9 xu hướng lãnh đạo đón đầu thời đại công nghệ của người điều hành chuyên nghiệp

Nội dung chính

Trong thời đại số, tùy vào tính cách, điều kiện cá nhân, điều kiện doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể vận hành tổ chức của mình theo xu hướng lãnh đạo nhất định.

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động như hiện nay, nếu nhà lãnh đạo cứ mãi duy trì xu hướng lãnh đạo và tư duy lối mòn của mình thì doanh nghiệp khó có thể gặp thất bại, thậm chí là rời khỏi thương trường. Vậy lãnh đạo trong thời đại công nghệ bùng nổ và toàn cầu hóa thì những người đứng đầu doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng lãnh đạo nào? Thương hiệu săn nhân tài cấp trung và cấp cao - Navigos Search sẽ chỉ rõ ngay qua thông tin dưới đây.

1. Khả năng xây dựng và tái cấu trúc tổ chức tinh gọn

Để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trước tiên doanh nghiệp phải xây dựng được cấu trúc tổ chức tinh gọn. Mục đích của điều này là để doanh nghiệp quản trị, kiểm soát diện rộng trên toàn cầu và đồng bộ hoá quy trình làm việc, quản lý theo công nghệ chi phí tối ưu nhất. 

Thực hiện điều này là không dễ, tuy nhiên để bắt kịp xu hướng và phát triển ngày một đi lên thì doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi kịp thời. Nhà quản trị nên phân quyền rõ ràng cho người đứng đầu của công ty con, các vị trí lãnh đạo lớn hơn, trưởng phòng ban, bộ phận,... và đảm bảo tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh, tạo được vị thế vững chắc trên thị trường đang hoạt động.

Những xu hướng lãnh đạo đón đầu thời đại công nghệ

2. Mua hay “trồng” lãnh đạo

Có hai hình thức chính để doanh nghiệp có được người lãnh đạo tài ba đó là tìm kiếm bên ngoài và phát triển nội bộ. Nếu doanh nghiệp bạn đang sở hữu những người quản lý có năng lực thật sự thì hãy tiếp tục tôi luyện, đào tạo trở thành những nhà quản trị chuyên nghiệp. 

Qua thời gian làm việc, họ sẽ rất phù hợp với văn hóa và nắm rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Xu thế lựa chọn này cũng góp phần làm tăng chỉ số gắn bó và sự cam kết của lãnh đạo, giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ đứng đầu trung thành, gắn bó cho sự trường tồn của tổ chức.

3. Thay đổi hay nhận thất bại

Dường như, cụm từ “thay đổi” không chỉ là sự khích lệ, khẩu hiệu kêu gọi hành động mà thay đổi còn là áp lực. Đó là áp lực thay đổi, áp lực cải tiến. Nếu không thay đổi thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp thất bại và chính bản thân nhà lãnh đạo cũng bị đào thải, bỏ lại phía sau. Thay vào đó, nhường lại cho sự lên ngôi của các doanh nghiệp khác cùng những cá nhân dám đương đầu với rủi ro, với sự thay đổi. Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn sẽ thay đổi để tồn tại hay nhận thất bại.

4. Văn hóa Coaching

Các nhà lãnh đạo tài giỏi sẽ không cần đội ngũ đến doanh nghiệp làm việc chỉ để cày cuốc kiếm tiền mà sẽ cần đội ngũ nhìn thấy giá trị, mục tiêu phát triển, hiểu rõ ý nghĩa và tin tưởng sứ mệnh của doanh nghiệp để cống hiến, tạo nên sự khác biệt.

Không quan trọng người lãnh đạo đó giỏi như thế nào, nhưng cách người đó xây dựng được đội ngũ vững mạnh mới thật sự ý nghĩa. Một doanh nghiệp muốn mang thương hiệu của mình ra toàn cầu phải là doanh nghiệp tạo ra các nhà lãnh đạo như thế.

Lúc này, Coaching không còn là các buổi feedback, nói chuyện hay khích lệ nỗ lực, mà nó mở rộng thành quy trình chung, trở thành văn hoá được áp dụng cho tất cả vị trí trong doanh nghiệp. Những lời góp ý, phản hồi từ nhân viên cần được nhà lãnh đạo “tắm lắng nghe” để phát triển bản thân và phát triển doanh nghiệp tốt nhất.

Vận dụng văn hóa Coaching vào xu hướng lãnh đạo

Áp dụng văn hóa Coaching

5. Thương hiệu lãnh đạo

Trước sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, các chuẩn mực của người lãnh đạo cũng thay đổi theo thời gian. Nếu trước kia, người ta lấy sự can đảm làm biểu tượng cho những người lãnh đạo thì hiện nay nó đã được mở rộng hơn.

Người “đầu tàu” phải thật sự đa năng, có thể kiêm nhiệm được nhiều chức vụ khác nhau và sẵn sàng luân chuyển cho vị trí bất cứ cấp lãnh đạo nào trong tổ chức. Bên cạnh đó, vị trí này cũng cần sự thích ứng, linh hoạt và hợp lực. Hợp lực ở đây chính là sự hợp lực giữa những công ty con, các đối tác, khách hàng. Sự hợp lực này vượt ra khỏi phạm vi hợp lực giữa các phòng ban bởi vì bản chất chúng ta đang nói về câu chuyện lãnh đạo toàn cầu và xu hướng công nghệ mới nhất.

Một yếu tố quan trọng nữa cho thương hiệu lãnh đạo hiện nay đó là sự trưởng thành. Một nhà lãnh đạo trưởng thành sẽ tập hợp được 5 yếu tố: Kỷ luật, khiêm nhường, dũng cảm, chính trực, tự nhận thức. Ở các giai đoạn lãnh đạo khác nhau, mỗi người đều có cái ngưỡng về sự tiếp thu và phát triển kiến thức. Nhà lãnh đạo không chỉ cần phải học thêm để nâng cao chuyên môn mà cần phải học cách trưởng thành để thay đổi chính mình, thay đổi để phát triển tốt hơn.

6. Cập nhật xu thế và dự báo

Với tốc độ kinh tế thay đổi chóng mặt như hiện nay, với những nhà quản trị có tư duy "chờ nước tới chân mới nhảy” thì rất dễ bị rơi vào tình thế bị động, thậm chí là khó tồn tại. Sự đổi mới đột phá của công nghệ thông tin và kết nối toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội cùng nhiều thách thức trong hầu hết mọi ngành nghề. Do đó, để duy trì và phát triển bền vững, nhà quản trị phải nhạy bén nắm bắt các xu thế mới nhất của thị trường, của công nghệ.

Nắm bắt xu thế công nghệ và thị trường

7. Đi đầu trong "tốc độ"

Với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, nhiệm vụ cấp bách cho nhà quản trị là phải tạo lập tư duy, môi trường làm việc có khả năng thích nghi một cách nhanh chóng. Bạn nên triển khai "thực nghiệm” để theo đuổi, tốt hơn là đón đầu những thay đổi trên thị trường, tạo ra lợi thế đi đầu trong lĩnh vực đang hoạt động. Nói cách khác, tốc độ chính là chìa khóa thành công cho nhà lãnh đạo trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

8. Tăng tốc tìm kiếm và xây dựng đội ngũ tài năng 

Nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, các tổ chức cần tìm kiếm cá nhân nổi bật, xây dựng họ thành đội ngũ tài năng để phát triển và duy trì tổ chức. Đồng thời, chú trọng phát triển và giữ chân đội ngũ nhân sự nội bộ. Một doanh nghiệp muốn phát triển đột phá không chỉ dựa vào năng lực cá nhân lãnh đạo, mà còn cần tập hợp, tận dụng tối đa chất xám từ đội ngũ nhân sự tài năng.

9. Tương tác mạnh mẽ

Sự tương tác giữa các cá nhân rất cần thiết và càng quan trọng hơn khi lực lượng lao động làm việc từ xa, trực tuyến. Nhà lãnh đạo và các tổ chức cần tập trung phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe, quản lý thời gian, tổ chức công việc,... để đạt hiệu quả cho công việc của chính mình và hỗ trợ nhân viên tương tác hằng ngày.

Chú trọng tương tác trong và ngoài doanh nghiệp

 Đẩy mạnh sự tương tác trong doanh nghiệp

Kinh doanh luôn biến chuyển không ngừng và ngày một phức tạp hơn, yêu cầu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải liên tục cập nhật kiến thức, xu hướng mới và phát triển kỹ năng. Hy vọng với chủ đề “xu hướng lãnh đạo đón đầu thời đại công nghệ” hôm nay của Navigos Search đã mang lại thông tin hữu ích, giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt xu thế trong những năm tiếp theo để đón đầu và dẫn dắt tổ chức thành công.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop