Các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng sẽ là công cụ giúp nhà tuyển dụng và doanh nghiệp “đọc vị” ứng viên, đưa ra quyết định sáng suốt, lựa chọn được ứng viên tiềm năng phù hợp nhất.
Bạn là một nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp? Bạn đang thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, và “săn nhân tài” cho các vị trí trống? Vậy với cương vị là người tuyển dụng, liệu bạn đã nắm chắc những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng sau đây? Khám phá ngay để có câu trả lời và tự rèn luyện bản thân để trở thành một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhé!
1. Vai trò quan trọng của kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
Trước tiên, nhà tuyển dụng cần nắm rõ tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng để tìm ra ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí công việc và doanh nghiệp.
Buổi phỏng vấn chỉ diễn ra hiệu quả khi nhà tuyển dụng nắm bắt tất cả khả năng, kinh nghiệm, thái độ, tính cách của những ứng viên ứng tuyển. Từ đó, nhà tuyển dụng giảm thiểu khả năng chọn sai người và giảm thiểu chi phí, thời gian tuyển dụng. Còn đối với ứng viên ứng tuyển, buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả giúp ứng viên có cái nhìn tích cực hơn về doanh nghiệp và cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.
Vậy nên, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư và nghiêm túc triển khai quy trình tuyển dụng bằng việc lên kế hoạch chi tiết cho từng vị trí nhất định, nắm rõ kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng để buổi phỏng vấn thành công.
Xem ngay: 7 kỹ năng tuyển dụng nhân sự giúp bạn chuyên nghiệp hơn
Tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
2. Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng phổ biến
Dưới đây sẽ là những hình thức phỏng vấn phổ biến đi kèm những câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng để đánh giá chính xác năng lực ứng viên:
Phỏng vấn kỹ năng
Hình thức này còn gọi là phỏng vấn năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của ứng viên, thường áp dụng phỏng vấn trực tiếp, đi sâu vào kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng quan trọng của vị trí đó.
Nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên: “Theo bạn, với vị trí đang tuyển dụng thì kỹ năng nào là quan trọng nhất? Bạn có kỹ năng đó không?” hoặc đưa ra câu hỏi yêu cầu ứng viên tự đánh giá trình độ, kỹ năng của mình,…
Phỏng vấn đánh giá tay nghề kỹ thuật
Với hình thức phỏng vấn đánh giá tay nghề kỹ thuật sẽ có yêu cầu cao và tính chính xác hơn. Qua việc làm thực tiễn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chính xác trình độ chuyên môn của từng ứng viên.
Chẳng hạn, nhà tuyển dụng vị trí content marketing yêu cầu ứng viên viết 1 đoạn hoặc bài content mẫu, lập trình viên viết 1 đoạn code,...
Khi đánh giá tay nghề kỹ thuật kết hợp với kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn phải cho tất cả ứng viên cùng thực hành với cùng một nhiệm vụ giống nhau để dễ dàng so sánh năng lực, tạo sự công bằng trong quá trình đánh giá và cân nhắc quyết định cuối cùng.
Phỏng vấn đánh giá hành vi
Đối với công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn quá cao thì hành vi, thái độ sẽ là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng tìm thấy ứng viên thích hợp nhất.
Khi phỏng vấn đánh giá hành vi, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra tình huống giả định khác nhau rồi quan sát thái độ, cách ứng xử, khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên và ra được quyết định tuyển dụng sáng suốt nhất. Chẳng hạn, với vị trí chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra tình huống và xem xét cách ứng xử của ứng viên và đánh giá.
Phỏng vấn cùng hội đồng
Phỏng vấn hội đồng thường từ 2 nhà tuyển dụng trở nên tham gia phỏng vấn, tùy thuộc vào vị trí công việc và kịch bản phỏng vấn. Với hình thức phỏng vấn này, ứng viên sẽ được đánh giá khách quan, công tâm hơn và đảm bảo ứng viên cuối cùng thật sự phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng.
Mục đích của hình thức, kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng này là đưa ra cái nhìn toàn diện về năng lực chuyên môn và tố chất của ứng viên. Đó cũng là cơ hội tốt cho ứng viên và nhà tuyển dụng trao đổi thông tin, thảo luận để hiểu hơn về nhau.
Phỏng vấn trực tiếp
Hình thức phỏng vấn trực tiếp sẽ có một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau tùy vào vị trí tuyển dụng, quy định, văn hóa của từng doanh nghiệp. Ứng viên sẽ được quan sát, đánh giá qua từng giai đoạn và có cuộc phỏng vấn trực tiếp để lựa chọn, đi đến quyết định cuối cùng.
Phỏng vấn qua cuộc gọi
Phỏng vấn qua cuộc gọi giúp sàng lọc ứng viên trước khi đi đến buổi phỏng vấn trực tiếp hoặc ban đầu, người tuyển dụng hỏi một số câu để đánh giá mức độ thích hợp của ứng viên,… Điều này phụ thuộc vào quy trình và kế hoạch tuyển dụng của từng doanh nghiệp.
Các hình thức phỏng vấn phổ biến
3. Quy trình phỏng vấn tuyển dụng bài bản
Về cơ bản, quy trình phỏng vấn nhân sự sẽ trải qua những bước sau:
Bắt đầu cuộc phỏng vấn
Nhà tuyển dụng nên bắt đầu bằng việc tạo nên không khí nhẹ nhàng để giúp ứng viên thể hiện bản thân “trọn vẹn” hơn và doanh nghiệp cũng không bỏ sót ứng viên tiềm năng. Các câu trò chuyện về sở thích cá nhân, hỏi thăm việc di chuyển đến nơi phỏng vấn của ứng viên sẽ là cách tuyệt vời để vào buổi phỏng vấn.
Giới thiệu, chia sẻ thông tin giữa hai bên
Tiếp theo, bạn - nhà tuyển dụng hãy bắt đầu giới thiệu về bản thân (tên, chức vụ, tên doanh nghiệp) và sơ lược thông tin vị trí tuyển dụng. Tiếp tục, bạn chia sẻ với ứng viên về hình thức, quy trình phỏng vấn và yêu cầu ứng viên giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
Đặt câu hỏi phỏng vấn
Với kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng của mình, nhà tuyển dụng nên đi từ câu hỏi chung đến câu hỏi chuyên môn và nâng dần độ khó, đi sâu khai thác ứng viên từ thông tin câu hỏi.
Tổng kết và đánh giá buổi phỏng vấn
Bạn có thể kết thúc buổi phỏng vấn bằng việc tổng kết lại các thông tin đã trao đổi. Sau đó, gửi lời cảm ơn ứng viên tham gia phỏng vấn và nói rõ thời gian, hình thức thông báo kết quả của buổi phỏng vấn cho ứng viên.
Đề nghị buổi phỏng vấn bổ sung, bài kiểm tra kỹ năng (nếu cần)
Với các vị trí công việc có yêu cầu đặc thù về trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng có thể tiếp tục yêu cầu bài kiểm tra nhỏ nữa để sàng lọc và tìm ra ứng viên cuối cùng phù hợp nhất.
Các bước phỏng vấn chuẩn chỉnh
4. Cách nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp
Bên cạnh kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây:
Chuẩn bị thật tốt
Nếu không chuẩn bị tốt, nhà tuyển dụng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả buổi phỏng vấn, thậm chí là lựa chọn sai người hoặc chưa phải là người phù hợp nhất.
Vậy nên, trước giờ phỏng vấn, bạn nên đảm bảo đã đọc kỹ CV ứng viên, in ra bản cứng để tham khảo trong quá trình phỏng vấn; xem lại sản phẩm mẫu ứng viên đã gửi (với vị trí designer, content marketing); đọc lại bản mô tả công việc để thảo luận các vai trò và yêu cầu đối với ứng viên; xây dựng danh sách câu hỏi phỏng vấn; cập nhật lại kiến thức về giá trị, văn hóa, cấu trúc doanh nghiệp và lợi ích cho vị trí đang tuyển dụng.
Cân nhắc lựa chọn phương pháp phỏng vấn
Nếu không có phương pháp rõ ràng, cuộc phỏng vấn dễ trở nên lạc đề. Các cuộc phỏng vấn kiểu này có thể khiến ứng viên thấy thoải mái nhưng lại không ra quyết định tuyển dụng hiệu quả.
Nếu bạn không có nhiều thời gian xây dựng khung phỏng vấn hoàn chỉnh, bạn hãy cố gắng mô phỏng cuộc phỏng vấn đó bằng cách:
- Lựa chọn câu hỏi phỏng vấn cẩn thận: Chuẩn bị danh sách tổng hợp câu hỏi phù hợp với vị trí đang tuyển dụng và tránh câu hỏi xâm phạm sâu vào đời sống cá nhân, câu hỏi không phù hợp với công việc.
- Ghi chú: Ghi chú lại điểm nổi bật trong câu trả lời của ứng viên.
- Đánh giá câu trả lời qua thang điểm: Sử dụng thang điểm từ “kém” đến “xuất sắc” đánh giá ứng viên sau mỗi cuộc phỏng vấn.
Thể hiện sự quan tâm ứng viên trong quá trình phỏng vấn
Quan tâm ứng viên sẽ tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho ứng viên và thể hiện bạn có kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, nâng cao thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Bắt đầu với sự ghi nhận tích cực: Để ý, chào hỏi ứng viên đến phỏng vấn đúng giờ
- Giúp ứng viên tham gia phỏng vấn dễ dàng: Giới thiệu bản thân và đồng nghiệp tham gia phỏng vấn khác. Sau đó, yêu cầu
- ứng viên giới thiệu về bản thân và dẫn dắt ứng viên đi vào cuộc phỏng vấn qua các câu hỏi chuyên môn sâu hơn.
- Tập trung vào cuộc trò chuyện: Tập trung trao đổi và lắng nghe ứng viên
- Trả lời câu hỏi từ ứng viên: Khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi và trả lời thắc mắc đó.
Đừng hỏi nhiều, hãy hỏi hay
Đưa ra những câu hỏi vấn thông minh giúp nhà tuyển dụng biết nhiều và sâu hơn về ứng viên. Thay vì liên tục khai thác ứng viên bằng câu hỏi hời hợt, bạn nên xác định rõ mục tiêu hỏi và “thiết kế” ra câu hỏi khéo léo để thu thập thông tin về “chất và lượng” – số lượng và chất lượng từ họ.
Đừng nói nhiều, hãy nghe nhiều
Các nhà tuyển dụng nên xem buổi phỏng vấn là sàn diễn của các ứng viên. Với tư cách là người thưởng thức, đánh giá thì bạn đừng nói quá nhiều. Hãy trao đổi với họ bằng cách đưa ra câu hỏi gợi mở rồi lắng nghe câu trả lời sau đó.
Kết hợp ngôn ngữ cơ thể
Thay vì nói nhiều, các nhà tuyển dụng có kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng sẽ biết cách kết hợp ngôn ngữ cơ thể để tạo cảm giác gần gũi và thoải mái cho ứng viên. Cử chỉ gật đầu, mỉm cười nhẹ, ngồi thẳng lưng,... là một số ngôn ngữ cơ thể có thể áp dụng.
Cho ứng viên thời gian suy nghĩ
Bạn nên kiên nhẫn khi ứng viên chưa lập tức trả lời câu hỏi của bạn. Hãy cố gắng chờ ứng viên sẵn sàng trả lời với nụ cười nhẹ trên môi.
Kiểm soát thời gian các buổi phỏng vấn
Kiểm soát thời gian phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng tránh việc để buổi phỏng vấn kéo dài quá lâu và gây ảnh hưởng đến ứng viên khác. Điều này cũng phần nào thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn và cả doanh nghiệp nói chung.
Bí quyết rèn luyện kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả
Dịch vụ tuyển dụng tại Navigos Search - Thương hiệu headhunter hàng đầu Việt Nam
Tại Navigos Search - Đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam hiện nay có hơn 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao, giúp nhanh chóng tuyển dụng được ứng viên chất lượng.
Đội ngũ tư vấn của chúng tôi là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu sâu sắc giá trị nguồn nhân lực, am hiểu sâu sắc về từng ngành nghề cùng những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp bạn. Tất cả chuyên gia tuyển dụng tại đây đều được đào tạo bài bản và có thâm niên trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự.
Dựa trên quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt và năng lực, kinh nghiệm của ứng viên cùng yêu cầu tuyển dụng, Navigos Search sẽ tiến hành tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất và cam kết tỷ lệ lấp đầy chỗ trống trong doanh nghiệp bạn là rất cao.
Quy trình tuyển dụng của chúng tôi như sau:
Bước 1 → Tìm kiếm và sàng lọc ứng viên: Navigos Search tìm kiếm và sàng lọc ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Bước 2→ Phỏng vấn trực tiếp: Navigos Search tiến hành phỏng vấn để đánh giá năng lực cũng như lắng nghe nhu cầu và kỳ vọng của ứng viên.
Bước 3→ Hỗ trợ doanh nghiệp phỏng vấn: Navigos Search cung cấp danh sách ứng viên tiềm năng cho quý công ty sau khi đánh giá kỹ lưỡng. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng công ty và ứng viên để hỗ trợ thêm trong suốt quá trình phỏng vấn.
Bước 4→ Kiểm tra tham chiếu: Kiểm tra tham chiếu chính thức và không chính thức sẽ được tiến hành.
Bước 5 → Hỗ trợ đàm phán và mời nhận việc: Navigos Search đóng vai trò là cầu nối để đàm phán và tư vấn về lương và phúc lợi. Sau khi ứng viên nhận được thư mời và xác nhận tham gia, vị trí tuyển dụng sẽ được đóng lại.
Bước 6→ Theo sát sao tuyển dụng: Theo sát ứng viên để hướng đến sự thành công sau khi gia nhập công ty.
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, Navigos Search tự hào tự hào đã hỗ trợ, mang đến giải pháp tuyển dụng thành công cho rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia trên khắp Việt Nam, giúp họ có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.
Mỗi tháng, số lượng CV tiềm năng gửi đến chúng tôi là rất lớn. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng bất kỳ một vị trí nhân sự cấp trung, cấp cao nào, hãy liên hệ đến Navigos Search để được nhận được dịch vụ chất lượng!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam