Rèn luyện kỹ năng đàm phán để trăm trận trăm thắng

Nội dung chính

Đàm phán là kỹ năng mềm mà ai cũng phải có hiện nay bởi nó không chỉ mang lại cho bạn lợi thế trong công việc, kinh doanh mà cả cuộc sống hàng ngày

Kỹ năng đàm phán là yếu tố cực kỳ quan trọng bạn cần có để tiến đến thành công trong sự nghiệp. Đặc biệt trong các cuộc giao dịch, ký kết hợp đồng với đối tác, nếu sở hữu kỹ năng đàm phán giỏi, bạn sẽ đạt được như kỳ vọng cũng như giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột không đáng có. Vậy làm thế nào để có được kỹ năng này? Navigos Search hoàn toàn giúp bạn có được câu trả lời qua thông tin bên dưới!

1. Tại sao cần kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

Sở hữu kỹ năng đàm phán sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển trong công việc và sự nghiệp kinh doanh:

Giúp giữ vững lập trường trước đối tác 

Nếu không có chính kiến bạn sẽ yếu thế hơn khi đàm phán, rất khó thuyết phục được đối phương bởi sự lưỡng lự và không chắc chắn của mình. Đặc biệt là trong kinh doanh.

Một chuyên gia đàm phán giỏi sẽ luôn tin tưởng vào phán đoán và giữ vững lập trường của bản thân trong quá trình đàm phán. Có như vậy, bạn mới thuyết phục đối phương tin vào những gì mình đang nói, đang lập luận. Có như thế, các hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh mới thành công.

Cung cấp dữ liệu để thuyết phục

Trong các cuộc đàm phán, không chỉ bạn muốn thuyết phục đối phương mà họ cũng muốn thuyết phục lại bạn. Khi đàm phán tốt, bạn sẽ biết rõ điểm tốt và chưa tốt của đối tác, tại sao đối tác đàm phán với bạn và ngược lại, bạn nhận được gì khi hợp tác thành công,... Những yếu tố này giúp bạn có thêm lợi thế trong lúc đàm phán, biết được nội dung nào không thể thay đổi và nội dung có thể thỏa hiệp nhằm thuyết phục dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán

Đảm bảo lợi ích phù hợp cho các bên

Một cuộc đàm phán, hợp tác thành công là cả hai bên cùng thực hiện trách nhiệm, cùng có lợi. Nếu một bên chèn ép và bên kia bị thiếu công bằng thì chắc chắn sẽ sinh ra mâu thuẫn. Vì vậy, các cuộc đàm phán trong kinh doanh phải dung hòa về quyền lợi. Bạn cần có kinh nghiệm, đủ khả năng và đáng tin cậy để thuyết phục đối tác rằng những gì họ nhận được là tốt nhất, công bằng nhất.

Đẩy nhanh tiến trình đàm phán

Trong lĩnh vực kinh doanh, có rất nhiều dự án chỉ mang tính giai đoạn nên nếu kéo dài thì đồng nghĩa tốn kinh phí, thời gian và nhân lực nhưng kết quả lại không được như mong đợi. Dù thời gian đàm phán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc thù, quy mô, lĩnh vực,… nhưng nếu sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến trình đàm phán hơn, đảm bảo chiến lược kinh doanh diễn ra đúng thời điểm, tiến độ như trong kế hoạch đã đề ra.

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp

Với sự kiên nhẫn và khả năng thuyết phục đỉnh cao, các nhà đàm phán giỏi sẽ duy trì được bầu không khí tích cực và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Với những cuộc đàm phán khó khăn thì điều này lại cần thiết hơn bao giờ hết.

2. Có những loại đàm phán thường gặp nào?

Tùy vào từng bối cảnh, đối tượng mà bạn có thể vận dụng phù hợp các loại đàm phán như: 

  •  Đàm phán có nguyên tắc: Là loại đàm phán dựa trên nguyên tắc đặt sẵn như đôi bên cùng có lợi, tập trung lợi ích, tính khách quan, tách biệt cảm xúc cá nhân,.... Loại đàm phán này sử dụng để giải quyết xung đột, mâu thuẫn nhằm đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên.
  •  Đàm phán nhóm: Có nhiều người cùng ngồi thỏa thuận với nhau để đạt mục đích của từng nhóm. Các thành viên tham gia thường có người lãnh đạo, người đóng góp ý kiến, người ghi chép nội dung.
  •  Đàm phán nhiều bên: Có nhiều hơn 2 bên để hướng đến một thỏa thuận. Loại đàm phán này rất dễ xảy ra trường hợp một số bên thành lập liên minh và gây ra sự phức tạp trong các lần đàm phán. 
  •  Đàm phán đối đầu: Chỉ có một bên đạt được mục đích của mình. Chẳng hạn, bên bạn muốn thương lượng để tránh đền bù, thiệt hại nhưng bên đối phương lại từ chối thỏa thuận, nhất quyết theo hợp đồng.

Các loại đàm phán phổ biến hiện nay

3. Bí quyết rèn luyện kỹ năng đàm phán đỉnh cao

Để rèn luyện kỹ năng đàm phán hiệu quả cũng như đạt được nhiều lợi ích nhất, bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

Nghiên cứu vấn đề và đối thủ

Bạn cần nhớ rằng “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Hãy tìm hiểu kỹ đối phương là ai, đến từ đâu và kinh doanh lĩnh vực nào, họ đang gặp phải vấn đề gì,... Khi hiểu rõ đối tác, đối thủ của mình, bạn mới xây dựng được chiến lược và các bước đàm phán, cách thuyết phục phù hợp.

Nhạy bén trong việc dự đoán vấn đề

Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ cuộc đàm phán, bạn cần nhận biết mục đích và vấn đề của đối phương. Khi nghiên cứu đối thủ, chắc hẳn bạn đã nắm rõ điều này. Hãy luôn quan sát và chú tâm vào vấn đề đang đàm phán để đánh giá chính xác từng bước đi của đối phương và phân tích, tìm ra những phương án đáp trả hợp lý nhất.

Luôn bám sát mục tiêu ban đầu

Trong quá trình đàm phán, bạn cần bám sát mục tiêu, vấn đề quan trọng nhất và đâu là giới hạn mà bạn phải từ bỏ thỏa thuận. Việc bám sát mục tiêu để cuộc đàm phán không lệch đi hướng khác cũng như giúp bạn trở nên thông minh, chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác.

Tuy nhiên, khi bạn nhận ra rằng mình không thể thực hiện thêm bất cứ yêu cầu nào từ đối phương, hay không bên nào sẵn sàng chấp nhận điều khoản thì đó chính là thời điểm bạn nên từ bỏ, kết thúc cuộc đàm phán. Có thể nếu tiếp tục, bạn sẽ “trở tay không kịp” và bước vào một thỏa thuận tồi tệ.

Bám sát mục tiêu và vấn đề quan trọng nhất

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Bạn phải có khả năng giao tiếp rõ ràng để truyền đạt thông tin, diễn đạt đúng ý mong muốn, bảo vệ được lập trường của mình và đàm phán suôn sẻ. Rèn luyện cách ăn nói khéo léo, lưu loát và thái độ điềm tĩnh sẽ giúp bạn tập trung tốt vào mục tiêu hơn. Khi đó, lời nói của bạn mới có tính thuyết phục cao và bạn sẽ làm chủ “cuộc chơi”, dẫn dắt vấn đề đi theo chiều hướng có lợi cho mình.

Kỹ thuật quản lý cảm xúc tốt

Người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong quá trình đàm phán. Dù các vấn đề gây tranh cãi trong quá trình họp có thể làm bạn cảm thấy bực bội, nhưng hãy luôn nhớ rằng việc thể hiện cảm xúc cá nhân lúc này sẽ dẫn đến kết quả không như kỳ vọng. Hãy chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và cả kiến thức khi đứng trước các cuộc đàm phán.

Trau dồi kiến thức sâu rộng

Để trở thành nhà đàm phán, thương lượng giỏi và khai thác tối đa lợi ích về cho mình, bạn cần không ngừng trau dồi thêm kiến thức. Kiến thức này không chỉ bó buộc trong khuôn khổ về lĩnh vực bạn đang làm việc mà cả những vấn đề xã hội, khoa học, tâm lý,… Khi thấu hiểu mọi thứ thì bạn sẽ có góc nhìn, quan điểm và tư duy rộng mở hơn. Đó cũng chính là yếu tố tạo ấn tượng tốt đối với đối tác, đồng nghiệp và cấp trên của bạn.

Thông thường, các doanh nghiệp khi tìm kiếm các vị trí quản lý trở lên sẽ ưu tiên ứng viên có kỹ năng đàm phán tốt. Phổ biến ở những nhóm công việc như: PR, Sale manager, Tư vấn, Marketing,... Nếu bạn đã có sẵn kỹ năng tuyệt vời này thì nên thể hiện nó trên hồ sơ tìm việc ứng tuyển và gửi ngay đến Navigos Search - Công ty tuyển dụng cấp trung và cấp cao uy tín hàng đầu Việt Nam để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn data.

Đội ngũ chuyên gia nhân sự tại Navigos Search rất giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về từng ngành nghề cốt lõi,

Khi có tin tuyển dụng phù hợp và dựa trên quy trình làm việc bài bản, chuyên gia nhân sự của Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, đàm phán lương,... cho ứng viên. Đặc biệt sau khi ứng viên trúng tuyển, headhunter còn theo sát ứng viên để hỗ trợ lúc cần thiết nhằm hướng đến “thành công sau khi đạt được công việc mơ ước”. Hơn 20 kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tự hào đã hỗ trợ hàng triệu ứng viên trên khắp Việt Nam có được công việc tốt nhất.

Công ty tuyển dụng cấp trung và cấp cao uy tín số 1 Việt Nam

Ngoài ra, không chỉ có bài viết về kỹ năng đàm phán, tại trang LinkedinFacebook của Navigos Search còn cập nhật liên tục thông tin thị trường, các bài viết thú vị, hữu ích về nhân sự,... nên bạn đừng bỏ lỡ nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn dành thời gian theo dõi Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop