Cách trả lời phỏng vấn như thế nào là chính xác, chuyên nghiệp để giúp bạn vượt qua các câu hỏi phỏng vấn đã được nhà tuyển dụng “bày binh bố trận”? Dù đã có nhiều hay ít kinh nghiệm thì bạn vẫn nên có sự chuẩn bị kỹ càng.
Trên thực tế, có không ít ứng viên dù đã sở hữu chuyên môn tốt nhưng vẫn còn e dè, mất bình tĩnh và tự tin khi bước vào vòng phỏng vấn. Không dừng lại, ứng viên còn bị nhà tuyển dụng liên tục bắt bí các câu hỏi phỏng vấn “xoáy”. Vậy cách trả lời phỏng vấn nào là thông minh, khéo léo và chính xác? Navigos Search sẽ mang đến câu trả lời chuẩn cho bạn qua thông tin dưới đây!
1. Vì sao nên chuẩn bị cách trả lời phỏng vấn?
Ngay cả khi đã sở hữu năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn thì bạn cũng nên chuẩn bị cách trả lời phỏng vấn, bởi vì:
Tạo tâm thế tự tin trước khi vào buổi phỏng vấn
Khi có sự chuẩn bị trước, bạn luôn có phong thái tự tin với bất kỳ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng. Sự chuẩn bị trước còn cho thấy bạn là người có thái độ làm việc tốt và chuyên nghiệp.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn chính xác, rõ ràng
Tìm hiểu trước câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn, bạn có thể trả lời chính xác thông tin mà họ cần biết. Từ đó, bạn dễ dàng được nhà dụng đánh giá cao hơn.
Ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng
Khi bạn có năng lực chuyên môn vững vàng và bạn có cách trả lời phỏng vấn hiệu quả, thể hiện được phong thái tự tin, bản lĩnh thì chắc chắn nhà tuyển dụng không thể bỏ sót bạn. Lúc này, cơ hội giúp bạn đánh bật ứng viên khác là rất lớn.
Việc chuẩn bị cho phỏng vấn là rất quan trọng
Xem thêm >>
2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân thường gặp
Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu về bạn hơn và đánh giá xem bạn thật sự phù hợp với vị trí tuyển dụng, doanh nghiệp hay không. Bạn hãy trả lời câu hỏi đó bằng thông tin họ tên, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sở trường của mình.
Câu 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Khi xin việc trả lời phỏng vấn, bạn hãy thành thật trả lời điểm mạnh, điểm yếu của mình. Với điểm mạnh, bạn nên nêu rõ điểm mạnh giúp hoàn thành tốt công việc đang ứng tuyển. Còn với điểm yếu, bạn không nên liệt kê quá nhiều và sau khi liệt kê chúng thì hãy thể hiện bản thân đang tìm cách khắc phục.
Câu 3: Bạn giải tỏa áp lực bằng cách nào?
Với bất kỳ công việc nào, nhà tuyển dụng cũng muốn biết khả năng chịu áp lực và cách giải tỏa áp lực của ứng viên. Bạn có nói rằng khi gặp áp lực trong công việc, bạn thường bỏ ra một ít thời gian để thư giãn tốt hơn và tập trung lại sau đó. Bạn luôn cố gắng sắp xếp công việc có trình tự và ưu tiên nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Câu 4: Mô tả về cách làm việc của bạn?
Nhà tuyển dụng đang muốn biết về cách làm việc của bạn. Bạn có thật sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Cách trả lời phỏng vấn tốt nhất lúc này là bạn hãy thể hiện mình là người làm việc có trách nhiệm, nề nếp, nhiệt huyết.
Câu 5: Nêu kinh nghiệm của bạn tại vị trí công việc này?
Hãy nói về các công việc trước đây của bạn có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển. Đồng thời, đừng quên thể hiện tinh thần, thái độ ham học hỏi và luôn sẵn sàng chịu bỏ thời gian, đầu tư trau dồi bản thân hơn.
Câu 6: Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bạn là gì?
Với câu hỏi này, bạn nên đề cập đến mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Bạn có thể trả lời mục tiêu ngắn hạn của bạn là ứng tuyển thành công vào công việc mơ ước tại doanh nghiệp, mục tiêu dài hạn là phát triển sự nghiệp lên tầm mới và tiến lên các vị trí quản lý cấp cao trong nghề.
Câu 7: Sở thích của bạn là gì?
Khi xin việc trả lời phỏng vấn với câu hỏi về sở thích của ứng viên, nhà tuyển dụng đang muốn biết sở thích của bạn có liên quan tới công việc đang ứng tuyển hay không. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vị trí content marketing thì nên trả lời sở thích là viết lách, đọc tài liệu, sách báo,...
Nhóm câu hỏi phỏng vấn phổ biến
Xem thêm >> Tổng hợp 30 câu hỏi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời khôn khéo, thông minh
3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng giải quyết, phản ứng
Câu 8: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên chịu được áp lực nhiều hay ít, liệu có phù hợp với môi trường làm việc tại doanh nghiệp họ hay không. Cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là bạn nên liệt kê cách giải tỏa áp lực như bơi lội, nghe nhạc, tập yoga,... và thể hiện bạn là người có kỹ năng quản lý tốt thời gian, làm việc có khoa học để ghi điểm hơn.
Câu 9: Nếu chúng tôi không lựa chọn bạn thì bạn có gì nói không?
Câu hỏi phỏng vấn này với mục đích đánh giá thái độ của ứng viên. Hãy trả lời rằng bạn thật sự tiếc nuối và cảm thấy cuộc phỏng rất thú vị. Qua đó, bạn biết mình còn thiếu sót điều gì, tìm cách cải thiện nó và mong được làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp nếu có cơ hội khác.
Câu 10: Bạn nghĩ gì về việc phải làm thêm giờ?
Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần sẵn sàng làm thêm giờ nếu doanh nghiệp yêu cầu. Đồng thời, thể hiện bạn là một người biết cách tổ chức công việc, chủ động trong mọi hoàn cảnh để đáp ứng tốt về thời gian hoàn thành, hiệu suất công việc và kết quả đạt được. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy bạn là người làm việc có trách nhiệm và luôn sẵn sàng đóng góp cho doanh nghiệp.
Câu 11: Điều gì ở người sếp cũ, đồng nghiệp cũ làm bạn khó chịu và không hài lòng?
Bạn có thể thành thật chia sẻ về những trải nghiệm không hài lòng với sếp cũ hay đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, bạn cần trình bày với thái độ chuyên nghiệp và hạn chế sử dụng các từ ngữ tiêu cực. Hãy chú trọng nói nhiều hơn tới thái độ cố gắng cải thiện mối quan hệ, hướng đến kết quả chung thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh cảm xúc cá nhân. Như vậy có thể thể hiện được tinh thần làm việc chuyên nghiệp, không bị lý tính và đặt kết quả nhóm lên hàng đầu.
Câu 12: Vì sao bạn nghỉ việc ở đơn vị cũ?
Với câu hỏi này, cách trả lời phỏng vấn thông minh là hãy đưa ra lý do hoàn hảo vừa không làm ảnh hưởng đến đơn vị cũ và vừa bảo vệ được chính bạn. Bạn có thể nói rằng bạn đang muốn thử sức ở môi trường mới, để thể trau dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng và phát triển bản thân tốt hơn.
Câu 13: Nếu sếp làm sai hoặc cần góp ý thì bạn sẽ làm gì?
Liệu khi sếp làm sai, bạn có mạnh dạn đưa ra ý kiến hay không. Nếu sếp sai, bạn trả lời là sẵn sàng góp ý và trao đổi khéo léo với sếp để công việc chung luôn được đảm bảo diễn ra hiệu quả.
Câu 14: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Có không ít ứng viên vẫn cho rằng đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng là không cần thiết. Tuy nhiên, điều đó không tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, bạn có thể hỏi về mức lương, phúc lợi, lộ trình thăng tiến,... tại doanh nghiệp.
Nhóm câu hỏi đánh giá khả năng giải quyết và phản ứng
4. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự thích hợp với doanh nghiệp
Câu 15: Bạn mong đợi điều gì ở vị trí, môi trường làm việc mới?
Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi này là nói về những mong muốn khi làm việc tại môi trường mới như được làm việc với đồng nghiệp tài năng, sếp giỏi,... để học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp từ họ.
Câu 16: Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Với vấn đề lương thưởng, bạn hãy trao đổi rõ ràng với nhà tuyển dụng để tránh xảy ra mâu thuẫn trả lương cao, thấp hơn với năng lực làm việc. Hãy tham khảo mức lương của công việc đang ứng tuyển trên thị trường tại thời điểm đó để đưa ra con số hợp lý.
Có nhiều cách để bạn xác định mức lương trung bình của ngành nghề, công việc đang ứng tuyển trên thị trường như báo cáo lương 2023 của Navigos Group - Tập đoàn sở hữu 2 thương hiệu tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VietnamWorks và Navigos Search). Báo cáo lương 2023 của Navigos Group cập nhật chi tiết mức lương trên thị trường cho từng phòng ban và cấp bậc trong 23 ngành nghề khác nhau tại Việt Nam như xây dựng, bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin,...
Thông qua đó ứng viên sẽ dễ dàng hình dung được khoảng lương phù hợp của công việc đang ứng tuyển để dễ dàng trao đổi, đàm phán mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng.
Câu 17: Vì sao bạn muốn làm việc tại doanh nghiệp chúng tôi?
Nhà tuyển dụng muốn biết tại sao bạn muốn làm việc tại đây và bạn đã thực sự hiểu rõ về doanh nghiệp hay chưa. Cách trả lời phỏng vấn thông minh là hãy thể hiện bạn đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để trau dồi bản thân hơn.
Câu 18: Bạn dự định làm tại doanh nghiệp chúng tôi bao lâu?
Đừng đưa ra con số cụ thể về số năm làm việc tại doanh nghiệp bởi điều này khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không gắn bó lâu dài. Dĩ nhiên, không một nhà tuyển dụng nào lựa chọn ứng viên như thế. Hãy thể hiện bạn sẽ làm việc lâu dài với doanh nghiệp nếu họ hài lòng với những giá trị bạn tạo ra.
Câu 19: Bạn muốn làm việc độc lập hay theo nhóm?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này với mục đích xem bạn có thích hợp với cách làm việc của họ và với công việc đó hay không. Bạn có thể trả lời với một trong hai sự lựa chọn đó và đưa ra câu giải thích hợp lý. Chẳng hạn, tính chất công việc vị trí này là làm việc nhóm thường xuyên. Bạn có thể linh hoạt làm việc độc lập và làm việc nhóm để công việc diễn ra suôn sẻ, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
Câu 20: Môi trường làm việc thế nào giúp bạn tăng năng suất làm việc? Vì sao?
Nhà tuyển dụng muốn xem môi trường làm việc của doanh nghiệp họ có phù hợp với bạn hay không. bạn có thể trả lời rằng bản thân thích làm việc và cống hiến trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp, được tự do sáng tạo, đóng góp,...
Câu 21: Bạn cảm thấy hài lòng với công việc nhất là lúc nào?
Bạn có thể trả lời rằng bản thân cảm thấy hài lòng khi sáng tạo những ý tưởng đột phá, xây dựng được bản kế hoạch hiệu quả, hoàn tất nhiệm vụ xuất sắc, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số, lợi nhuận,...
Nhóm câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp
Tìm việc làm cấp trung, cấp cao tại Navigos Search
Nếu vẫn chưa tự tin về cách trả lời phỏng vấn của mình, bạn đừng lo lắng! Chuyên gia tuyển dụng của Navigos Search là người bạn đồng hành trên con đường tìm kiếm việc làm, trong vòng phỏng vấn, thử việc và sau thử việc.
Ngay lúc này, bạn có thể tự tin tìm kiếm một công việc phù hợp khác tại danh mục việc làm của Navigossearch.com. Chúng tôi cập nhật thường xuyên các vị trí việc làm cấp trung, cấp cao với đa dạng ngành nghề như Sales, Bán hàng, Phần mềm công nghệ thông tin, Tài chính/ Đầu tư, Ngân hàng, Quản trị nhân sự, Bảo hiểm, Kiến trúc/ thiết kế nội thất,… cho ứng viên lựa chọn.
Bạn cũng có thể gửi CV để cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của Navigos Search.
Đội ngũ tư vấn tại Navigos Search đều là những chuyên gia tuyển dụng rất giàu kinh nghiệm, am hiểu về từng ngành nghề và thị trường lao động. Dựa trên quy trình tuyển dụng khoa học, chuyên gia tuyển dụng sẽ chủ động liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, bật mí cách trả lời phỏng vấn, bí quyết đàm phán lương thưởng hấp dẫn,... cho ứng viên để giúp ứng viên tỏa sáng hơn trước nhà tuyển dụng.
Trung bình mỗi tháng, các chuyên viên tư vấn của Navigos Search phỏng vấn rất nhiều ứng viên cấp cao, mang đến những cơ hội việc làm chất lượng cho người tìm việc trên khắp Việt Nam.
Tìm kiếm công việc mơ ước tại Navigos Search
Hơn 20 năm kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng, Navigos Search tự hào mang đến những cơ hội việc làm cấp trung và cấp cao chất lượng tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia cho người tìm việc trên khắp Việt Nam.
Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để chắp cánh cho ứng viên tiềm năng chạm đến ước mơ của mình thông qua dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam!
Hãy liên hệ đến Navigos Search nếu bạn đang tìm kiếm bất kỳ một việc làm cấp trung, cấp cao nào:
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Trụ sở tại Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
- Linkedin: linkedin.com/company/navigos-search/
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam