F&B là gì? Điều sếp chưa kể khi bạn đầu quân vào ngành F&B

Nội dung chính

 F&B là ngành mang lại cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố bên lề mà nhà tuyển dụng F&B không bật mí với ứng viên của mình như áp lực lớn, phải đối mặt với khách hàng khó tính,...

Có rất nhiều lĩnh vực để bạn lựa chọn, phát triển con đường sự nghiệp của mình. Trong số đó, F&B được rất nhiều người theo đuổi bởi đây là ngành “hái ra tiền”, cơ hội việc làm lớn. Song khi đầu quân vào ngành này, liệu bạn đã biết rõ những sự thật đằng sau đó? Để trụ vững, phát triển tốt nghề liệu có dễ dàng? Khám phá ngay thông tin bên dưới để biết rõ nhé!

1. Ngành F&B là gì?

F&B (Food and Beverage) là ngành chuyên kinh doanh về nhà hàng, ẩm thực, đồ uống,... Đây là lĩnh vực đang được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp vì có nhiều cơ hội hấp dẫn.

Ngành F&B được chia thành 2 hình thức chính:

  • Đơn vị kinh doanh F&B độc lập: Là mô hình hoạt động ở mảng ẩm thực và đồ uống, tiêu biểu nhất là quán ăn, quán cafe, nhà hàng….
  • Doanh nghiệp sở hữu bộ phận F&B: Doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực và trong đó có F&B. Bộ phận F&B chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu ẩm thực, đồ uống từ quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong khách sạn sẽ có bộ phận F&B chuyên cung ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng. 

Ngành F&B là gì?

F&B là ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống

2. Vai trò của ngành F&B

Trong lĩnh vực nhà hàng và kinh doanh uống, bộ phận F&B giữ vai trò rất quan trọng, cụ thể như sau:

Thúc đẩy doanh thu

Xã hội hội càng hiện đại, nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng nâng cao. Dường như hiện nay nay, việc tổ chức những bữa tiệc sang trọng trong nhà hàng, khách sạn lớn đã trở nên quen thuộc với mọi người. Hoạt động này đem lại cho khách sạn và nhà hàng nguồn thu nhập lớn, nên việc phát triển dịch vụ F&B đúng hướng sẽ trở thành chiến lược kinh doanh quan trọng, giúp gia tăng doanh thu.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Để nhận được phản hồi tích cực và sự đánh giá cao từ khách hàng, chủ nhà hàng hay khách sạn cần chú ý chất lượng dịch vụ F&B. Khi đã đáp ứng tốt nhu cầu giải trí và ăn uống của khách hàng thì sẽ nhận về những phản hồi tốt và khách hàng sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của đơn vị bạn trong tương lai.

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Người dùng, khách hàng luôn có sự so sánh chất lượng dịch vụ giữa các đơn vị. Cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn tốt đẹp với khách hàng là quan tâm tới chất lượng dịch vụ F&B. 

Các doanh nghiệp có dịch vụ F&B với mức giá hợp lý, ẩm thực độc đáo, tươi ngon, không gian ấn tượng, chất lượng dịch vụ tốt,... thì sẽ có khả năng chinh phục được cả “thượng đế” khó tính nhất. Chất lượng dịch vụ tốt giúp thu hút thêm khách hàng và từ đó, độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mở rộng hơn.

Công cụ marketing hữu hiệu

Khi nhà hàng có món ăn, đồ uống độc lạ thì rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Người dùng thường có thói quen “người này truyền miệng đến người kia” sẽ giúp doanh nghiệp tiếp thị dịch vụ hiệu quả mà không cần chi ngân sách. Hơn nữa điều này vô hình giúp gia tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

Xem thêm >> Trong kỷ nguyên số, Digital Marketing có là nghề hốt bạc?

Bán “chéo” dịch vụ khác

Đối với các nhà hàng, khách sạn kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau, việc có dịch vụ F&B chất lượng chính là chiến lược kinh doanh hữu hiệu giúp thu hút khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ khác. 

Chẳng hạn, ban đầu khách hàng tới nhà hàng vì dịch vụ F&B của doanh nghiệp, sau đó họ phát hiện doanh nghiệp có dịch vụ khác nữa như karaoke, shopping,… thì họ có thể thử trải nghiệm thêm dịch vụ đó.

3. Các bộ phận chính trong ngành F&B 

Tại các nhà hàng và khách sạn lớn từ 3 - 4 sao trở lên, F&B bao gồm bộ phận sau đây:

Lobby bar (quầy bar)

Bộ phận này chuyên cung cấp đồ uống cho khách hàng và là nơi để khách hàng thư giãn, giải trí, trải nghiệm điều mới. Trong thời kỳ hiện đại, quầy bar là khu vực phổ biến. Chất lượng và cung cách phục vụ tại đây sẽ mang đến niềm vui cho khách hàng cũng như thể hiện đẳng cấp của nhà hàng, khách sạn. 

Restaurant (nhà hàng)

Tại khu vực nhà hàng, khách hàng sẽ được phục vụ các bữa ăn chất lượng với cách phục vụ chuyên nghiệp cả ngày lẫn đêm.

Room service (dịch vụ phòng)

Dịch vụ phòng tại khách sạn phải đảm bảo đáp ứng 24/7. Ngoài ra, dịch vụ này còn gồm việc ăn uống tại phòng.

Banquet (yến tiệc)

Bộ phận yến tiệc đem lại doanh thu lớn trong chuỗi dịch vụ ngành F&B. Trách nhiệm của bộ phận này là tổ chức buổi tiệc, sự kiện,… theo yêu cầu từkhách hàng.

Executive Lounge (phòng chờ điều hành)

Bộ phận này cung cấp dịch vụ cao cấp nhất trong nhà hàng khách sạn với đồ ăn, thức uống được chế biến cầu kỳ, đẳng cấp nhất.

Kitchen (bếp)

Bộ phận này phụ trách việc chế biến món ăn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo được nét riêng. Họ còn phải nghiên cứu món ăn để đảm bảo phù hợp với khẩu vị của từng địa phương. 

Các bộ phận chính trong ngành F&B

Các bộ phận chính trong ngành

4. Các vị trí trong ngành F&B

Cấp quản lý 

- F&B manager - Giám đốc bộ phận F&B - Restaurant Manager - Quản lý nhà hàng

Trưởng nhóm

- Reception Head Waiter - Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn

- Maitre d’hotel / Head Waiter - Trưởng nhóm phục vụ

- Station Head Waiter - Trưởng nhóm phục vụ bàn

Nhân viên 

- Chef de Rang - Nhóm phó

- Demi/Chef de Rang - Nhóm phó bổ khuyết

- Sommelier / Wine Waiter - Nhân viên phục vụ rượu vang

Commis de Rang - Nhân viên trực bàn

- Débarrasser / Apprentice - Nhân viên học việc

- Carve / trancheur - Nhân viên chia đồ ăn

- Chef d’Étage / Floor Waiter - Nhân viên trực tầng

- Chef de Salle / Lounge Waiter - Nhân viên trực sảnh

- Host / Hostess - Nhân viên đón tiếp

- Cocktail Bar Person / Bartender - Nhân viên pha chế rượu 

- Chef de Buffet - Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn

- Banqueting staff - Nhân viên tiệc

Các vị trí trong ngành F&B

5. Làm trong ngành F&B cần yếu tố gì?

Nếu bạn yêu thích công việc ngành F&B thì hãy trang bị những yêu cầu sau đây:

Kiến thức chuyên môn

Điều quan trọng đầu tiên để trở thành nhân viên F&B chuyên nghiệp là bạn cần có kiến thức chuyên môn vững chắc để phục vụ tốt khách hàng. CỤ thể, bạn cần am hiểu về các loại đồ uống phổ biến như rượu, bia, cocktail; kiến thức nghiệp vụ chuyên môn ngành dịch vụ ăn uống; ẩm thực.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kiến thức về thiết kế thực đơn, lập kế hoạch tài chính, am hiểu cách bố trí không gian ẩm thực, quá trình vận hành dịch vụ F&B tại nhà hàng khách sạn,...

Giỏi ngoại ngữ

Khách hàng đến khách sạn, nhà hàng trong không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Vì thế, giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) gần như là yêu cầu bắt buộc để bạn làm việc chuyên nghiệp. Sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn trao đổi, giao tiếp thuận lợi khách hàng quốc tế. Điều này còn giúp bạn phát triển tốt bản thân, nâng cao sự chuyên nghiệp, mở rộng cơ hội thăng tiến.

Kỹ năng giao tiếp

Làm việc trong ngành này, bạn phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bạn chính là bộ mặt đại diện của khách sạn, nhà hàng nên việc biết cách đón tiếp, giới thiệu, tư vấn cho khách,… với thái độ chuyên nghiệp, giọng điệu rõ ràng và dễ nghe sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng.

Xem thêm >> 8 tips giao tiếp trong kinh doanh giúp thương lượng thành công

Kỹ năng quan sát

Làm trong ngành F&B, bạn cũng cần có khả năng quan sát nhanh nhạy để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như khi cần tiếp thêm món ăn, châm rượu, khách cần hỗ trợ gì, khách đã muốn thanh toán,… để có cách xử lý thích hợp.

Chịu được áp lực công việc

Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, bạn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như khó tính, gắt gỏng, thậm chí là khách hàng khiếm nhã. Đối mặt với tình huống như thế, bạn phải bình tĩnh và khéo léo nói chuyện với khách hàng, báo lại quản lý để giải quyết ổn thỏa, không gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc của. Tất cả những điều đó yêu cầu bạn phải có khả năng chịu được áp lực công việc để theo nghề lâu dài.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Với nghề dịch vụ sẽ không thể tránh khỏi những phát sinh, sự cố đến từ đơn vị hoặc khách hàng. Dù xuất phát từ hướng nào thì bạn cũng cần xử lý khéo léo để không gây ảnh hưởng tới khách hàng và độ uy tín của khách sạn, nhà hàng. Nếu sự việc nằm ngoài khả năng xử lý thì hãy báo lên cấp trên để được trợ giúp.

Nắm bắt tâm lý khách hàng

Khách hàng đến khách sạn, nhà hàng gồm nhiều độ tuổi, sở thích, yêu cầu khác nhau nên việc hiểu tâm lý khách hàng sẽ giúp bạn tiếp đón, phục vụ họ tốt nhất. Bằng sự nhanh nhạy, quan sát tốt bạn sẽ hiểu được khách hàng.

Làm trong ngành F&B cần yếu tố gì?

   

Quản lý chặt chẽ toàn bộ nhân sự là điều không dễ dàng

6. Những khó khăn khi “đầu quân” vào ngành F&B

“Nhiễu sóng” từ hoạt động thương mại điện tử

Sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử đã khiến người dùng, khách hàng bị “nhiễu sóng” trong việc xác định, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đã phải “xin dừng cuộc chơi” bởi vì không thể vượt qua sức nặng của các khoản tài chính.

Đối mặt với thách thức này, các doanh nghiệp, đơn vị và cả những người làm trong ngành F&B phải nắm bắt nhanh chóng xu hướng của người dùng, xây dựng thông tin cốt lõi, chính xác để nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Cuộc chạy đua về chất lượng

Làm thế nào để chắc chắn khách hàng sẽ ghé nhà hàng, khách sạn,... của bạn để sử dụng dịch vụ ăn uống? Dĩ nhiên, bạn phải tạo ra điểm khác biệt, nổi bật để thu hút họ, để khách hàng ghi nhớ. Chẳng hạn như view quán đẹp, đồ uống khác biệt, món ăn độc đáo, phong cách phục vụ tuyệt vời,…). 

Khi ngành F&B phát triển mạnh mẽ và được nhiều người lựa chọn, theo đuổi như hiện nay, cuộc chạy đua về chất lượng luôn diễn ra khắc nghiệt. Nếu chậm chân hơn thì bạn sẽ thua cuộc.

Lượng cung của F&B nhiều hơn cầu

Trên thực tế hiện nay, số lượng nhà hàng, quán ăn và cả doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ngày nhiều. Điều này khiến thị trường F&B bão hòa, mất cân bằng về lượng cung - cầu. Vậy nên, dù là nhân viên hay làm quản lý trong ngành F&B, ít nhiều bạn cũng cần am hiểu về marketing, đưa ra được những chiến lược tiếp thị hiệu quả cho quán để thu hút, tăng lượng khách hàng.

Niềm tin khách hàng đối với sản phẩm của quán

Trong lĩnh vực F&B, điều quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp phát triển chính là sự tín nhiệm của khách hàng, người dùng. Chỉ cần lấy được niềm tin từ khách thì chắc chắn công việc kinh doanh F&B sẽ trở nên khởi sắc hơn. Vậy nên, bên cạnh việc tạo ra đồ ăn, đồ uống chất lượng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp,... thì bạn phải biết cách truyền đạt niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của cửa hàng đến khách hàng.

Thất thoát doanh thu nếu không quản lý chặt chẽ

Với loại hình kinh doanh dịch vụ như ngành F&B thì nhân viên sẽ trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Để quản lý toàn bộ nhân viên, đảm bảo họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình không phải là điều dễ dàng. Đã có không ít trường hợp chủ cửa hàng bị nhân viên “qua mặt” và gian lận dẫn tới việc thất thoát ngân sách, doanh thu.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí quản lý trong ngành này thì hãy yên tâm, nếu sở hữu năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng lãnh đạo, sự cẩn trọng thì chắc chắn điều này không làm khó bạn. Ngay cả khi bạn không có mặt ở đó thì bạn vẫn có thể theo dõi sát sao, đánh giá nhân viên, tình hình kinh doanh của đơn vị thông qua camera hay các phần mềm, ứng dụng quản lý.

Nguồn cung cấp thực phẩm không uy tín

Nguồn thực phẩm không uy tín sẽ làm giảm chất lượng món ăn và thậm chí có thể khiến doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn đóng cửa. Điều khó khăn lớn khi mở nhà hàng là tìm một kiếm được đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín với mức giá hợp lý. Mặt khác, không phải lúc nào đơn vị bạn cũng có đủ mặt hàng thực phẩm, đồ uống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

7. Triển vọng nghề nghiệp 

Hiện nay, ngành F&B có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B tại Việt Nam đã kéo theo nhu cầu nhân lực ngành này tăng theo. Từ các vị trí không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm như thu ngân, lễ tân,... cho đến vị trí cần nhiều kinh nghiệm như quản lý, đầu bếp,... đều được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng liên tục. 

Nếu bạn yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động, nhiều thử thách thì các vị trí việc làm trong ngành F&B là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành F&B để chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị thật tốt để chinh phục nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này. 

Đặc biệt, tại danh mục việc làm của Navigossearch.com đang có tin tuyển dụng ngành F&B và rất nhiều vị trí công việc cấp trung, cấp cao hấp dẫn khác đang chờ bạn ứng tuyển. Hãy truy cập ngay để lựa chọn công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm của mình. 

Hay bạn cũng có thể chủ động gửi bản CV hoàn hảo của mình để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của chúng tôi. Khi có tin tuyển dụng phù hợp, chuyên gia tuyển dụng của Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, bật mí cách đàm phán lương thưởng hấp dẫn, hỗ trợ sau nhận việc... cho ứng viên.

Triển vọng nghề nghiệp ngành f&b

Navigos Search - Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam

Với nhiều thế mạnh nổi bật như sở hữu đội ngũ chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp, quy trình làm việc bài bản, có hơn 20 năm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao,... Navigos Search tự tin là điểm dừng chân tuyệt vời nhất cho người tìm việc cấp trung, cấp cao trên khắp Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi đã đồng hành cùng rất nhiều ứng viên, giúp họ có được công việc chất lượng và chinh phục con đường sự nghiệp đỉnh cao của mình.

Hãy liên hệ đến Navigos Search dù bạn đang tìm kiếm tin tuyển dụng ngành F&B hay bất kỳ một vị trí cấp trung, cấp cao nào khác. 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop