Art Director là vị trí việc làm không còn quá mới mẻ với các bạn trẻ hiện nay, tuy nhiên đây lại là công việc mơ ước của rất nhiều người làm về lĩnh vực nghệ thuật. Vậy chính xác Art Director là gì? Công việc của vị trí này là gì? Cách ứng tuyển vị trí tuyển dụng Art Director ra sao?... Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này. Theo dõi cùng Navigos Search nhé!1. Art Director là gì?
Art Director (giám đốc nghệ thuật) là người chịu trách nhiệm về việc định hình phong cách, hình ảnh trực quan trên các sản phẩm nghệ thuật như tạp chí, website, bao bì sản phẩm, phim ảnh,...
Hiểu một cách khái quát, họ chính là người tạo ra thiết kế tổng thể, chỉ đạo và quản lý đội ngũ của mình phát triển các tác phẩm nghệ thuật đó. Đây là vị trí cần có ý tưởng sáng tạo, tính thẩm mỹ và linh hoạt để tạo ra những mẫu tác phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Biết rõ Art Director là gì?
2. Giai đoạn để trở thành Art Director
Để trở thành Art Director và phát triển ở ngành nghề này là đều không hề dễ dàng. Vị trí này đòi hỏi bạn ở sự rèn luyện, học hỏi liên tục để đạt đến thành công. Bạn có thể xuất thân từ một designer hay một photographer… nhưng điều đầu tiên là phải có sự đam mê cùng với kinh nghiệm đã trải qua các công việc liên quan.
Có những người học đúng chuyên ngành và đã có kinh nghiệm nhiều năm ở vị trí liên quan nhưng vẫn không có cơ hội phát triển lên vị trí cấp cao này. Vì sao? Đó chính sự thiếu nhiệt huyết trong công việc, thiếu các kỹ năng cần thiết của một Art Director. Hãy từng bước tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cùng với óc nhạy bén, sự sáng tạo chắc chắn con đường đến vị trí này sẽ không xa với bạn.
3. Tìm hiểu về công việc của Art Director
Tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà Art Director cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, vị trí sẽ phải làm việc với các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà biên kịch hay biên tập viên. Và công việc cụ thể của họ sẽ bao gồm:
- Xác định cách hiệu quả để thể hiện các ý tưởng (concept) một cách trực quan và dễ hiểu.
- Chọn lựa những hình ảnh nghệ thuật hoặc các yếu tố cần thiết để sử dụng cho tác phẩm.
- Phát triển giao diện tổng thể hoặc phong cách của chiến dịch quảng cáo.
- Quản lý và giám sát đội ngũ nhân viên thiết kế.
- Phê duyệt thiết kế và tác phẩm nghệ thuật, các hình ảnh đồ họa do nhân viên thực hiện.
- Thảo luận, trao đổi với khách hàng để hiểu mong muốn của họ, từ đó phát triển dự án theo đúng yêu cầu.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan khác để phục vụ cho quá trình tạo ra tác phẩm…
- Dự toán ngân sách chi tiết và thời hạn thực hiện dự án.
- Trình bày ý tưởng nghệ thuật cho khách hàng phê duyệt.
Tìm hiểu về công việc Art Director
Bên cạnh đó tùy vào lĩnh vực mà Art Director còn có những việc cụ thể riêng như:
Trong lĩnh vực xuất bản: Giám đốc nghệ thuật sẽ giám sát cách bố trí của ấn phẩm. Họ còn là người quyết định sáng tạo nghệ thuật cho bìa sách, tạp chí và cả ấn phẩm web.
Trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo ở agency: Giám đốc nghệ thuật phải đảm bảo truyền tải thông điệp của khách hàng đến người tiêu dùng một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Họ còn chịu trách nhiệm tổng thể của một chiến dịch quảng cáo hoặc truyền thông và có thể cần phối hợp với công việc của các phòng ban liên quan.
Trong sản xuất phim: Art Director phối hợp với các đạo diễn và ekip để xác định đạo cụ, hình ảnh nào sẽ cần thiết cho bộ phim.
4. Những yếu tố cần có của Art Director
Chuyên môn
Hầu hết các nhà tuyển dụng Art Director đều có yêu cầu với các ứng viên của mình phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật, thiết kế hoặc các ngành liên quan để có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của từng ứng viên. Và đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đầu tiên khi bạn ứng tuyển vị trí này.
Kinh nghiệm
Yếu tố bằng cấp chỉ là một phần giúp bạn ứng tuyển vị trí Art Director nhanh hơn nhưng kinh nghiệm làm việc mới là điều quan trọng dẫn bạn đến cơ hội đạt vị trí này. Chính vì vậy, bạn phải có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Giám đốc sáng tạo hoặc tại các vị trí tương tự. Đồng thời đã từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, marketing, đồ họa và phát triển thương hiệu.
Phát triển kỹ năng
Ngoài kiến thức và kinh nghiệm, Art Director còn phải có các kỹ năng cần thiết được kể đến sau đây:
Có tầm nhìn
Một Art Director giỏi luôn hiểu được rằng sáng tạo không chỉ đơn giản được quyết định thông qua “mắt nhìn”. Mà còn định hướng và chỉ đường cho nhân viên hoặc người dùng hiểu được thông tin ở mẫu quảng cáo, các tác phẩm mà họ tạo ra. Ngoài ra, tầm nhìn sâu rộng còn giúp giám đốc nghệ thuật cải tổ lại hệ thống, quy trình nếu chúng đang đi sai hướng.
Thích nghi tốt
Với bất kỳ ngành nào cũng đều cần việc cập nhật liên tục những xu hướng mới. Bởi mọi thứ xung quanh ta luôn vận hành và không ngừng thay đổi. Với nghệ thuật nói chung và quảng cáo, truyền thông nói riêng là một lĩnh vực khắc nghiệt, có sự thay đổi nhanh chóng, khách hàng luôn đòi hỏi những ý tưởng mới mẻ, thu hút hơn,… Bởi vậy, là vị trí đầu tàu, Art Director luôn cần cập nhật các xu hướng, kỹ thuật mới để ứng dụng vào lĩnh vực hoạt động của mình.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng mà người quản lý cấp cao cần có. Với kỹ năng này, bạn sẽ sắp xếp được thời gian làm việc khoa học, hợp lý để hoàn thành đúng thời hạn dự án mà khách hàng yêu cầu.
Sáng tạo và đam mê
Sáng tạo được coi là kho báu trong làng nghệ thuật. Nếu muốn đứng ở vị trí này, bạn buộc phải bước ra khỏi ranh giới an toàn để đạt được tầm cao mới. Và điều gì để có thể tiếp thêm sức mạnh cho sự sáng tạo không ngừng như vậy? Chắc chắn đó là nhờ sự đam mê. Bạn cần phải có đam mê, yêu thích công việc của mình và không ngừng cống hiến, kết hợp với kinh nghiệm, vị trí Art Director sẽ không còn trở nên quá xa vời với bạn.
Xây dựng mạng lưới mối quan hệ
Khi bạn đã hội tụ đủ kiến thức, kinh nghiệm và cả kỹ năng thì bước tiếp theo bạn cần đi chính là phát triển các mối quan hệ trong môi trường sáng tạo. Trong quá trình tham gia các sự kiện của ngành, bạn có thể mang theo danh thiếp của mình để dễ dàng trao đổi thông tin liên lạc với những người tham dự khác, tạo điều kiện mở rộng, phát triển cũng như duy trì các mối quan hệ sau này.
5. Art Director cần đầu tư vào Portfolio
Đầu tư vào Portfolio
Portfolio là một tài liệu tổng hợp các tác phẩm hoặc sản phẩm nổi bật bạn từng thực hiện trong các dự án trước đó. Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng Art Director, bạn cần có cho mình một Portfolio chất lượng. Vì Portfolio sẽ là yếu tố quan trọng để bạn có thể thể hiện mình trước nhà tuyển dụng. Vì vậy, để bạn hãy xây dựng portfolio hiệu quả bằng các bí quyết sau:
- Đặt dự án ấn tượng nhất ở đầu portfolio nhằm thu hút sự chú ý của người xem.
- Tổng hợp các tác phẩm tốt nhất ở đa dạng lĩnh vực để thể hiện kỹ năng và phạm vi sáng tạo của mình.
- Sử dụng portfolio phiên bản website để đăng tải các dự án với độ phân giải cao kèm mô tả ngắn gọn về vai trò của mình trong mỗi dự án
- Trong trường hợp đã ký thỏa thuận không chia sẻ với các khách hàng, bạn có thể chia sẻ các dự án tự khởi xướng vào portfolio.
6. Chuẩn bị trước bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến
Chắc chắn rằng, trong buổi phỏng vấn tuyển dụng Art Director, nhà tuyển dụng sẽ đặt cho bạn những câu hỏi liên quan về vị trí này để xem xét rằng liệu ứng viênbạn có phải là người phù hợp mà doanh nghiệp cần. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho bạn, giúp bạn có những câu trả lời mạnh mẽ và đầy tự tin trước nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Art Director phổ biến dưới đây.
Mô tả quá trình phát triển dự án của bạn, từ việc lên ý tưởng đến triển khai?
- Giải thích cách bạn kết hợp các xu hướng thị trường và công nghệ vào một trong chiến dịch?
- Dự án thách thức nhất bạn từng làm là gì? Làm thế nào bạn có thể xoay xở được? Nếu quay lại bạn sẽ thay đổi điều gì?
- Mô tả chiến dịch thành công nhất của bạn. Nó có ảnh hưởng như thế nào?
7. Mức lương hiện nay của Art Director
Với trách nhiệm lớn, yêu cầu trong nghề khắt khe nên mức lương hiện nay của Art Director rất hấp dẫn, khoảng 30 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của Art Director cũng như quy mô doanh nghiệp, địa điểm làm việc.
Xem thêm >> Lương Net là gì? Tính lương Net như thế nào và cần lưu ý gì để không bị thiệt?
8. Ứng tuyển Art Director tại Navigos Search
Ở thời đại 4.0 thì vấn đề tìm kiếm việc làm đã trở nên đơn giản hóa rất nhiều. Để giúp những người đang tìm kiếm vị trí giám đốc nghệ thuật có thêm nhiều sự lựa chọn cho vị trí giám đốc nghệ thuật, thì bạn có thể tham khảo tại Navigos Search. Tại đây, bạn dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp mà quá trình tìm kiếm cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Bạn chỉ cần liên hệ đến Navigos Search, đội ngũ chuyên gia với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ tư vấn và đưa ra những lời khuyên phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng và kinh nghiệm mà bạn có được. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi đội ngũ chuyên gia tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc giá trị nguồn nhân lực và luôn sẵn sàng hỗ trợ ứng viên trong suốt quá trình ứng tuyển, thử việc và thành công trở thành nhân viên chính thức .
Đội ngũ của Navigos Search là các chuyên gia am hiểu thị trường lao động
Với những thế mạnh cùng ưu điểm vượt trội của chúng tôi, Navigos Search luôn tự hào là công ty hàng đầu thị trường về cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm Giám đốc Art Director hay doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng Art Director ở TPHCM hay tuyển dụng 3d Artist,... Navigos Search chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam