Quy trình quản lý sản xuất ngành may mặc chuẩn nhất hiện nay

Nội dung chính

Đặc thù trong quy trình thực hiện đã khiến ngành dệt may trở thành một trong số các ngành nghề khó quản lý. Mỗi một sản phẩm đều có nhiều chi tiết được làm ở các công đoạn khác nhau. Và nếu doanh nghiệp không có phương pháp quản lý ngành may thích hợp thì rất dễ phát sinh các vấn đề không đáng có. Hãy xem Navigos Search nói gì về quy trình quản lý sản xuất ngành may mặc chuẩn nhất hiện nay nhé!

1. Quản lý sản xuất ngành may mặc là gì?

Quản lý sản xuất ngành may là móc xích quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Công việc này gắn liền với các công xưởng may mặc, hoạt động lập kế hoạch, báo cáo và giám sát tiến độ quy trình sản xuất may để đảm bảo cung ứng số lượng đúng thời hạn và đáp ứng tốt về chất lượng sản phẩm.

Trong ngành may có nhiều công đoạn phức tạp nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc cân bằng quản lý giữa hoạt động sản xuất và phân phối. Vì thế, yêu cầu doanh nghiệp phải có một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả để giải quyết vấn đề trên.

Quản lý sản xuất may mặc rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Quản lý sản xuất may mặc rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Quy trình quản lý sản xuất ngành may hiện đại

2.1. Đánh giá năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất là khả năng cung ứng hàng hóa, sản phẩm tối đa được máy móc, thiết bị lao động và các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện trong một thời gian và điều kiện nhất định. 

Đánh giá khả năng sản xuất là bước quan trọng đầu tiên trong việc định hướng hoạt động kinh doanh, giúp người quản lý nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm may mặc. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn tổng quan và đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp dựa trên việc phân tích các yếu tố:

  • Con người (nhân lực): dựa trên số lượng và chất lượng nhân công.
  • Cơ sở vật chất bao gồm: máy móc, dây chuyền, công cụ lao động và công nghệ phục vụ sản xuất.
  • Quản lý, tổ chức sản xuất: giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo sự đồng bộ trong doanh nghiệp.

2.2. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu

Là hoạt động quan trọng trong quản lý sản xuất, việc xác định nhu cầu về nguyên vật liệu sẽ dựa trên các dữ liệu về phân tích thị trường và đánh giá khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, tính toán số lượng nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ trả lời được các câu hỏi sau:

  • Các nguyên vật liệu nào cần thiết để sản xuất mặt hàng may mặc theo kế hoạch?
  • Số lượng là bao nhiêu?
  • Thời gian cung cấp?
  • Thời gian giao hàng là khi nào?

Với đặc tính cần rất nhiều loại nguyên vật liệu, công đoạn thực hiện phức tạp và nhu cầu của người dùng luôn biến đổi, quản lý sản xuất ngành may sẽ gặp khó khăn nếu thiếu bản xác định nguyên vật liệu chi tiết.

 Determining raw material needs is a vital step

Xác định nhu cầu nguyên vật liệu là bước quan trọng

2.3. Quản lý các giai đoạn sản xuất

Thiết kế rập trong may mặc

Thiết kế rập là hoạt động tạo ra một bản vẽ kỹ thuật ứng dụng trong may mặc. Từ bản vẽ đó, thợ cắt và may các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng thời, sau khi bản vẽ gốc được hoàn thành thì chúng sẽ được nhân bản lên thành nhiều bản sao khác với nhiều màu sắc khác nhau. Có 2 cách thiết kế rập phổ biến:

  • Thiết kế rập bằng tay: Dùng các công cụ thủ công chuyên dụng như kéo, thước, bút, bìa cứng,… để thực hiện phác họa mẫu gốc dựa theo các công thức chuẩn. Sau đó, đưa xuống bộ phận công nhân may tiếp công đoạn tiếp theo.
  • Thiết kế rập bằng máy tính: Dùng phần mềm chuyên ngành may mặc như Optitex, Gerber,… Cách thức này yêu cầu nhân viên phải sử dụng thành thạo phần mềm.

Dù sử dụng cách nào thì doanh nghiệp vẫn rất khó tránh khỏi các sai sót trong quá trình đo đạc kích cỡ, kiểu mẫu không đúng với yêu cầu của khách hàng,... Vì thế, nhà quản lý phải phân chia nhóm hợp lý, chuyên phụ trách các kiểu dáng quần áo khác nhau và giám sát chặt chẽ để đảm bảo mẫu rập đúng như quy định của khách hàng.

Cắt tạo sản phẩm

Đây là công đoạn thực thi hóa mẫu rập đã được thiết kế thành các mẫu cắt đạt chuẩn. Trong giai đoạn này, thường có những sai sót phát sinh như cắt sai, cắt nhầm kích thước so với mẫu rập,... Để hạn chế điều đó, nhà quản lý phải tuyển dụng nhân viên có kỹ năng thích hợp,  giám sát chặt chẽ hoạt động cắt để loại bỏ mặt hàng bị lỗi và đảm bảo những mặt hàng được giữ lại là sản phẩm đạt chuẩn.

May thành sản phẩm hoàn thiện

Sau khi đã tạo nên các tấm vải đạt chuẩn ở giai đoạn trên, công nhân bắt đầu tiến hành sử dụng máy móc và thiết bị cần thiết để may thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các bước thực hiện bao gồm: 

  • May vắt sổ
  • Đường may móc xích kép
  • Đường may móc xích đơn.

Ở giai đoạn này thường có những sai sót như đường may hở mũi, thiếu mũi, may sai kỹ thuật, không đúng chất lượng mẫu mã, lỗi về màu sắc, lỗi nhảy kích cỡ,… có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vì thế, là nhà quản lý, bạn phải đảm bảo đội ngũ nhân viên thực hiện đúng tiến độ đã đề ra với số lượng và chất lượng đạt chuẩn theo kế hoạch.

Sản phẩm hoàn thiện cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng

Sản phẩm hoàn thiện cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng

Là ủi sản phẩm

Bằng cách sử dụng các trang thiết bị chất lượng, công nhân sẽ thực hiện ủi hàng hóa nhanh chóng. Sản phẩm sau khi được ủi phẳng cần giữ nguyên màu sắc và chất lượng vải như ban đầu. Đây là bước rất cần thiết để giúp sản phẩm đẹp mắt và phẳng mịn hơn trước khi đến tay khách hàng, người dùng.

Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể

Đây là công đoạn quan trọng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn trước khi xuất ra thị trường. Các sản phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục bị loại bỏ. Vì thế, nhà quản lý cần giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên, đột xuất để đảm bảo công nhân thực hiện kiểm định tốt theo từng giai đoạn.

2.4. Quản lý chất lượng sản phẩm

Đây là bước cuối cùng trong quản lý sản xuất ngành may mặc. Chất lượng sản phẩm may mặc có vai trò rất quan trọng, quyết định bộ mặt thương hiệu và độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế, công tác quản lý và kiểm định phải được thực hiện chặt chẽ, xuyên suốt quy trình sản xuất. Từ đó, có báo cáo cụ thể về số lượng và đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chí đặt ra ban đầu.

Xem thêm >> Quản lý chất lượng là gì? Cơ hội việc làm quản lý chất lượng hiện nay

3. Kinh nghiệm quản lý sản xuất ngành may hiệu quả

Quản lý đơn đặt hàng

Nhà quản lý phải xác định số đơn đặt hàng và những yêu cầu về sản phẩm như thế nào? Đơn giá như thế nào?

Việc nắm rõ chi tiết đơn hàng giúp bạn có cái nhìn tổng thể về định mức nguồn nguyên vật liệu cần thiết: số mét vải, loại vải, màu vải, chỉ trắng hay chỉ màu, số lượng bao nhiêu,… Hãy lập ra một bản kế hoạch chi tiết và chính xác để tính toán giá thành cho từng loại sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp bạn giải quyết được bài toán lãi lỗ trên mỗi đơn hàng.

Quản lý đơn đặt hàng giúp định mức chính xác số lượng nguyên, vật liệu

Quản lý đơn đặt hàng giúp định mức chính xác số lượng nguyên, vật liệu

Kiểm kê kho hàng

Quản lý và kiểm kê kho là việc cần thiết. Trong ngành may mặc, có rất nhiều thứ phải kiểm kê như: nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,... Để rút ngắn thời gian thực hiện và hạn chế nhầm lẫn, thất thoát hàng hóa trong kho, bạn hãy sử dụng phần mềm quản lý thay vì sử dụng giấy tờ.

Quản lý công nhân viên, chế độ đãi ngộ đầy đủ

Dù là một xưởng may nhỏ hay là doanh nghiệp may lớn, muốn vận hành tốt thì nhà quản lý phải biết cách lãnh đạo và điều phối công nhân theo dây chuyền ứng với từng công đoạn. Nhà lãnh đạo cần phân chia công việc theo đúng kinh nghiệm, kỹ năng từng người, thêm nữa, tuyển dụng các đội trưởng đứng đầu mỗi dây chuyền để họ kiểm soát chặt chẽ về số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng phải am hiểu thời trang, có kinh nghiệm làm việc trong ngành may mặc và thẩm mỹ cao để làm việc hiệu quả cũng như đào tạo tốt đội ngũ công nhân. Đồng thời, nhà quản lý phải tạo mối liên hệ để tìm được khách hàng và nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá phải chăng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đưa ra chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt cho nhân viên để họ có động lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xem thêm >>

Hệ thống báo cáo

Kết quả của hoạt động kinh doanh ra sao? Có đạt tiêu chí đưa ra hay không? Nhà quản lý cần một bản báo cáo phản ánh chính xác về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, dù doanh nghiệp may mặc của bạn có quy mô nhỏ hay lớn thì cũng phải chú trọng đến việc lập báo cáo kết quả kinh doanh.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất bởi chúng có tính năng tự động báo cáo doanh thu, lợi nhuận, tồn kho,… Bên cạnh đó, các phần mềm đó còn hỗ trợ quản lý sản xuất, bán hàng và cả quản trị tổng thể doanh nghiệp rất hiệu quả.

Trên đây là quy trình quản lý sản xuất ngành may mặc chuẩn nhất được rất nhiều công ty và doanh nghiệp lớn, nhỏ áp dụng. Bạn hãy nắm rõ và áp dụng cho đơn vị của mình để mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất nhé. Cảm ơn bạn đã luôn dành thời gian theo dõi bài viết của Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop