Ngày nay, marketing trở thành yếu tố không thể thiếu trong mỗi thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư vào sản phẩm, doanh nghiệp nếu muốn thành công, phát triển và tiến xa hơn thì họ còn phải có chiến lược marketing hiệu quả.
Để xây dựng một chiến lược marketing thực sự hiệu quả, đúng đắn, bài bản và mang lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp, chúng ta cần một Giám đốc marketing (CMO). Vậy CMO là gì? Cùng tìm hiểu về nhiệm vụ và tầm quan trọng của vị trí này với Navigos Search nhé!
1. Giám đốc marketing là gì?
Giám đốc marketing (Chief Marketing Officer – CMO) là một trong các giám đốc cấp cao của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động quảng bá, định hướng phát triển, chiếm lĩnh thị trường của thương hiệu và tiếp thị dịch vụ, sản phẩm trong một doanh nghiệp. CMO đứng đầu trong việc quản lý thương hiệu, truyền thông marketing (gồm quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng), nghiên cứu thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, giá thành và dịch vụ khách hàng.
CMO có trách nhiệm với tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp
2. Hồ sơ năng lực của Giám đốc marketing
2.1. Lãnh đạo và giám sát
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Giám đốc marketing là giám sát và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của bộ phận marketing, đảm bảo từng nhân viên thuộc bộ phận này đều hướng đến cùng mục tiêu chung là khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
CMO xây dựng chiến lược marketing ngắn và dài hạn dựa trên mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp, quản lý các đội ngũ trong phòng Marketing (thiết kế, digital marketing, SEO, truyền thông tiếp thị (Marcom), giám sát bộ phận quan hệ công chúng (PR), kiểm soát KPI như SEO (search engine optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), SEM (search engine marketing - tiếp thị trên công cụ tìm kiếm), quảng cáo dựa theo tính hiệu quả (performance digital marketing) và marketing thương hiệu.
Ở vị trí này, Giám đốc marketing sẽ theo dõi và phê duyệt những chiến lược được thực hiện bởi mỗi nhân viên trong nhóm, đảm bảo được hiệu quả và năng suất làm việc của các đội nhóm này.
Bên cạnh đó, CMO còn phải xây dựng tầm nhìn cho bộ phận marketing, đảm bảo các giá trị được đều hướng tới cùng một mục tiêu và các đội nhóm có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra tốt nhất cũng như tạo nên văn hóa làm việc trong bộ phận marketing. Song song đó, CMO cũng là người phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho đội nhóm và đào tạo cho vị trí trong tương lai nếu cần.
2.2. Phối hợp với bộ phận khác
Là người đứng đầu chuỗi hoạt động marketing nên vị trí CMO cần hiểu và có khả năng phối hợp tốt với các phòng ban khác. Họ hợp tác với bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tiến hành lên kế hoạch, đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, CMO còn làm việc trực tiếp với bộ phận phân tích để đánh giá kết quả chương trình và chiến dịch marketing. Trong trường hợp cần thiết, họ sẽ đưa ra những giải pháp và điều chỉnh chương trình, chính sách bán hàng sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển doanh nghiệp và mở rộng thị phần.
2.3. Hoạch định chiến lược
Doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trong thị trường thì phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển lâu dài. Nếu không có định hướng và con đường phát triển cụ thể, doanh nghiệp rất dễ bị lạc lối, dậm chân tại chỗ và chỉ loanh quanh một lối đi cũ mà không thể thoát ra. Chính vì vậy, đối với vị trí giám đốc, việc hoạch định chiến lược là điều không thể thiếu.
Giám đốc marketing có vai trò đứng đầu trong việc xây dựng chiến lược, rà soát và phê duyệt chiến lược được đưa ra bởi đội ngũ nhân viên trong bộ phận marketing. Đồng thời, họ còn là người khởi xướng thực hiện chiến lược hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ của vị trí Giám đốc marketing
2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu
Đối với các doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu và duy trì chỗ đứng của mình trên thị trường là yếu tố quyết định sống còn. Và yếu tố này được CMO chịu trách nhiệm. Họ đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp đủ mạnh, đủ vững trong tâm trí người tiêu dùng để tồn tại lâu dài trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu.
Điểm mấu chốt của công việc là thu hút được sự chú ý và quan tâm của khách hàng đến với thương hiệu thông qua những hoạt động liên quan tới thiết kế, sáng tạo nội dung, xây dựng chiến dịch và giúp duy trì thương hiệu trên các kênh truyền thông, thông tin.
2.5. Xây dựng, quản lý trang và sàn thương mại điện tử
Hiện nay, thương mại điện tử là một khái niệm đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Nếu biết sử dụng hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Nắm bắt được xu hướng này, CMO có thể duy trì hoặc xây dựng trang thương mại điện tử chất lượng cao để thúc đẩy nhu cầu và trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp. CMO sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong quy trình mua hàng và xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng trên kênh mua hàng này.
CMO cũng là người trực tiếp đánh giá hiệu suất các hoạt động quảng bá thương hiệu và lãnh đạo đội ngũ nhân viên trong bộ phận marketing để tạo ra các chương trình truyền thông trên trang thương mại điện tử với mục đích làm thương hiệu được nhận diện tốt hơn trên các sàn thương mại từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng cao hơn.
Bên cạnh đó, Giám đốc marketing còn có trách nhiệm gia tăng và biến những khách hàng chưa bao giờ mua hàng của doanh nghiệp trở thành khách hàng và tương lai là khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
2.6. Thực thi thương mại truyền thống
Dù các kênh truyền thông hiện đại đang bùng nổ phát triển nhưng thương mại truyền thống cũng là một kênh không thể bỏ qua, chúng chiếm phần lớn thị phần tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ của CMO ở đây là giúp doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực đang kinh doanh bằng thương mại truyền thống.
CMO sẽ nghiên cứu người tiêu dùng và đưa sản phẩm đến tất cả mọi ngóc ngách, khu vực để sản phẩm của doanh nghiệp luôn luôn có mặt ở tất cả những nơi mà người tiêu dùng có thể thấy và thúc đẩy nhu cầu mua sắm. Hơn nữa, họ tận dụng mọi mối quan hệ để gia tăng sức ảnh hưởng trên thị trường từ việc được hỗ trợ truyền thông thương hiệu. Từ đó, hỗ trợ quảng bá cho thương hiệu của họ, dẫn tới gia tăng nhận thức về thương hiệu trên thị trường, thu hút thêm nhiều người dùng tiềm năng.
2.7. Phân tích thị trường và người tiêu dùng
CMO là người dự đoán xu hướng kinh doanh và hành vi của người tiêu dùng. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích kết quả, CMO sẽ báo cáo và làm việc trực tiếp với giám đốc kinh doanh và ban điều hành để đưa ra định hướng kinh doanh quan trọng cho doanh nghiệp.
Thông qua quá trình đánh giá, phân tích thị trường và khách hàng, CMO có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xu hướng vận động của thị trường. Từ đó, việc xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing dễ dàng và phù hợp hơn, khả năng tạo được sự ảnh hưởng cũng trở nên tốt hơn. Giám đốc Marketing cũng có thể đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời những vấn đề phát sinh để chiến lược marketing đem lại hiệu quả tốt nhất.
2.8. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ
Trong kinh doanh, việc tạo và duy trì mối quan hệ là điều rất cần thiết. Với vai trò quản lý và giám sát tổng thể hoạt động marketing, CMO sẽ thay mặt cho doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ kinh doanh, hợp tác thương hiệu để xúc tiến quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng và ra thị trường.
Với nhiệm vụ này, họ sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tận dụng mối quan hệ, mời người nổi tiếng làm đại sứ, thiết lập mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng trên thị trường và các phương tiện truyền thông,...
Có thể bạn quan tâm: Tại sao xây dựng quan hệ là nền tảng để thành công
3. Yêu cầu dành cho một Giám đốc marketing
3.1. Trình độ học vấn
Theo nguyên tắc, học vấn của vị trí CMO sẽ cần từ Thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực như quản trị Marketing, Truyền thông quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế,...
3.2. Kinh nghiệm
Để trở thành một CMO thì cần những kinh nghiệm gì? Đó là kinh nghiệm làm việc tại một vị trí tương đương trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và có kiến thức rộng rãi về thị trường marketing. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, giải quyết vấn đề, đối mặt với khó khăn trên thị trường thương mại đều là những yếu tố mà một CMO cần có.
3.3. Khả năng lãnh đạo
Vị trí CMO là người đứng đầu toàn bộ hoạt động marketing nên lãnh đạo sẽ là một kỹ năng phải có. Họ cần có kỹ năng lãnh đạo nhóm để nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên, đồng thời là sợi dây gắn kết các nhân viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu suất làm việc của họ.
Xem thêm: 5 kỹ năng tinh thần cần có để trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng
Những yêu cầu cần có của một CMO
3.4. Khả năng giao tiếp
Là một lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp Giám đốc marketing kết nối các mối quan hệ, đưa hình ảnh của doanh nghiệp ra thị trường hiệu quả và rộng rãi. Giám đốc marketing là người đại diện của doanh nghiệp trước các kênh truyền thông và công chúng. Khả năng giao tiếp tốt là tiền đề để sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm, đánh giá của khách hàng.
3.5. Kỹ năng nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu là yếu tố cần thiết giúp CMO thực hiện nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng hiệu quả. Giám đốc marketing sẽ tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiềm năng, đánh giá từng phân khúc khách hàng và hoạch định những chiến lược mang lại hiệu quả tối ưu.
3.6. Kỹ năng công nghệ
CMO cần thành thạo kỹ năng tin học văn phòng chuyên nghiệp như MS Word, Excel, PowerPoint và những kỹ năng marketing trên kênh điện tử để phục vụ tốt cho công việc. Bên cạnh đó, giám đốc marketing cũng cần thành thạo thao tác trên các phần mềm, công cụ hỗ trợ marketing khác.
3.7. Kỹ năng cá nhân
Khả năng thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc, khả năng làm việc với tốc độ cao, thái độ tích cực trong công việc, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian – đều là những kỹ năng cá nhân mà những người ngồi lên chiếc ghế CMO nên trau dồi.
4. Tuyển dụng Giám đốc marketing với Navigos Search
Trên đây là các nhiệm vụ chính của một CMO cùng một số yêu cầu cơ bản tại vị trí này. Và nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nhân tài cho vị trí CMO, hãy tham khảo dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao tại Navigos Search - Dịch vụ headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam. Navigos Search đang dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao với hơn 375.000+ ứng viên.
Đặc biệt, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn lớn với kinh nghiệm chuyên ngành phong phú và có mối liên hệ chặt chẽ trong các lĩnh vực tương ứng của họ cùng cơ sở dữ liệu toàn diện, Navigos Search sẽ tìm ra Giám đốc marketing xuất sắc, phù hợp nhất cho các công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.
Tuyển dụng Giám đốc marketing tại Navigos Search
Với hơn 20 năm thành lập và trưởng thành, Navigos Search đã mang tới hàng triệu cơ hội việc làm chất lượng trên khắp Việt Nam, kết nối nhân viên với nhà tuyển dụng, đồng thời tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và tuyệt vời nhất cho mọi người.
Nếu đơn vị bạn đang có nhu cầu tuyển dụng giám đốc marketing, hay bạn đang muốn có được công việc trong mơ, hãy liên hệ đến Navigos Search ngay nhé!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam