Vai trò của các nhân sự bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp

Nội dung chính

Chuyên viên, trưởng phòng và giám đốc pháp lý là những vị trí thuộc bộ phận pháp lý, đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cụ thể, họ là ai? Họ có vai trò như thế nào? Cùng Navigos Search tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Chuyên viên pháp lý

Khái niệm

Chuyên viên pháp lý là người thực hiện những công việc quản trị hành chính trong bộ phận pháp lý của doanh nghiệp. Họ làm việc dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ phận, quản lý, giám đốc pháp lý.

Họ là người kiên trì, sẵn sàng nhận trách nhiệm, làm việc độc lập và chịu được áp lực cao. Đồng thời, họ có khả năng hợp tác, thấu hiểu nhu cầu của người khác và trợ giúp khi cần thiết.

Vai trò

Chuyên viên pháp lý thực hiện khá nhiều công việc khác nhau, cụ thể là sắp xếp lịch hẹn, trả lời điện thoại, xử lý thư từ, hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan đến pháp luật, biên soạn tài liệu pháp lý, chuẩn bị và kiểm tra lại hợp đồng,...

Bên cạnh đó, họ còn trực tiếp thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu để theo dõi, tổng hợp thông tin cho doanh nghiệp. Họ còn có nhiệm vụ xử lý những vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng, thuế và quy định tái cấu trúc doanh nghiệp.

Một chuyên viên pháp lý sẽ phải đảm bảo việc thực hiện đúng luật cho doanh nghiệp, phổ biến luật đến đội ngũ nhân sự và nghiên cứu luật khi có sự thay đổi.

Với nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau, người làm ở vị trí này phải có kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc hợp lý và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Chuyên viên pháp lý thực hiện khá nhiều công việc khác nhau

Chuyên viên pháp lý thực hiện khá nhiều công việc khác nhau

2. Trưởng phòng pháp lý

Khái niệm

Trưởng phòng pháp lý là người quản lý công việc và nhân sự làm việc trong bộ phận pháp lý. Vị trí này sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách. Tại các doanh nghiệp mới hoặc có quy mô nhỏ, vị trí trưởng phòng pháp lý thường được chủ doanh nghiệp thuê ngoài từ công ty luật.

Vai trò

Trưởng phòng pháp lý có trách nhiệm hỗ trợ bộ phận nhân sự về những vấn đề liên quan đến tuyển dụng và hợp đồng lao động. Họ sẽ là người phát hiện và giải quyết những nguy cơ về pháp lý xuất hiện trong doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với đối tác hoặc xây dựng bất kỳ chương trình nào yêu cầu nguồn tiền doanh nghiệp, trưởng phòng pháp lý sẽ kiểm tra chặt chẽ các điều khoản để đảm bảo không vi phạm quy định pháp luật.

Họ còn thực hiện lưu giữ thông tin về thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế của doanh nghiệp, trực tiếp thông báo pháp lý đến khách hàng, nộp đơn kiện, xử lý khoản nợ; đồng thời phối hợp với cơ quan pháp lý trong nước và quốc tế khi có tranh chấp, xử lý những trường hợp pháp lý.

Ngoài ra, vị trí trưởng phòng pháp lý phải phối hợp với các phòng ban liên quan để phổ biến các yêu cầu tuân thủ pháp luật và bảo vệ dữ liệu của nội bộ; tập huấn cho các nhân viên mới thuộc bộ phận pháp lý về công việc.

Người làm trưởng phòng pháp lý cần có kiến thức chuyên sâu về luật, am hiểu quy định của doanh nghiệp và nhiều kỹ năng mềm khác.

Trưởng phòng pháp chế là người phát hiện và giải quyết nguy cơ về pháp lý

Trưởng phòng pháp chế là người phát hiện và giải quyết nguy cơ về pháp lý

3. Giám đốc pháp lý

Khái niệm

Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là vị trí nhân sự cao cấp nhất của bộ phận pháp lý, đứng đầu tất cả những hoạt động liên quan đến pháp lý trong một doanh nghiệp. CLO sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trước pháp luật và đại diện cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng. CLO thường báo cáo trực tiếp công việc cho giám đốc điều hành (CEO).

Vai trò

CLO có trách nhiệm lãnh đạo bộ phận pháp lý, giám sát những hoạt động liên quan đến pháp lý để đảm bảo được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Họ cũng là người quyết định chiến lược, cố vấn, đưa ra lời khuyên hữu ích về pháp luật cho ban giám đốc điều hành, giúp doanh nghiệp tránh những rắc rối về mặt pháp lý.

Vị trí cấp cao này luôn phải cập nhật các thay đổi về luật, quy định và tham gia vào việc xây dựng dự thảo luật. Có thể họ sẽ không trực tiếp soạn thảo văn bản pháp lý nhưng sẽ là người thông qua cuối cùng.
Ngoài ra, họ còn theo dõi, nhận biết vấn đề pháp lý đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ở mọi bộ phận trong doanh nghiệp và kịp thời đề ra phương án xử lý để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Với vai trò quan trọng là người đứng đầu bộ phận pháp lý, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh nghiệm cùng các kỹ năng về lãnh đạo, đàm phán, giao tiếp,... với vị trí giám đốc pháp lý sẽ khắt khe hơn.

CLO là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý

CLO là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường thay đổi liên tục như hiện nay sẽ gây ra nhiều tiềm ẩn, rủi ro cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, bộ phận pháp lý có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức của bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển hay doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm trong bộ phận pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia Navigos Search theo thông tin dưới đây.

  • Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
  • Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
  • Hotline: 1800 585 826
  • Email: contact@navigossearch.com
  • Website: navigossearch.com
  • Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop