Business Analysis là gì? Vai trò, cơ hội nghề nghiệp của Business Analysis

Nội dung chính

Business Analysis được xem là cầu nối giữa khách hàng và team dự án trong doanh nghiệp, là người chuyển giao thông tin kinh doanh, hiểu rõ về hệ thống mà họ thực hiện.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Kéo theo đó, nghề Business Analysis đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và từ đó cho ra đời sản phẩm công nghệ chất lượng nhất. 

Để hiểu rõ hơn Business Analysis là gì, vai trò và triển vọng việc làm nghề này cho những bạn muốn theo đuổi ngành này, mời quý bạn đọc cùng khám phá thông tin dưới đây.

1. Business Analysis là gì?

Business Analysis (phân tích kinh doanh) là sự kết hợp giữa thu thập thông tin từ dữ liệu bằng kỹ thuật và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm xác định nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sau đó, đề xuất thay đổi và cung cấp giải pháp tạo ra giá trị cho các bên. 

Trong quá trình Business Analysis, nhiều giải pháp sẽ có khả năng có yếu tố dựa trên phần mềm, dữ liệu kỹ thuật số và có thể kết hợp thay đổi tổ chức như xây dựng chính sách mới, thay đổi cơ cấu, cải thiện quy trình,...

Khái niệm Business Analysis

Khái niệm Business Analysis

2. Quy trình Business Analysis gồm những bước nào?

Nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên sẽ có những khác biệt nhất định về cách thực hiện. Sau đây là các bước phổ biến thường được áp dụng trong quá trình triển khai Business Analysis:

  1. Định hướng để làm rõ vai trò của người làm Business Analysis, xác định quan điểm của bên liên quan và nghiên cứu, làm quen với dự án.
  2. Đặt tên cho mục tiêu kinh doanh chính, xác định yêu cầu, kỳ vọng của bên liên quan và đưa ra hướng giải quyết cho kỳ vọng không thực tế, đảm bảo mục tiêu rõ ràng nếu có tính khả thi.
  3. Xác định phạm vi dự án gồm lộ trình sơ bộ về các bước mà người đảm nhận dự án cần tuân theo.
  4. Thực hiện kế hoạch phân tích kinh doanh chi tiết, liệt kê đầy đủ mốc thời gian, quy trình, sản phẩm có trong dự án.
  5. Xác định yêu cầu cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, có tính khả thi dựa vào dữ liệu thu thập được.
  6. Phối hợp với bộ phận công nghệ thông tin để triển khai giải pháp nếu cần thiết.
  7. Hỗ trợ thực hiện test thử phần mềm, sản phẩm theo tiêu chí đặt ra.
  8. Đánh giá lại dự án để biết rõ dự án có hoạt động tốt không, tiến độ đạt được bao nhiêu phần trăm so với dự tính, có phần nào chưa đạt yêu cầu, phần nào cần tiếp tục triển khai,...

Xem ngay: IT Business Analyst và những áp lực vô hình không mấy ai biết

3. Sự khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics 

Cả Business Analysis và Business Analytics đều được dùng trong quản trị doanh nghiệp với mục đích là tìm ra cách cải thiện hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm này có sự khác nhau.

  • Business Analysis là quy trình đánh giá, phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề, cải thiện hoạt động cho doanh nghiệp.
  • Business Analytics là kỹ thuật số đầy kỹ thuật, dùng phân tích dữ liệu, biểu đồ, tổng hợp để giúp nhà quản trị doanh nghiệp tận dụng tối đa thông tin của doanh nghiệp và cải thiện quản lý, nâng cao tốc độ xử lý thông tin.

Do vậy, Business Analysis và Business Analytics là hai khái niệm có sự liên quan nhưng lại khác nhau.

Điểm khác biệt giữa Business Analysis và Business Analytics

Điểm khác biệt giữa Business Analysis và Business Analytics

4. Tuyển dụng của Business Analysis yêu cầu kỹ năng gì? 

Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu người ứng tuyển phải đáp ứng được đào tạo bài bản về ngành công nghệ thông tin, ngành kinh tế - quản lý để đảm bảo lượng kiến thức chuyên môn vững vàng khi đảm nhận công việc Business Analysis. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng nổi bật như: 

Kỹ năng công nghệ

Business Analysis cần biết rõ ứng dụng công nghệ đang sử dụng và nắm bắt ứng dụng công nghệ mới để tìm kiếm, xác định được những giải pháp kinh doanh có tính khả thi và phù hợp với thời đại công nghệ cũng như sản phẩm, dự án đang đảm nhận.

Kỹ năng phân tích kinh doanh

Kỹ năng phân tích kinh doanh sẽ giúp Business Analysis xác định đúng nhu cầu kinh doanh của khách hàng và truyền đạt chính xác vào sản phẩm. Mặc khác, công việc của Business Analysis còn phải thực hiện phân tích số liệu, tài liệu, kết quả khảo sát để báo cáo lên cấp trên. Do vậy, biết cách tổng hợp và phân tích tốt sẽ giúp quy trình làm việc và quá trình xử lý, khắc phục vấn đề kinh doanh của Business Analysis trở nên suôn sẻ hơn.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Lĩnh vực kinh doanh luôn có biến động không ngừng nên công việc của Business Analysis cũng thường xuyên thay đổi. Toàn bộ dự án được xem là giải pháp cho một bài toán nhỏ hơn với nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhìn tổng quát, Business Analysis có trách nhiệm làm rõ các vấn đề, đề xuất giải pháp khả thi, xác định phạm vi dự án và trực tiếp tham gia giải quyết cùng bên liên quan. Và với khả năng giải quyết vấn đề, sự linh hoạt trong mọi hoàn cảnh sẽ giúp họ ứng biến và xử lý hiệu quả, đem về kết quả như mong muốn.

Tư duy nhạy bén trong kinh doanh

Một Business Analysis giỏi chỉ cần kiến thức kinh doanh vững vàng thôi là chưa đủ mà còn cần sự nhạy bén, am hiểu chiến thuật của doanh nghiệp để triển khai những chiến lược cần thiết. Chuyên môn vững vàng cùng sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ giúp họ dễ dàng nắm được kiến thức về bất kỳ lĩnh vực nào Qua đó, vận dụng kỹ năng phân tích và xây dựng mô hình dữ liệu để giúp ban lãnh đạo ra quyết định kinh doanh sáng suốt.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục

Khi đấu thầu cho dự án của khách hàng, Business Analysis sẽ sử dụng kỹ năng đàm phán và thuyết phục đỉnh cao đạt được mục tiêu đề ra, mang kết quả có lợi cho doanh nghiệp, giải pháp hợp lý cho khách hàng và cân bằng lợi ích của cả hai bên. Đồng thời, để duy trì mối quan hệ tốt giữa phòng ban kinh doanh, kỹ thuật và với đối tác bên ngoài đòi hỏi người làm Business Analysis phải giao tiếp khéo léo.

Khám phá thêm: Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng business analyst thành công

Yêu cầu cần có của người làm Business Analysis

Yêu cầu cần có của người làm Business Analysis

5. Thu nhập của Business Analysis bao nhiêu?

Mức thu nhập hấp dẫn là một trong những lý do mà nghề Business Analysis dần chiếm lợi thế trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ luôn nhận được khoản thù lao hậu hĩnh qua những chiếc “cầu nối” thông tin kinh doanh vững chắc mà họ xây dựng được. Bởi suy cho cùng, doanh số của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của chiếc “cầu nối” này.

Mức lương hiện nay của Business Analysis dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ có sự thay đổi cao hoặc thấp hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm của Business Analysis và quy mô doanh nghiệp, địa điểm làm việc,...

Xem thêm:

Bên cạnh thu nhập hậu hĩnh, cơ hội lớn mà nghề phân tích kinh doanh mang lại chính là việc tiếp xúc với nhiều khách hàng trong nhiều ngành nghề khác nhau cùng sự nhạy bén trong kinh doanh. Từ việc giao tiếp với họ, Business Analysis có được nhiều kỹ năng, nghiệp vụ mới bổ ích. Nghề Business Analysis được xem là môi trường làm việc tốt cho người thích trải nghiệm, học hỏi, nâng cao năng lực cho bản thân. 

Mức thu nhập hiện nay của Business Analysis

Mức thu nhập hiện nay của Business Analysis

Tuyển dụng Business Analysis tại Navigos Search

Quả thật, trong tình hình thị trường lao động khát nhân tài như hiện nay, để tuyển dụng lập Business Analysis tài năng là điều không hề dễ dàng. Có thể doanh nghiệp sẽ bỏ ra nhiều thời gian lẫn chi phí và vẫn tuyển được nhân sự nhưng có thể đó chưa phải người phù hợp nhất.

Để việc tuyển dụng diễn ra hiệu quả, tìm kiếm Business Analysis giỏi thành công thì doanh nghiệp bạn nên sử dụng dịch vụ tuyển dụng tại Navigos Search - Thương hiệu headhunter hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Điểm mạnh của Navigos Search là sở hữu đội ngũ tư vấn là những chuyên gia tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm có mạng lưới hoạt động rộng khắp, thấu hiểu từng ngành nghề và hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đó. Dựa trên quy trình tuyển dụng hiệu quả, chuyên nghiệp, các chuyên viên sẽ nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để tiến hành tìm kiếm, đề xuất và mang đến ứng viên Business Analysis hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác phù hợp nhất.

Tuyển dụng Business Analysis tại Navigos Search

Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Thêm vào đó, với 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao, Navigos Search sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao cho mọi tổ chức, doanh nghiệp. Với những thế mạnh vượt trội, cơ hội tìm được nhân tài cho các doanh nghiệp sẽ chuẩn xác và nhanh chóng nhất.

Hãy nhanh chóng liên hệ đến với Navigos Search nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng Business Analysis hay bất kỳ một vị trí cấp trung, cấp cao khác. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để giữ vững vị thế là nhà cung cấp dịch vụ săn nhân tài số 1 Việt Nam hiện nay!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop