Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ quan trọng hỗ trợ bớt “gánh nặng” chi phí cho người lao động trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Vậy cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào là chính xác?
Dựa vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được tính tiền trợ cấp thất nghiệp ở các mức độ khác nhau. Navigos Search - thương hiệu headhunter hàng đầu Việt Nam sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể về cách tính bảo hiểm thất nghiệp ngay trong bài viết này. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách an sinh bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ điều 42 Luật Việc làm 2013, những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm
- Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp được xem là một chính sách an sinh
2. Ai được nhận bảo hiểm thất nghiệp?
Không phải người lao động nào cũng được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, người lao động phải đáp ứng đủ những điều kiện cần thiết theo quy định.
Về đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định tại Khoản 1, Điều 43 trong Luật Việc làm năm 2013. Theo đó, đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động trong những trường hợp:
- Làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng.
Đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là đối tượng tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tại Điều 49 của Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ những trường hợp sau đây:
+ Người lao động thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước lúc chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 tại Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 36 tháng trước lúc chấm dứt hợp đồng lao động với trường hợp quy định ở điểm c khoản 1 Điều 43 trong Luật này;
- Đã tiến hành nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 46 trong Luật này;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục và cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam và chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư và đi lao động tại nước ngoài theo hợp đồng;
+ "Chết."
Xem thêm >> Chuyện không của riêng ai: Xin nghỉ việc thế nào là tinh tế?
Đối tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp
4. Hồ sơ hưởng và thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp
Hồ sơ cần có để hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 16 của Nghị định 28/2015 của Chính phủ quy định hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hay bản sao chứng thực của một trong những giấy tờ sau đây xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc hết hạn, đã hoàn thành công việc theo trên hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc
+ Quyết định sa thải
+ Quyết định kỷ luật thôi việc
+ Thông báo, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Quy trình, thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Khi đã thực hiện xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương
Trong 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm và đang có nhu cầu hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì cần trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm giới thiệu việc làm/ trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương - nơi người lao động nhận trợ cấp.
Bước 2. Thời gian giải quyết hồ sơ
- Trong thời gian 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì tới Trung tâm giới thiệu việc làm để thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
- Trong thời gian 20 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm sổ Bảo hiểm xã hội có dấu xác nhận trả cho người lao động.
- Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì Trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Thời gian tính hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: Ngày thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
- Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương tiến hành chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm thẻ bảo hiểm y tế.
- Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 12 ngày tính từ ngày bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động
Mỗi tháng, người lao động phải tới Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp có việc làm mà không thông báo sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Quy trình nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mới nhất
5. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác
Căn cứ tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tính theo công thức sau đây:
Trợ cấp thất nghiệp/tháng
|
=
|
60%
|
x
|
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
|
Cụ thể trong đó, mức trợ cấp thất nghiệp sẽ bị giới hạn mức tối đa như sau:
Người lao động hưởng lương theo đúng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là
- Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng
Người lao động làm việc ở doanh nghiệp thông thường:
- Mức hưởng tối đa hàng tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang được áp dụng Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Vì thế, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng của người lao động đã làm việc trong doanh nghiệp sẽ được tính:
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng
(VND/tháng)
|
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa
(VND/month)
|
Vùng I
|
4,680,000
|
23,400,000
|
Vùng II
|
4.160,000
|
20,800,000
|
Vùng III
|
3,640,000
|
18,200,000
|
Vùng IV
|
3,250,000
|
16,250,000
|
Xem thêm >> Đừng ‘chơi đùa’ với định hướng nghề nghiệp!
6. Tiền bảo hiểm thất nghiệp được chi trả ra sao?
Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo thứ tự từng tháng.
Mỗi tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo tình hình tìm kiếm việc làm theo lịch hẹn để được nhận trợ cấp của tháng đó. Nếu không làm điều này, người lao động sẽ bị dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp (khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013).
Căn cứ khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm, đối với trường hợp đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp và xác định có việc làm, người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng hết của người lao động thì được bảo lưu để cộng dồn cho các lần hưởng sau.
Thời gian đóng được bảo lưu được xác định như dưới đây:
Thời gian bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - Số tháng đã nhận trợ cấp thất nghiệp x 12.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp chính xác
Trên đây là hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chính xác mà Navigos Search đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.
Ngoài ra, nếu bạn là ứng viên tiềm năng đang tìm kiếm việc làm, bạn hãy truy cập danh mục việc làm để lựa chọn, ứng tuyển vị trí phù hợp. Hay bạn cũng có thể chủ động gửi CV đến chúng tôi để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của chúng tôi.
Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển, chia sẻ cách đàm phán lương, đề xuất tăng lương, tư vấn yêu cầu công việc và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển.
Với quy trình tuyển dụng bài bản, Navigos Search đã giúp được rất nhiều ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Hoặc nếu bạn là lãnh đạo doanh nghiệp, đang cần tìm kiếm nhân tài cho các vị trí trống trong đơn vị của mình, đừng ngần ngại liên hệ đến Navigos Search. Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng.
Tuyển dụng nhân tài và tìm kiếm công việc mơ ước tại Navigos Search
Với dữ liệu 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao có sẵn cùng giải pháp tuyển dụng tối ưu, Navigos Search tự tin là nhà “săn nhân tài” nhân sự cấp trung và cấp cao hiện nay. Navigos Search lấy làm tự hào khi đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn để có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.
Dù bạn là doanh nghiệp tuyển dụng hay là ứng viên tiềm năng, chúng tôi đều giúp bạn được được kỳ vọng, mơ ước của mình. Hãy liên hệ đến Navigos Search nếu bạn đang tìm kiếm công việc mơ ước hay doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân tài:
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Trụ sở tại Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: contact@navigossearch.com
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
- Linkedin: linkedin.com/company/navigos-search/
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam