Lập trình viên là gì? Mức lương, kỹ năng cần có của lập trình viên hiện nay

Nội dung chính

Lập trình viên là công việc đem lại mức thu nhập cao và cơ hội lớn, nhưng đổi lại yêu cầu khá khắt khe về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng,...

Khi công nghệ thông tin xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống, lập trình viên trở thành công việc thuộc hàng top cùng với mức thu nhập khủng. Vậy công việc cụ thể của lập trình viên là gì? Mức lương và con đường thăng tiến ra sao? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp rõ.

1. Lập trình viên là gì?

Lập trình viên (Developer - DEV) là người xây dựng, tạo ra phần mềm, ứng dụng trên di động, máy tính mà chúng ta sử dụng hàng ngày bằng cách viết các đoạn mã, sửa lỗi mã, chạy đoạn mã.

Các lập trình viên sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra ứng dụng, phần mềm. Họ có thể làm việc một mình, làm việc theo nhóm để hoàn thiện sản phẩm công nghệ cuối cùng.

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên là người tạo ra phần mềm và ứng dụng trên di động, máy tính 

2. Lựa chọn đào tạo ngành gì để trở thành lập trình viên? 

Để theo đuổi công việc lập trình viên, ứng viên có thể lựa chọn đào tạo tại các trường Đại học về những chuyên ngành sau đây nhằm trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về phát triển phần mềm:

Khoa học máy tính 

Ngành này dành cho các bạn trẻ đam mê nghiên cứu máy tính. Theo đuổi chuyên ngành Khoa học máy tính, bạn sẽ được trang bị tất cả kiến thức liên quan đến máy tính như thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa phần mềm và phần cứng,... Một số môn trong ngành này là cấu trúc dữ liệu máy tính, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ lập trình, xử lý dữ liệu,... Tất cả đều có ích trong quãng đường trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp sau này.

Hệ thống thông tin 

Ngành học Hệ thống thông tin này sẽ trang bị cho người học kiến thức về thiết bị, quy trình tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá, thiết kế hệ thống, quản trị,... Các ngôn ngữ lập trình phổ biến mà sẽ được đào tạo là Java, PHP, C#, SQL… Trong đó, SQL được tập trung đào tạo nhiều hơn.

Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là ngành học chuyên sâu nhất nếu bạn muốn học về lập trình IT. Theo đuổi chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản nhất về quy trình xây dựng, phát triển phần mềm, công cụ phát triển, kỹ năng phân tích, thiết kế, kiểm thử, vận hành, bảo trì phần mềm,…

đào tạo ngành gì để trở thành lập trình viên

Một số chuyên ngành đào tạo liên quan

3. Mô tả công việc của lập trình viên

Các vị trí lập trình viên cụ thể sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Về cơ bản, lập trình viên sẽ thực hiện nhiệm vụ:

  • Phân tích nhu cầu, vấn đề của người sử dụng. 
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nên chương trình, phần mềm, ứng dụng dựa theo yêu cầu của doanh nghiệp và khách hàng.
  • Nâng cấp tính năng mới cho ứng dụng, phần mềm dựa trên nhu cầu phát sinh của người sử dụng. 
  • Sửa chữa lỗi nhằm đảm bảo ứng dụng và phần mềm luôn hoạt động trơn tru.
  • Kiểm thử phần mềm, cộng tác với chuyên gia máy tính để đảm bảo phần mềm luôn đạt chất lượng cao.
  • Tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến các công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm công nghệ của mình.

Mô tả công việc của lập trình viên

Nhiệm vụ cơ bản của lập trình viên

4. Các vị trí phổ biến mà lập trình viên có thể đảm nhận

Trong công việc lập trình viên phân chia thành nhiều vị trí nhỏ khác nhau. Để biết bạn thực sự phù hợp với nhánh nào của vị trí developer, cùng Navigos tìm hiểu nhé!

Front End developer 

Những năm gần đây, vai trò của Front End Developer trở nên phức tạp hơn khi họ tự cân bằng nhiều yếu tố như: chức năng, cấu trúc, tính thẩm mỹ. Họ còn phải tạo nên giao diện tối ưu cho các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, PC,… 

Công việc của Front End Developer liên quan nhiều đến ngôn ngữ lập trình (HTML, CSS, JavaScript). Những ngôn ngữ này được sử dụng để xác định giao diện, chức năng của ứng dụng, phần mềm nhất định nào đó. 

Back End developer

Front End Developer là người xây dựng “diện mạo” ngôi nhà, thì Back End Developer chịu trách nhiệm về hệ thống dây điện, vật liệu, đường ống bên trong. Back End Developer sẽ xây dựng cách thức hoạt động của một ứng dụng, phần mềm.

Công việc của Front End Developer liên quan đến hai nhóm chính là máy chủ và cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu có vai trò lưu trữ toàn bộ thông tin (hồ sơ người dùng, danh sách sản phẩm,…), còn máy chủ đáp ứng yêu cầu từ khách hàng.

Full Stack developer 

Full Stack Developer có thể thực hiện công việc của Front End Developer và Back End Developer. Họ có thể linh hoạt thay đổi vai trò công việc của mình tùy theo yêu cầu. Còn nếu thực hiện cả hai công việc cùng lúc thì họ phải đảm bảo hai yếu tố front-end và back-end luôn được liên kết chặt chẽ trong cùng một hệ thống chức năng. Khi người sử dụng tương tác tính năng trên giao diện ứng dụng thì giao diện đó sẽ đáp ứng nhanh nhất yêu cầu mà họ đang cần.

Mobile developer 

Mobile Developer là người tạo phần mềm, ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. Lập trình viên ở mảng này sẽ xây dựng ứng dụng thích hợp với đặc điểm của nền tảng Android và iOS. 

Hiện nay, nhu cầu sở hữu ứng dụng của các doanh nghiệp và lượt tải ứng dụng trên thiết bị di động là rất khủng. Điều này chứng minh về “độ hot” của công việc này trong thị trường lao động. Về cơ bản, một Mobile Developer cần thành thạo một số ngôn ngữ lập trình dành cho thiết bị di động phổ biến như là Swift, C#, Java.

Các vị trí phổ biến mà lập trình viên có thể đảm nhận

Vị trí lập trình viên trong các ngành nghề khác nhau

5. Một lập trình viên chuyên nghiệp cần kỹ năng gì?

Lập trình viên là công việc mang tính chất đặc thù cao nên người đảm nhận công việc này cần đáp ứng những điều kiện về:

Kỹ năng chuyên môn 

Ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình là các mã nguồn khác nhau giúp xây dựng nền móng cho chương trình, phần mềm, ứng dụng. Một số ngôn ngữ lập trình như JavaScript, HyperText Markup Language (HTML), Cascading Styles Sheets (CSS), Python, C++, Java,...

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 

Cấu trúc dữ liệu chính là phương pháp tổ chức lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu. Còn thuật toán giúp mô tả quá trình cần thiết để hoàn thành tác vụ. Các lập trình viên thường phải biết nhiều cấu trúc dữ liệu, thuật toán để xác định đúng sự kết hợp nào là tối ưu hóa thông tin ở trong mã chương trình. Khi lập trình viên sử dụng đúng thuật toán, người dùng dễ dàng chọn loại phông chữ và kích thước trong kho dữ liệu phông chữ.

Am hiểu cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là hệ thống điện tử giúp tổ chức, cấu trúc thông tin hồ sơ. lập trình viên cần biết cách tìm kiếm thông tin, nhập dòng dữ liệu mới với dạng bảng và cập nhật hệ thống trong tài liệu mới.

Thông tin doanh nghiệp luôn cần được bảo mật nên DEV cũng phải biết cách bảo mật cơ sở dữ liệu, sao lưu dữ liệu để đảm bảo về vấn đề bảo toàn thông tin. 

Kiến thức gỡ lỗi

Gỡ lỗi là quá trình phát triển phần mềm để loại trừ lỗi ngôn ngữ mã hóa. Để gỡ lỗi, lập trình viên phải chạy phần mềm chuyên dụng và quan sát lỗi, xác định đoạn mã nào đã gây ra lỗi đó.

Source control

Quản lý kiểm soát nguồn là một hệ thống giúp lập trình viên theo dõi những cập nhật và thay đổi về ngôn ngữ mã hóa của chương trình, ứng dụng. Hệ thống đó cho phép lập trình viên làm việc trên mã riêng biệt rồi hợp nhất các mã khác nhau và tạo thành phiên bản hoàn chỉnh. Lập trình viên còn có thể tạo danh sách bản sửa đổi mã và khôi phục đoạn mã khi cần thiết. 

Các hệ điều hành

Hệ điều hành giúp quản lý, điều hành tất cả thành phần (phần cứng, phần mềm) của thiết bị điện tử. Đối với thiết bị máy tính, chúng ta thường thấy hệ điều hành phổ biến như: Microsoft Windows, macOS, Linux. Còn đối với thiết bị di động là iOS và Android. 

Lập trình viên phải có kiến thức chuyên môn về từng loại hệ điều hành. Tùy thuộc vào sở thích và yêu cầu của vị trí công việc cụ thể, developer có thể tập trung phát triển mã chương trình cho hệ thống duy nhất.

Trình độ tiếng Anh

Trong ngành công nghệ thông tin nói chung và công việc lập trình viên nói riêng, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh gần như là yếu tố tiên quyết. Bởi phần lớn những đoạn mã lập trình đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, để lập trình chuyên nghiệp thì kiến thức tiếng Anh rất quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ không yêu cầu quá cao về trình độ tiếng Anh nhưng bạn nên rèn luyện khả năng cơ bản, đủ để đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành này.

Kỹ năng chuyển giao/kỹ năng mềm 

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Giải quyết vấn đề là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với việc phát triển phần mềm. Trong quá trình phát triển phần mềm, lập trình viên sẽ nhận được yêu cầu từ phía khách hàng và những vấn đề này cần được giải quyết trong chương trình, phần mềm. Vận dụng kỹ năng chuyên môn về viết mã code và thuật toán cùng kỹ năng giải quyết vấn đề, lập trình viên sẽ biết đâu là cách viết hợp lý để giải quyết tốt vấn đề hiện tại.

Kỹ năng làm việc nhóm

Ngày cả khi thực hiện một ứng dụng hay chương trình một mình, developer vẫn phải giao tiếp với Designer, quản lý dự án, khách hàng,… để làm rõ yêu cầu từ phía khách hàng. Vậy nên, việc sở hữu kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng.

Kỹ năng phân tích, đánh giá

Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ đảm nhiệm từng phần khác nhau khi phát triển ứng dụng, phần mềm. Điều này yêu cầu lập trình viên phải có kỹ năng phân tích để nhận biết được đâu là ngôn ngữ thích hợp. Đồng thời, kỹ năng đánh giá tốt sẽ giúp lập trình viên xem xét đoạn mã này đã thích hợp nhất hay chưa, có tối ưu nữa hay không và tìm cách nâng cấp chúng tốt hơn về sau. 

Kiên trì, tỉ mỉ

Lập trình là công việc có tính đặc thù cao và phức tạp nên các DEV phải mất nhiều thời gian để viết đoạn mã, thuật toán hoàn chỉnh. Trong quá trình thực hiện, có thể bạn sẽ cảm thấy bất mãn vì viết hoài mà chưa ưng ý. Sự kiên trì sẽ giúp bạn bình tĩnh trước các vấn đề và rắc rối của đoạn mã. Ngoài ra, tính tỉ mỉ cũng là điều cần thiết đối với Developer. Bởi một đoạn mã code chỉ cần sai sót điểm nhỏ cũng có thể khiến cả chương trình chạy không mượt mà.

Một lập trình viên chuyên nghiệp cần kỹ năng gì?

Yêu cầu để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp

6. Vì sao nên thử sức với công việc lập trình viên?

Lập trình viên là công việc đang được rất nhiều người theo đuổi bởi cơ hội việc làm rất lớn. Với một lập trình viên giỏi sẽ nhận được mức lương, chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn.

Mức lương

Mức lương của lập trình viên có sự chênh lệch, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình hiện nay của lập trình viên như sau:

  • Từ 2 - 5 năm kinh nghiệm: Tương đương cấp bậc Junior đến Midweight, có mức lương dao động khoảng 15 triệu đồng/tháng.
  • Từ 5 - 7 năm kinh nghiệm: Tương đương cấp bậc Senior, có mức lương dao động khoảng 20 triệu đồng/tháng.
  • Từ 7 - 10 năm kinh nghiệm: Tương đương cấp bậc Leader, có mức lương dao động khoảng 23 - 25 triệu đồng.
  • Trên 10 năm kinh nghiệm: Tương đương cấp bậc Manager, có mức lương dao động khoảng 30 - 33 triệu đồng, còn Director có thu nhập tối thiểu từ 35 - 40 triệu đồng trở lên.

Cơ hội việc làm 

Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin. Do đó, cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin rộng mở với đa dạng vị trí khác nhau: lập trình viên website, lập trình viên Java, PHP, game, BackEnd, lập trình viên ứng dụng,... 

Các công ty, tập đoàn đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam nên nhu cầu tuyển dụng lập trình viên cũng không ngừng tăng cao. Nếu sở hữu năng lực và kinh nghiệm vững vàng, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển lập trình viên tại doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu.

Vì sao nên thử sức với công việc lập trình viên?

Mức lương và cơ hội việc làm hiện nay

Tìm việc và tuyển dụng lập trình viên tại Navigos Search

Đi cùng với sự phát triển của thời đại và cả lĩnh vực công nghệ thông tin, hãy cố gắng để bản thân trở thành một nhà lập trình viên toàn diện giúp bạn đạt được nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Và trong quá trình làm việc, cơ hội thăng tiến của bạn cũng sẽ cao hơn những người lập trình viên khác. Nếu bạn đang muốn tìm cho mình việc làm lập trình viên hay muốn thử sức vào những vị trí khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hãy tìm đến Navigos Search.

Hiện nay trên thị trường, Navigos Search đang là lựa chọn hàng đầu của ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Được thành lập vào năm 2002, Navigos Search là một trong số 3 công ty con của Tập đoàn Navigos Group (cùng với VietnamWorks và Primus). Nếu bạn đã tự tin về năng lực và kinh nghiệm của bản thân thì đừng ngần ngại gửi CV đến với Navigos Search để trở thành trở thành ứng viên tiềm năng và được các headhunter liên hệ ngay khi có cơ hội phù hợp.

Bạn có thể chưa biết, với lợi thế có được từ nguồn dữ liệu khủng là rất nhiều ứng viên cấp cao đã giúp Navigos Search hỗ trợ việc làm cho người lao động trong mọi ngành nghề.

Tìm việc và tuyển dụng lập trình viên tại Navigos Search

Navigos Search là đơn vị tuyển tuyển dụng nhân sự cấp cao số 1 Việt Nam

Bên cạnh đó, quy trình làm việc bài bản, dựa vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên cùng tình hình thị trường lao động biến động theo từng ngày, đội ngũ chuyên gia tư vấn của Navigos Search sẽ tiến hành tìm kiếm, trao đổi với ứng viên về nhà tuyển dụng phù hợp. Sau khi trúng tuyển, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình "thành công sau khi đạt được công việc mơ ước".

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung cao, Navigos Search tự hào mang đến rất nhiều cơ hội việc làm chất lượng tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia trên khắp Việt Nam cho người tìm việc. 

Nếu bạn đang mong muốn có được việc làm lập trình website mới nhất hay vị trí khác phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của bản thân; hoặc doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, đừng ngần ngại liên hệ đến Navigos Search để nhận được những dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng hàng đầu!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop