử dụng ngôn từ có chọn lọc cũng như cách thức nói chuyện sao cho đạt hiệu quả giao tiếp tối đa. Với từng đối tượng giao tiếp khác nhau, headhunter cần có phương pháp giao tiếp riêng biệt. Những chuyên gia headhunter cũng phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng để giao tiếp hoàn hảo hơn.
Kỹ năng giao tiếp của headhunter được phản ánh ở các mặt sau:
- Nói trôi chảy và có ngữ điệu.
- Văn phong nói thích hợp với từng đối tượng khác nhau.
- Biết cách gợi mở câu chuyện cho từng đối tượng giao tiếp.
- Không được đưa câu chuyện đi vào ngõ cụt.
- Luôn xác định rõ mục đích giao tiếp và hướng tới mục đích giao tiếp xuyên suốt cuộc hội thoại.
5.6. Nắm bắt tâm lý và thuyết phục
Muốn thành công trong nghề, headhunter cũng cần nắm bắt tâm lý người khác giống như một chuyên gia tâm lý.
Trên thực tế, nếu có khả năng nắm bắt tâm lý đối tượng giao tiếp thì các chuyên viên headhunter rất dễ đạt được mục đích giao tiếp. Nắm bắt tâm lý chính là điều kiện nền tảng giúp headhunter thuyết phục ứng viên và cho phép headhunter nhận biết được ứng viên muốn gì, e ngại điều gì và gặp khó khăn gì.
Không chỉ thế, nắm bắt tâm lý tốt còn kéo theo khả năng thuyết phục tốt và là “công cụ” hỗ trợ headhunter trong quá trình trao đổi công việc, phỏng vấn và thuyết phục ứng viên đi làm.
5.7. Kỹ năng thương lượng và đàm phán
Kỹ năng thương lượng và đàm phán rất cần thiết cho công tác tuyển dụng, đối với headhunter thì lại càng quan trọng. Bởi vì đơn giản, headhunter chính là chuyên gia đi săn đầu người cấp cao. So với các vị trí nhân viên cơ bản, việc săn nhân sự cấp cao sẽ khó khăn hơn rất nhiều và điều này yêu cầu kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp.
5.8. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Làm công việc tuyển dụng không đơn thuần là tìm kiếm nhân sự. Để có được kết quả, các chuyên viên headhunter phải thực hiện công tác chăm sóc khách hàng giống như một nhân viên thực hiện chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Công tác chăm sóc khách hàng của headhunter được thực hiện 2 giai đoạn chính:
- Trước khi chuyển thông tin của ứng viên đến doanh nghiệp: Headhunter trao đổi thông tin, tư vấn, thuyết phục và chăm sóc ứng viên để họ đi làm. Thậm chí còn phải chăm sóc lại các ứng viên có nhu cầu và ứng viên có tiềm năng nhưng chưa “chốt” đi làm. Khi đó, các chuyên viên headhunter sẽ làm công tác chăm sóc ứng viên sao cho tốt nhất để khiến họ “cần việc”.
- Sau khi chuyển thông của tin ứng viên đến doanh nghiệp: Các chuyên viên headhunter cần phải giữ kết nối với ứng viên tối thiểu trong khoảng thời gian 1 tháng thử việc. Lúc này, headhunter sẽ phải chủ động hỏi thăm công việc, tìm ra lý do khiến ứng viên có ý định nghỉ để giải quyết cho doanh nghiệp. Đây vừa là công tác chăm sóc khách hàng vừa là chính sách bảo hành của dịch vụ headhunter.
6. Navigos Search - Công ty headhunter hàng đầu tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Navigos Search là công ty headhunter uy tín và hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường tuyển dụng. Lợi thế lớn nhất của Navigos Search chính là thuộc tập đoàn Navigos Group là một đơn vị sở hữu trang web tuyển dụng số 1 Việt Nam - Vietnamworks. Với lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao (Senior manager, C-level) và hơn 5,000,000+ tài khoản từ dữ liệu VietnamWorks đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng màu mỡ cho các headhunter hỗ trợ khách hàng trong mọi lĩnh vực ngành nghề.
Bên cạnh đó, với đội ngũ tư vấn rất giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong từng lĩnh vực ngành nghề cốt lõi, quy trình làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin chất lượng nhất. Tất cả điều này đã giúp Navigos Search vươn đến tầm cao mới trong chất lượng phục vụ khách hàng, dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam.
Navigos Search - Công ty headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam
Ngay bây giờ, dù bạn đang tìm kiếm một công việc hay muốn được thông báo về các vị trí phù hợp với kỹ năng, tham vọng với bản thân, hãy nhanh chóng gửi CV đến Navigos Search để được liên hệ ngay nếu có bất kỳ vị trí tuyển dụng thích hợp nào. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự, hãy liên hệ Navigos Search theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ đội ngũ miền Nam: Tại đây
Thông tin liên hệ đội ngũ miền Bắc: Tại đây
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Chi nhánh tại Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam