Chuyện không của riêng ai: Xin nghỉ việc thế nào là tinh tế?

Nội dung chính

Nhiều người vẫn nghĩ xin nghỉ việc đơn giản là làm đơn xin nghỉ việc rồi thu dọn đồ đạc và ra đi. Thật ra, nghỉ việc cũng cần chuẩn bị, sự chuyên nghiệp và tinh tế giống như khi bạn mới bắt đầu tìm việc.

Có nhiều lý do khiến chúng ta muốn từ bỏ công việc hiện tại nhưng không phải ai cũng biết cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Để được sếp ký vào đơn xin nghỉ việc với lý do chính đáng và thuyết phục nhất, hãy cùng Navigos Search tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

1. Vì sao cần xin nghỉ việc thuyết phục, tế nhị?

Có không ít trường hợp bất mãn vì điều gì đó đối với doanh nghiệp mà quyết định nghỉ việc. Điều này sẽ để lại thiện cảm tốt từ quản lý tại công ty cũ, thể hiện bạn thiếu chuyên nghiệp trong việc bàn giao cho người khác và có thể mất quyền lợi, chế độ lao động khác,... Chính vì vậy, một lý do xin nghỉ việc hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mục đích của bản thân, để lại ấn tượng tốt cho đơn vị cũ và là câu trả lời thỏa đáng để tìm kiếm việc làm mới.

Vì sao phải xin nghỉ việc khéo léo?
Xin nghỉ việc cũng là một nghệ thuật

2. Bạn nên suy nghĩ đến nghỉ việc khi nào?

Khi đi làm, hầu hết chúng ta khi đi làm, ai cũng muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và có cơ hội phát triển, thăng tiến. Nhưng đôi khi, việc cố gắng duy trì công việc hiện tại tạo ra áp lực, tạo tâm lý chán nản và khiến bạn mất cơ hội phát triển bản thân. Đó chính là thời điểm mà bạn cần nghiêm túc suy nghĩ lại về vấn đề nhảy việc. 

Hãy tìm hiểu sâu hơn về một số dấu hiệu mà bạn nên suy nghĩ đến về vấn đề xin nghỉ việc là:

Không còn đam mê, thỏa mãn với công việc hiện tại

Đam mê và thoả mãn với công việc hiện tại là động lực để bạn đặt tâm huyết vào công việc đang làm và mang lại giá trị thật sự cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi không còn niềm hứng khởi thì công việc của bạn chỉ còn là hoàn thành nhiệm vụ được giao và không còn sự cố gắng, phấn đấu nữa. Lúc này, bạn cần suy nghĩ về vấn đề nghỉ việc, thay đổi công việc khác để làm việc hiệu quả hơn, mang đến những đóng góp tốt hơn. 

Không có cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc

Nếu bạn cảm thấy công việc mình đang làm không phát huy được những kỹ năng và không có cơ hội để thể hiện năng lực, không có lộ trình thăng tiến rõ ràng thì tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn là điều nên suy nghĩ.

Sự lặp đi lặp lại một công việc nhưng không học hỏi thêm được những cái mới, không phát huy được giá trị bản thân thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào vươn lên vị trí công việc cao hơn. Hãy trao đổi thẳng thắn với cấp trên về cơ hội thăng tiến trong công việc hay nên lựa chọn xin nghỉ việc để tiếp tục phát triển nghề nghiệp của mình.

Làm việc trực tiếp với quản lý không có năng lực

Chúng ta sẽ gặp áp lực tồi tệ khi phải làm việc dưới một người quản lý không có năng lực thật sự nhưng lại được doanh nghiệp ưu ái. Có thể hiệu quả công việc mà bạn mang lại sẽ trở thành công lao của người quản lý đó và tất cả những cố gắng của bạn chỉ là vô ích. 

Chán nản khi nghĩ đến công việc đang làm

Đang đi làm nhưng bạn chỉ mong đến ngày cuối tuần để được nghỉ ngơi. Bạn cảm thấy chán nản và thấy đi làm chính là một cực hình? Việc đến công ty khiến bạn khó chịu và gây ra những cảm xúc tiêu cực, stress? Vậy thì hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc chấm dứt công việc hiện tại và tìm kiếm cho mình một cơ hội mới phù hợp hơn..

Sức khỏe suy giảm hay công việc ảnh hưởng đến cuộc sống riêng

Một sự thật là đa số chúng ta đều đi làm vì tiền lương nhưng bạn cần luôn nhớ rằng tiền không mua được một sức khỏe tốt. Nếu công việc hiện tại có quá nhiều áp lực khiến bạn quá mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến cảm xúc của những người xung quanh hay phải làm thêm giờ, không còn thời gian sắp xếp công việc riêng,... thì hãy suy nghĩ đến nghỉ việc vì có thể năng lực của bạn không còn thích hợp với công việc đó nữa.

Những lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định nghỉ việc

3. 10 lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Xin nghỉ việc sẽ không còn là vấn đề phải “đau đầu” nếu bạn thật sự khéo léo. Trong đó, một lý do xin nghỉ việc thích hợp vừa giúp bạn đạt được mục đích của bản thân và vừa là câu trả lời thỏa đáng khi tìm việc, phỏng vấn tại đơn vị mới. Để đơn xin nghỉ việc được cấp trên chấp nhận, bạn không thể bỏ qua một số lý do như:

  •  Công việc được phân công, điều kiện làm việc không theo thỏa thuận trước đó.
  •  Không được trả đủ lương, nợ lượng quá lâu, trả lương không đúng thời gian quy định.
  •  Cấp trên ngược đãi, nhục mạ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, danh dự của nhân viên
  •  Tính chất công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ, thai nhi
  •  Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định,...

Nếu bạn không nằm trong những trường hợp trên, hãy thử cân nhắc 10 lý do xin nghỉ việc chính đáng nhất dưới đây:

Vì hoàn cảnh gia đình

Cách xin nghỉ việc thuyết phục đầu tiên là hoàn cảnh gia đình như nhà có trẻ nhỏ, người già phải được chăm sóc,… Bạn có thể sử dụng để trình bày với cấp trên.

Có kế hoạch sinh nở

Xin nghỉ việc vì sắp có kế hoạch sinh nở cũng là cách xin nghỉ việc phổ biến thường được chị em áp dụng. Nhà nước ta luôn ưu tiên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé nên lý do xin nghỉ này sẽ dễ dàng được công ty chấp nhận.

Không muốn làm ảnh hưởng tới công việc chung

Sức khỏe không đảm bảo, gia đình có việc riêng cần giải quyết,... là lý do xin nghỉ việc chính đáng vì không muốn ảnh hưởng đến công việc chung của tập thể.

Không có cơ hội phát triển và thăng tiến

Công việc hiện tại không mang lại khả năng thăng tiến, phát triển chính là nguyên nhân chính khiến người lao động rời bỏ doanh nghiệp. Dù hơi thẳng thừng nhưng nếu như bạn đưa ra lý do này cũng có thể thuyết phục được cấp trên đồng ý ký đơn nghỉ việc.

Muốn thay đổi môi trường làm việc

Mong muốn được trải nghiệm và học hỏi tại môi trường mới cũng là nguyên nhân phổ biến khi bạn tìm kiếm lý do xin nghỉ việc. Nhất là đối với các bạn trẻ, quản lý sẽ dễ dàng thấu hiểu điều này.

 

Xem thêm >> Yếu tố cốt lõi tạo nên môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp

Vì lý do cá nhân

Chẳng có một người sếp nào bắt ép hay giữ chân nhân viên nếu họ có lý do cá nhân để xin nghỉ việc. Nếu có điều gì khó nói, bạn có thể đề cập lý do cá nhân để nghỉ việc thành công.

Thay đổi nơi ở

Chuyển nhà ở, nơi ở là lý do bất khả kháng đối với mọi người. Đây sẽ là nguyên nhân giúp lý do xin nghỉ việc thêm hợp lý, chính đáng.

Cơ hội việc làm tốt hơn

Nếu các lý do trên chưa đủ thuyết phục cấp trên phê duyệt đơn nghỉ việc thì bạn có thể nói rằng bạn đang có cơ hội làm việc tốt hơn để họ thông cảm và giú bạn nắm bắt cơ hội đó.

Không còn phù hợp với công việc

Nếu bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc hiện tại thì hãy trình bày lý do này thật khôn khéo, tinh tế. Điều này giúp mục đích của bạn được như ý, tránh sự mất lòng với cấp trên.

Xin nghỉ việc để tiếp tục đi học nâng cao chuyên môn

Tiếp tục học hành để nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu chính đáng, hợp lý của nhân viên. Khi nêu lý do này, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn và câu chúc đến quản lý, công ty, đồng nghiệp,...

4. Cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp, khéo léo

Không phải ai cũng đủ tinh tế để có cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý hay ho nếu bạn chưa biết viết thư gửi sếp xin nghỉ việc, xin nghỉ việc như thế nào:

Đảm bảo bản thân hiểu rõ quy định xin nghỉ việc của công ty

Các doanh nghiệp sẽ có quy định chi tiết về thời gian xin nghỉ việc cho nhân sự. Những quy định được ghi rõ trong hợp đồng lao động và bạn cần đọc kỹ để nghỉ việc theo đúng thời gian quy định. Đây cũng là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sắp xếp công việc và tuyển dụng nhân sự thay thế vị trí bạn đang đảm nhận.

Nếu cần nghỉ sớm thì bạn nên thương lượng với bộ phận nhân sự và cấp trên để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Trao đổi thẳng thắn với cấp trên

Mỗi người đều sẽ có những lý do riêng trước khi quyết định dừng lại một công việc. Mọi người thường không nói rõ với sếp mà chỉ ghi chung chung, qua loa về lý do xin nghỉ. Nhưng trên thực tế, nhân sự nghỉ việc là vấn đề vô cùng đau đầu của nhà quản lý và đặc biệt nếu nhân sự giỏi rời đi sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy nên, bạn hãy trình bày thẳng thắn cấp trên và chắc chắn họ sẽ trân trọng sự thành thật từ bạn.

Đưa ra lý do thuyết phục

Người làm quản lý luôn muốn biết lý do nghỉ việc của nhân viên có có chính đáng và thuyết phục không. Bạn cần nhớ rằng khi nộp đơn ứng tuyển công việc mới thì bạn vẫn cần có sự đánh giá tích cực từ quản lý cũ. Vì thế, khi đề cập đến lý do thôi việc, hãy suy nghĩ thấu đáo để đưa ra lý do thuyết phục, chân thành. Hợp tình hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục sếp cũ và việc giải quyết đơn xin nghỉ việc cũng trở nên thuận lợi hơn.

Lựa chọn thời gian nghỉ hợp lý

Xin nghỉ vào thời điểm doanh nghiệp đang gặp khó khăn, các dự án dở dang thì chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Nếu không thật sự cấp bách thì bạn nên cân nhắc thời gian nghỉ việc phù hợp để thuận tiện cho bản thân và cả doanh nghiệp. 

Hoàn thành, bàn giao toàn bộ công việc

Bạn cần hoàn thiện xong nhiệm vụ của mình và không để lại việc, tránh làm ảnh hưởng đến những người còn lại. Sẽ thật phiền toái và rắc rối nếu như người ở lại phải giải quyết hậu quả của nhân sự rời đi. Bạn càng xử lý khoa học và chỉn chu thì đồng nghiệp càng tôn trọng, có ấn tượng tích cực về bạn. Do đó, hãy sắp xếp thông tin công việc rõ ràng và bàn giao hết cho người thay thế mình.

Cảm ơn chân thành về những gì bạn nhận được từ doanh nghiệp

Dù gắn bó ngắn hay dài với doanh nghiệp nhưng chắc chắn vị trí bạn đảm nhận lý nhiều cũng mang lại những trải nghiệm nhất định. Một lời cảm ơn chân thành đến cấp trên và những người đồng nghiệp cũ đã hỗ trợ, tạo điều kiện để bạn làm việc tại doanh nghiệp trong thời gian qua là điều không thể bỏ qua.

Không chỉ trích, phê phán về đồng nghiệp, doanh nghiệp

Dù không còn làm việc tại đó nữa nhưng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quản lý và đồng nghiệp cũ là điều nên làm. Bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực từ đơn vị cũ để gửi đến nơi ứng tuyển với và đặc biệt, có thể họ sẽ trở thành mối quan hệ hợp tác của bạn sau này. Vậy bên, dù có bất mãn gì với công việc, với quản lý hay đồng nghiệp thì cũng không nên đề cập trong lý do nghỉ việc.

Cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp cho mọi ngành nghề
Cách xin nghỉ và cách viết đơn xin nghỉ việc qua email khéo léo

Hãy kiềm chế cảm xúc bản thân, luôn có thái độ tích cực và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi xin nghỉ việc để tạo được ấn tượng tốt đẹp về bạn nơi sếp và đồng nghiệp cũ nhé. Navigos Search hy vọng bạn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định nghề nghiệp sáng suốt nhất. 

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều việc làm cấp trung, cấp cao hấp dẫn đến từ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam ngay trên danh mục việc làm của Navigossearch.com. Hãy truy cập ngay để lựa chọn công việc mơ ước phù hợp với bản thân mình. Hay bạn cũng có thể gửi CV và liên hệ đến Navigos Search để trở thành ứng viên tiềm năng. Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển.

Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng. Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, Navigos Search đã giúp được hàng chục ngàn ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Chúc bạn thành công nếu lựa chọn con đường mới cho mình. Cảm ơn quý độc giả đã luôn theo dõi Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop