Phong cách lãnh đạo dân chủ: Ưu, nhược điểm và ví dụ điển hình

Nội dung chính

Phong cách lãnh đạo dân chủ được các nhà quản trị sử dụng để quản lý nhân sự, thúc đẩy sự tự chủ và đóng góp tích cực từ tất cả thành viên trong tổ chức. Từ đó, tạo ra những giải pháp đột phá, sáng tạo cho vấn đề cần giải quyết.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là khái niệm thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều người lãnh đạo, quản lý. Đây là một hình thức quản lý mà người quản trị thường sử dụng khi tương tác và thúc đẩy đội ngũ dưới sự quản lý của họ trong doanh nghiệp. Để có cái nhìn rõ và sâu hơn về khái niệm này, hãy cùng Navigos Search khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là cách lãnh đạo mà trong đó, mọi thành viên của nhóm đều được tham gia quá trình ra quyết định. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đến trường học, cơ quan chính phủ.

Phong cách lãnh đạo dân chủ thúc đẩy sự thảo luận, tranh luận và nỗ lực để đạt được sự đồng thuận của toàn bộ nhóm. Các nhà lãnh đạo dân chủ luôn đánh giá cao tính cá nhân và đóng góp của mỗi thành viên, coi đó là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả. Họ tập trung xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên, tạo ra môi trường làm việc động viên và động lực.

Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, nhà lãnh đạo không sử dụng quyền lực của mình để chi phối và tác động đến người khác, thay vào đó, họ tiến hành hướng dẫn và hỗ trợ nhóm để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

 

Tìm hiểu khái niệm phong cách lãnh đạo dân chủ

2. Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo dân chủ

Dưới đây là một vài ví dụ về các nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ nổi tiếng:

Abraham Lincoln

Abraham Lincoln là tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ và được coi là một trong các tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử quốc gia này. Ông được biết đến với vai trò lãnh đạo trong Nội chiến và công cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ. Abraham Lincoln là người tin tưởng vào nền dân chủ và luôn làm tất cả mọi việc để đảm bảo mọi công dân đều có quyền bình đẳng.

Winston Churchill

Winston Churchill là Thủ tướng của Vương quốc Anh trong Thế chiến II. Vị lãnh đạo này được biết đến với những bài phát biểu đầy cảm hứng và khả năng lãnh đạo của mình trong một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước Anh. Churchill là người ủng hộ mạnh mẽ cho nền dân chủ, chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và chế độ chuyên chế trong suốt sự nghiệp của mình.

Steve Jobs

Steve Jobs là là doanh nhân và là nhà sáng chế người nước Mỹ. Steve Jobs toàn tâm toàn ý để nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định. Thường xuyên, ông chỉ đóng vai trò hướng dẫn và điều phối buổi thảo luận để lắng nghe ý kiến và ý tưởng mới từ các thành viên về sản phẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông bắt đầu áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán và điều này dẫn đến việc ông từ chức. Tuy vậy, sau khi tái tham gia với Apple thì ông đã tái nắm quyền và thúc đẩy phong cách dân chủ của mình.

Ở công ty, những người mà Steve Jobs mời vào làm việc đều được khuyến khích đưa ra ý kiến và tự phát triển bản thân. Trong những quyết định quan trọng, ông sẵn sàng để đồng đội thống nhất và thực hiện, trong khi ông tự mình giám sát và cung cấp tư vấn lúc cần thiết.

3. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm như sau:

Khuyến khích sự sáng tạo, hợp tác

Phong cách lãnh đạo dân chủ khuyến khích sự các quan điểm và ý kiến khác nhau. Họ tạo điều kiện cho mọi thành viên đều được tham gia vào quá trình ra quyết định bằng cách sử dụng kỹ năng giao tiếp và tạo nên sự cởi mở. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và tương tác tích cực trong nhóm.

Đặt mục tiêu tập thể, giải quyết vấn đề

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường chú trọng việc đặt ra mục tiêu chung và giải quyết vấn đề để đạt được thành công. Họ xem đây là yếu tố quyết định để đảm bảo công việc đạt hiệu suất lẫn hiệu quả. Đồng thời, người theo phong cách này còn tạo môi trường thúc đẩy việc thảo luận và đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề.

Chú trọng vào kết quả

Phong cách lãnh đạo này luôn đặt sự tập trung vào kết quả là ưu tiên hàng đầu. Những nhà lãnh đạo này không ngừng tìm cách cải thiện hiệu suất và đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Họ chịu trách nhiệm về kết quả của nhóm và thường thiết lập mục tiêu cụ thể, yêu cầu rõ ràng để đảm bảo rằng mọi người đang đi đúng hướng.

Tính linh hoạt cao

Phong cách lãnh đạo dân chủ có tính linh hoạt cao. Những lãnh đạo này luôn duy trì tính minh bạch và chia sẻ thông tin cần thiết với thành viên để đảm bảo quyết định được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và tin tưởng.

Họ sẵn sàng thay đổi hướng đi nếu điều đó có thể mang lại kết quả tốt hơn và họ luôn mở cửa đối với ý tưởng mới và quan điểm khác biệt. Họ hiểu rằng không có phong cách lãnh đạo nào phù hợp trong tất cả mọi tình huống và việc linh hoạt trong quá trình ra quyết định là điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.

 

Đặc điểm nổi bật của hình thức lãnh đạo dân chủ

4. Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ có cả ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, cụ thể như sau:

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

  • Tạo động lực và tinh thần hợp tác: Phong cách lãnh đạo dân chủ thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong nhóm, khiến các thành viên đều cảm thấy gắn kết và động viên hơn để chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng. Điều này tạo cảm giác thoải mái và khuyến khích sự hợp tác.

  • Sử dụng sự đa dạng và chuyên môn: Lãnh đạo dân chủ đặt mục tiêu vào việc thu thập nhiều quan điểm khác nhau từ các thành viên. Vì thế, họ có khả năng tận dụng sự chuyên môn của các thành viên để xây dựng kế hoạch hoạt động chỉn chu và khách quan nhất.

  • Thúc đẩy tinh thần và tạo động lực: Mọi người trong nhóm đều cảm thấy họ đang hướng đến mục tiêu chung và phong cách lãnh đạo dân chủ giúp tăng cường tinh thần làm việc, động lực và cam kết cho cả nhóm.

  • Có nhiều ý kiến đóng góp và giải pháp: Ý kiến đóng góp trong phong cách này mang lại nhiều giải pháp tốt cho doanh nghiệp. Cho dù việc đánh giá và lựa chọn sẽ mất thời gian, nhưng quyết định cuối cùng chính là giải pháp tối ưu giúp đạt hiệu quả cao hơn.

  • Phù hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp: Phong cách lãnh đạo dân chủ thích hợp với nhiều loại môi trường doanh nghiệp, giúp thúc đẩy sự phát triển và thành công trong tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

  • Thiếu quyết đoán: Phong cách lãnh đạo dân chủ có thể dẫn đến sự thiếu quyết đoán nếu có quá nhiều người tham gia vào quyết định. Quá trình thảo luận, đưa ra quyết định có thể kéo dài và làm chậm tiến trình.

  • Xung đột trong nhóm: Khả năng xảy ra xung đột trong nhóm sẽ xảy ra khi các thành viên có quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề. Điều này làm giảm hiệu suất và khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng.

  • Lợi dụng tình hình: Một số nhân viên có thể lợi dụng tình hình và lôi kéo nhà lãnh đạo đưa ra quyết định không có lợi cho nhóm, doanh nghiệp. Điều này có thể gây ra sự không chắc chắn, thậm chí là thất bại khi ra quyết định.

  • Cần có đội ngũ có kinh nghiệm: Phong cách lãnh đạo dân chủ hoạt động hiệu quả hơn khi đội ngũ nhân viên đã có kinh nghiệm và năng lực đồng đều. Nếu các thành viên thiếu kỹ năng hoặc nhận thức chưa đủ sâu thì các giải pháp đưa ra có thể không giải quyết được vấn đề.

  • Đòi hỏi nhiều thời gian: Phong cách này cần có nhiều thời gian vì mọi người cần thảo luận, tranh luận để đi đến quyết định cuối cùng. Do đó, lãnh đạo dân chủ không phù hợp cho môi trường đòi hỏi ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.

  • Một số thành viên cảm thấy thất vọng: Một số thành viên trong nhóm có thể cảm thấy thất vọng nếu ý kiến của họ không được chấp nhận hoặc nếu quyết định cuối cùng không phải là giải pháp tốt nhất theo quan điểm của họ.

 

Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo

5. Lời khuyên cho người  theo phong cách lãnh đạo dân chủ

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ một cách hiệu quả:

Xác định phong cách lãnh đạo dân chủ có phù hợp với tình hình thực tế không

Phong cách lãnh đạo dân chủ không phải là một giải pháp thích hợp cho tất cả thành viên và trong mọi tình huống, hoàn cảnh. Vì thế, chắc chắn sẽ có trường hợp khi phong các lãnh đạo dân chủ không phải là cách tiếp cận tốt nhất. Do đó, nhà lãnh đạo cần đảm bảo việc áp dụng phong cách này khi nắm rõ tình hình hiện tại và có khả năng tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp.

Cởi mở và minh bạch

Nếu đã quyết định áp dụng phong cách lãnh đạo này cho một tình huống hoặc vấn đề, nhà lãnh đạo nên lực duy trì sự giao tiếp cởi mở với tất cả thành viên trong nhóm. Việc hợp tác trong việc thiết lập quy trình, truyền đạt thông tin, chủ động giải quyết vấn đề sẽ giúp nâng cao hiệu quả của phong cách lãnh đạo dân chủ.

Đảm bảo mọi người đều cam kết thực hiện

Nhà lãnh đạo cần nỗ lực tạo điều kiện để khuyến khích sự tham gia của mọi người vào quá trình lập kế hoạch và cam kết thực hiện công việc được giao và để họ hiểu rằng họ phải chịu trách nhiệm với kết quả đạt được cuối cùng.

Xem xét, đánh giá, rút ra bài học

Sau khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, nhà quản trị doanh nghiệp nên quan sát để rút ra bài học từ những tình huống, vấn đề tương tự trong tương lai bằng các đặt ra câu hỏi như:

  • Phương pháp nào đã mang lại hiệu quả tốt nhất?

  • Các yếu tố nào đã đóng vai trò quyết định?

  • Có phương pháp khác hoạt động tốt hơn không?

Qua việc trả lời những câu hỏi này, người lãnh đạo có thể học hỏi và cải thiện quá trình lãnh đạo của mình tốt hơn trong tương lai.

 

Bí quyết áp dụng hình thức lãnh đạo dân chủ

6. Nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ tại nơi làm việc lúc nào?

Phong cách lãnh đạo dân chủ nên được áp dụng khi mọi thành viên trong nhóm đều sở hữu kỹ năng đóng góp ý kiến chất lượng và có đủ thời gian thực hiện. Khi có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến thì việc đặt ra hạn chót sẽ đảm bảo ý kiến được thu thập được phản hồi kịp thời để áp dụng. Hơn nữa, phong cách này cũng thích hợp khi thông tin không yêu cầu tính bí mật, không mang tính riêng tư và cần được mọi người thảo luận để đi đến quyết định cuối cùng.

7. Lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất?

Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất, bởi vì mỗi phong cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, còn phụ thuộc vào năng lực của từng người lãnh đạo. Tuy nhiên, lãnh đạo dân chủ có thể là một phong cách lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt trong những tình huống mà sáng tạo và đổi mới được ưu tiên.

Khi nhà lãnh đạo khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định, họ sẽ thúc đẩy sự gắn kết và hòa hợp giữa thành viên trong nhóm. Điều này dẫn đến sự hài lòng cao hơn trong công việc và khiến từng thành viên trong đội nhóm cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với công việc của mình.

Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt cho mọi tình huống

Bài viết trên đây của Navigos Search đã trình bày các thông tin quan trọng về phong cách lãnh đạo dân chủ, bao gồm khái niệm, đặc điểm và, các ví dụ điển hình và cách áp dụng hiệu quả phong cách này.  Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp của mình. Hãy luôn tích cực nâng cao kỹ năng lãnh đạo và lựa chọn phong cách phù hợp nhất cho từng hoàn cảnh. Chúc bạn đạt được thành công và ngày càng đưa doanh nghiệp vững mạnh trên thị trường.

Đừng quên theo dõi thêm trang FanpageLinkedIn của Navigos Search thường xuyên hơn để không bỏ lỡ thông tin thị trường, ngành nghề hot, lời khuyên hữu ích,... nào nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn theo dõi Navigossearch.com!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop