Quản lý nhà hàng là gì? Công việc quản lý nhà hàng gồm những gì?

Nội dung chính

Người đảm nhận vị trí quản lý nhà hàng có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng,... vững vàng để gánh vác và thực hiện tốt khối lượng công việc lớn.

Việc tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu cần có của quản lý nhà hàng là rất cần thiết để bạn tiến gần hơn với vị trí mơ ước này. Qua thông tin dưới đây, Navigos Search sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quản lý nhà hàng, từ định nghĩa, bản mô tả công việc, mức lương, yêu cầu cần có… Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ!

1. Quản lý nhà hàng là gì? 

Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager) là người quản lý, điều hành tất cả hoạt động diễn ra trong nhà hàng như quản lý tài sản, nhân viên, hàng hóa, quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, bàn, tuyển chọn, đào tạo nhân viên, ra phương án giải quyết khi có khiếu nại,...

Quản lý nhà hàng là gì?

Khái niệm quản lý nhà hàng

2. Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng

Dưới đây là bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng:

Quản lý nhân sự

  • Điều động, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc họ thực hiện công việc theo tiến độ
  • Chấm công và đánh giá định kì kết quả làm việc của đội ngũ nhân viên
  • Khích lệ và tạo động lực làm việc cho nhân viên, đảm bảo phúc lợi, sức khỏe của nhân viên.

Quản lý tài chính

  • Có cái nhìn bao quát, chi tiết về tình hình tài chính của nhà hàng
  • Nắm rõ báo cáo chi phí về nguyên vật liệu và lợi nhuận thu được hàng ngày
  • Xây dựng kế hoạch đạt chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận
  • Ký kết, hủy hợp đồng theo thẩm quyền đã được phân công
  • Đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…

Quản lý cơ sở vật chất, hàng hóa 

  • Theo dõi việc thu mua hàng, đảm bảo mức tồn kho tối thiểu, điều chỉnh định mức sử dụng phù hợp.
  • Kiểm soát việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị của nhà hàng và tổ chức sửa chữa khi có sự cố hư hỏng phát sinh.
  • Đổi mới, bổ sung trang thiết bị, máy móc, nội thất, dụng cụ,… để phục vụ hoạt động kinh doanh tại nhà hàng.

Quản lý chất lượng dịch vụ 

  • Giám sát để đảm bảo mọi hoạt động đều đáp ứng đúng tiêu chuẩn nhà hàng
  • Tính khoa học của thực đơn và đáp ứng yêu cầu về khẩu vị khách hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đề xuất giải pháp điều chỉnh và cải tiến để nhà hàng hoạt động tốt hơn.

Kinh doanh và tiếp thị 

  • Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng
  • Triển khai sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng
  • Phối hợp phòng kinh doanh để xây dựng kế hoạch marketing, bán hàng
  • Tổ chức hoạt động khuyến mãi, ưu đãi theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt

Giải quyết sự cố, khiếnkhiếu nại của khách hàng 

  • Trực tiếp giải quyết phàn nàn của khách hàng nếu nhân viên không thể giải quyết
  • Tổ chức theo dõi và đánh giá mức độ hài lòng thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp với thực khách
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu cấp trên.

Công việc khác 

  • Phối hợp cùng với bếp trưởng để lên, thiết kế thực đơn mới và thực đơn theo chủ đề dịp lễ để đáp ứng yêu cầu thực khách.
  • Đảm bảo vấn đề an ninh và an toàn tại nhà hàng.
  • Theo dõi hoạt động kinh doanh tại nhà hàng, đưa ra đề xuất, giải pháp để nâng cao hiệu quả của kinh doanh.
  • Định kỳ và đột xuất tổ chức cuộc họp với nhân viên trong nhà hàng để triển khai hoạt động kinh doanh, giải quyết vấn đề của nhà hàng.
  • Tham gia các cuộc họp với Giám đốc, Ban quản lý Nhà hàng cấp cao khi được yêu cầu.
  • Thực hiện công việc khác khi có chỉ thị từ cấp trên.

Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng

Những công việc cần thực hiện

3. Yêu cầu đối với quản lý nhà hàng 

Theo nội dung mô tả công việc quản lý nhà hàng phần trên, chúng ta thấy vị trí này phải đảm nhận lượng công việc lớn. Do đó, người quản lý nhà hàng phải trang bị chuyên môn, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc, giải quyết thành thạo tất cả vấn đề.

Các điều kiện cần có để trở thành quản lý nhà hàng có thể kể đến như:

Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm 

Với tất cả vị trí quản lý đều cần có trình độ chuyên môn vững vàng. Cụ thể, người đảm nhận vị trí quản lý nhà hàng cần được đào tạo bài bản tại các trường Đại học về chuyên ngành Quản lý khách sạn, Quản trị nhà hàng,... hay chuyên ngành liên quan khác và có kinh nghiệm làm việc tương đương.

Xem ngay: Yếu tố cần có để trở thành trưởng bộ phận nhà hàng chuyên nghiệp

Hiểu biết và đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành một trong những yếu tố sống còn với bất kỳ nhà hàng và khách sạn nào. Chỉ cần một khách hàng lên mạng xã hội phàn nàn về việc bát đũa của nhà hàng không sạch sẽ, thậm chí nghiêm trọng hơn là trong món ăn có ruồi, hay khách hàng bị ngộ độc thức ăn,… thì độ uy tín nhà hàng đã xây dựng trước đó bị mất đi trong chốc lát. Hơn nữa, sau tình đại dịch Covid-19, vấn đề an toàn sức khỏe càng được mọi người đặt lên hàng đầu.

Để quản lý tốt, bạn cần hiểu biết toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải là người có tinh thần tiên phong để truyền đạt tầm quan trọng của vấn đề này đến tất cả nhân viên trong nhà hàng. Từ đó, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng và cả cho chính bạn, nhân viên.

Kiến thức xã hội sâu rộng 

Kiến thức xã hội chính là thứ mà không một trường lớp nào truyền đạt mà bạn cần phải tự tìm hiểu, mày mò. Chẳng hạn như thông tin người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò, số ca nhiễm Covid mới, người miền Trung thích ăn khẩu vị như thế nào,... Đó đều được coi là kiến thức xã hội. 

Vậy có kiến thức xã hội để làm gì? Đó là để bạn nói chuyện hay giao tiếp với bất cứ đề tài nào mà khách hàng đề cập đến và là yếu tố quan trọng để bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Một người quản lý nhà hàng giỏi sẽ không nhất thiết phải giỏi tất cả nghiệp vụ của nhân viên, nhưng nhất định cần sở hữu kiến thức rộng để quản lý được họ nên bạn hãy kiên trì tích lũy.

Kỹ năng lãnh đạo

Dù là chủ nhà hàng hay quản lý nhà hàng thì phía sau có rất nhiều nhân viên cấp dưới. Việc phân chia đội nhóm, đầu việc, nắm bắt tâm lý nhân viên, giải quyết vấn đề phát sinh nội bộ thuyết phục, thưởng phạt công bằng, động viên tích cực,… đều là những yếu tố cần có ở một người quản lý nhà hàng để có thể lãnh đạo tốt mọi thứ.

Có một số người sinh ra đã có tài lãnh đạo bẩm sinh, nhưng với kỹ năng này thì bạn vẫn có thể nỗ lực trau dồi để trở thành người quản lý nhà hàng giỏi.

Tư duy logic, sắp xếp có hệ thống 

Một lượng lớn công việc đang xếp hàng chờ bạn họp hành, báo cáo, gặp khách hàng, phản hồi email, giải quyết tình huống phát sinh, đào tạo nhân sự,… Vậy làm cách nào để bạn giải quyết trơn tru tất cả? Lúc này, tư duy logic và sắp xếp có hệ thống sẽ giúp bạn sắp xếp mọi công việc một cách hợp lý.

Giao tiếp tốt và sự khéo léo

Tính chất công việc quản lý nhà hàng luôn phải làm việc với con người, bao gồm cả nhân viên trong nhà hàng và cả khách hàng đến nhà hàng. Đối tượng khách hàng sẽ có sự khác nhau từ địa vị xã hội, nghề nghiệp, mức thu nhập, khác biệt ngôn ngữ, vùng miền, văn hóa,… Để quản lý hiệu quả, bạn phải có khả năng ăn nói lưu loát, thân thiện đi kèm sự khéo léo.

Khả năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng hơn hết với bạn. Bởi sẽ có những đầu việc mà nếu bạn cần kết hợp nhịp nhàng nhân viên, bộ phận khác với nhau để công việc diễn ra trôi chảy. Hơn thế, với cương vị là một quản lý, bạn cần phải có tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm tốt để điều hành “cỗ máy teamwork” của nhà hàng vận hành trơn tru.

Bắt kịp công nghệ

Đừng nói rằng bạn đang mơ hồ trong việc sử dụng máy vi tính hay không biết các phần mềm bán hàng, nền tảng đặt bàn nhà hàng, gọi món online,...

Hơn ai hết, bạn phải người tiên phong trong việc tìm hiểu công nghệ mới. Trước mắt là để phục vụ cho công việc hàng ngày của bạn, sau đó là tư vấn cho chủ nhà hàng, chủ đầu tư trong việc lựa chọn giải pháp tối ưu để tăng doanh thu, lợi nhuận bán hàng.

Có đam mê

Là người lãnh đạo, quản lý rất cần niềm đam mê với công việc. Điều này được thể hiện như: bạn thích giao tiếp với mọi người,thích không khí sang trọng hay nhộn nhịp của nhà hàng, thích phong cách các bộ trang phục mà mình khoác lên mỗi ngày để đi làm, tìm thấy sự hứng thú trong công việc, luôn nỗ lực hết mình,... Chính niềm đam mê sẽ là bước đệm để bạn tiến xa hơn trên con đường phát triển nghề nghiệp.

Yêu cầu đối với quản lý nhà hàng

Yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng

4. Mức lương của quản lý nhà hàng

Mức lương quản lý nhà hàng là bao nhiêu? Với nhà hàng độc lập, quản lý nhà hàng là vị trí được xem như giám đốc nhà hàng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà hàng nên có thể nhận được mức lương từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.

Còn nếu nhà hàng nằm trong khách sạn, quản lý nhà hàng không chịu trách nhiệm quản lý khu vực bếp. Lúc này, mức lương của quản lý nhà hàng trong khách sạn hay resort dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Navigos Search

Tại danh mục việc làm của Navigossearch.com - đang có tin tuyển dụng nghề quản lý nhà hàng và các vị trí cấp trung, cấp cao hấp dẫn khác. Hãy truy cập ngay để lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm và kỹ năng của bạn nhé.

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Navigos Search

Navigos Search - Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam

Hoặc bạn có thể chủ động gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của Navigos Search và được liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, chia sẻ cách đàm phán lương,...

Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm cùng quy trình làm việc khoa học, chúng tôi tự hào là công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao uy tín số hàng đầu Việt Nam và tự tin mang đến việc làm quản lý nhà hàng hay công việc mơ ước khác phù hợp nhất cho ứng viên.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop