Vai trò của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp là gì?

Nội dung chính

Giám đốc tài chính là gì? Giám đốc tài chính có vai trò như thế nào tại các doanh nghiệp? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Giám đốc tài chính là gì? 

Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO) là vị trí đứng đầu quản lý những vấn đề tài chính trong các công ty, doanh nghiệp. Họ cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính cho doanh nghiệp. CFO chính là đỉnh cao trong sự nghiệp của người làm kế toán tài chính.


Giám đốc tài chính là vị trí đứng đầu quản lý vấn đề tài chính trong doanh nghiệp

Giám đốc tài chính là vị trí đứng đầu quản lý vấn đề tài chính trong doanh nghiệp

2. Vai trò của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp

Nhà cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp

Tốc độ kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay đã kéo theo sự cạnh tranh và thay đổi không ngừng. Điều đó buộc các CFO cần có tầm nhìn để đưa ra chiến lược tài chính thích hợp nhất cho doanh nghiệp.

Do đó, vai trò quan trọng đầu tiên của giám đốc tài chính là cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp. Điều này yêu cầu CFO phải có tư duy nhạy bén trong việc xử lý số liệu và phản ứng với mọi dữ kiện khi giải quyết vấn đề.

Người dẫn đầu quá trình Digital Transformation

Công nghệ số đã và đang thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại. Để thích nghi với điều này, CFO phải chuyển từ quản lý ngân sách sang quản lý tỷ lệ hoàn vốn đầu tư nhằm tối ưu hiệu quả về chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giám đốc tài chính còn là người đặt ra kế hoạch ngân sách và phân bố nguồn lực cho các doanh nghiệp.

Nhà quản lý xuất sắc

CFO đảm nhận phân tích các kết quả tài chính của doanh nghiệp để từ đó cung cấp giải pháp quản lý cho giám đốc điều hành. Giám đốc tài chính còn là người đảm bảo hiệu quả lao động của tất cả các bộ phận. Đồng thời hướng dẫn, cố vấn, khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp, bồi dưỡng nhân lực để tiếp nối vị trí giám đốc tài chính trong tương lai.

Giám đốc tài chính đảm nhận vai trò là nhà quản lý xuất sắc

Giám đốc tài chính đảm nhận vai trò là nhà quản lý xuất sắc

Nhà ngoại giao

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế, đây là vai trò vô cùng quan trọng với một CFO. Giám đốc tài chính là “bộ mặt” đại diện khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tác và nhà đầu tư sẽ dựa vào khả năng tài chính để đánh giá doanh nghiệp có thích hợp với nhu cầu của họ hay không để tiến hành hợp tác. Vì vậy, CFO đóng vai trò như một nhà ngoại giao kết nối doanh nghiệp với khách hàng.

Trưởng nhóm dẫn dắt

Vai trò cuối cùng của một CFO là trưởng nhóm tài chính. Không chỉ đơn giản chỉ là người hướng dẫn nhóm, họ cũng có trách nhiệm với các kết quả của những thành viên trong nhóm.

Một trưởng nhóm sẽ có mức độ công việc cao hơn rất nhiều so với thành viên nhóm và tạo ra kết quả cuối cùng tốt nhất. Vai trò của CFO là tập hợp nhiều cá nhân tài năng nhằm đạt được thành tích tài chính cao cho cả tập thể.

3. Mô tả công việc của giám đốc tài chính

Dưới đây là công việc thực hiện của vị trí giám đốc tài chính:

Theo dõi và đánh giá hoạt động tài chính để “đọc vị” điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sức khỏe tài chính của công ty, doanh nghiệp phải được theo dõi và kiểm tra sát sao. Việc triển khai hoạt động tài chính cụ thể như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ giúp CFO dễ dàng nhận diện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, kế hoạch kém hiệu quả để điều chỉnh chính xác để đảm bảo chỉ số đều tăng.

Tư vấn kế hoạch tài chính dài hạn cho doanh nghiệp

Để giúp tổ chức xử lý khủng hoảng tài chính, giám đốc tài chính phải tư vấn cho cấp trên các kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả cho hoạt động đầu tư, huy động vốn cho doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính 

Vai trò cơ bản của CFO là tối ưu hóa khả năng tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, việc lập, phân tích báo cáo tài chính chiếm phần lớn thời gian của họ và mọi thành tựu, những yếu tố còn tồn đọng đều hiển thị rõ trên báo cáo tài chính.

Thanh khoản

Giám đốc tài chính phải đảm bảo tổ chức có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu như chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thì đồng nghĩa sức khỏe tài chính của tổ chức đang ở đỉnh cao, khả năng doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng tài chính bằng 0.

Tối ưu hóa chỉ số ROI

Tất cả kế hoạch kinh doanh đều diễn ra với mục đích tăng chỉ số ROI. Điều này có nghĩa là giá trị ROI càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn vì khi đó lợi nhuận bạn thu về áp đảo ngân sách đầu tư.

Bên cạnh đó, giám đốc tài chính cũng giúp tổ chức tính toán và phân biệt rạch ròi giữa doanh thu, lợi nhuận. Nếu doanh thu cao ngất ngưởng nhưng chưa sản sinh lợi nhuận thì giám đốc tài chính phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh trong bộ phận Marketing.

Phối hợp với Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Truyền thông thực hiện kế hoạch quảng cáo sản phẩm cân đối với ngân sách doanh nghiệp

Truyền thông là một hoạt động rất quan trọng của mọi doanh nghiệp. Tất nhiên, giống như các khoản chi phí khác như hoạt động tuyển dụng, đầu tư vào dự án khác,... nếu chất lượng của kế hoạch đem lại lợi nhuận tối đa cho tổ chức thì dù có vượt qua mức chi trả hạn định thì cũng rất xứng đáng. 

Còn nếu chưa hoạch định trước chi phí kế hoạch truyền thông và quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, cân đối ngân sách tổ chức thì rủi ro tài chính có thể xảy ra.

Phối hợp với Giám đốc nhân sự (CHRO) 

Giám đốc tài chính cũng phải hợp tác với Giám đốc nhân sự để hạn chế thất thoát chi phí trong quá trình tuyển dụng bởi chi phí tuyển dụng chiếm ngân sách không nhỏ. Chưa kể đến, tỷ lệ ứng viên “bùng”, trượt phỏng vấn, mất hút sau thời gian thử việc hay bị sa thải do không thích hợp với văn hóa doanh nghiệp,... Khi gặp phải những trường hợp này, chúng ta thấy việc tuyển thêm nhân sự mới đã làm tổn hại tài chính của tổ chức. 

Thiết lập, phát triển mối quan hệ với quản lý cấp cao,đối tác và cổ đông nước ngoài 

Đối ngoại là hoạt động mà CFO cần đẩy mạnh để đảm trách tốt những nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Họ vừa là bạn, vừa là đối tác của ngân hàng và nhà đầu tư tin cậy cho doanh nghiệp. CFO sẽ giúp doanh nghiệp gìn giữ những “mối quan hệ” về tài chính nhằm tạo bệ phóng vững chắc cho tổ chức “vươn mình” trong thời buổi “thương trường như chiến trường” hiện nay.  

Hỗ trợ hoạt động kiểm toán

CFO hỗ trợ hoạt động kiểm toán để chứng minh hoạt động tài chính của tổ chức đang diễn ra minh bạch, tuân thủ luật pháp một cách nghiêm ngặt. Cụ thể, họ chịu trách nhiệm giải trình về tính hợp pháp, trung thực của báo cáo tài chính, sổ sách tài chính. Từ đó, sẵn sàng tiếp nhận tư vấn của kiểm toán viên về những lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh nhằm triển khai giải pháp khắc phục. 

Quản trị công nợ

Một tổ chức hoạt động minh bạch sẽ luôn sẵn sàng đương đầu với những khoản nợ. Do đó, người đảm trách hợp đồng pháp lý, khoản nợ tiềm ẩn và nghĩa vụ theo Luật định, thuế,... của doanh nghiệp không ai khác chính là giám đốc tài chính.

4. Cách trở thành CFO tài ba

Đối với người làm việc trong lĩnh vực tài chính, CFO là vị trí đỉnh cao trên con đường sự nghiệp của họ. Vậy làm thế nào để trở thành Giám đốc tài chính tài ba? Hãy cùng tìm hiểu con đường trở thành một Giám đốc tài chính như thế nào nhé!

Nâng cao kiến thức chuyên môn

Công việc của CFO có liên quan đến việc đưa ra quyết định tài chính. Vì thế, điều đầu tiên, người đảm nhận vị trí giám đốc tài chính phải sở hữu kiến thức chuyên môn kế toán, tài chính, tín dụng, chính sách pháp luật và quy định về tài chính,…

Trước tiên, bạn nên lựa chọn đào tạo tại các trường Đại học có chuyên ngành Tài chính để lấy bằng cử nhân. Sau đó, bạn học lên cao hơn để lấy bằng thạc sĩ. Ngoài ra, để phát triển tốt nghề nghiệp của mình, bạn cũng nên tiếp tục đào tạo lấy thêm chứng chỉ đào tạo tài chính cấp cao có giá trị quốc tế như CPA, ACCA và CFA. 

Việc học tập tại các cơ sở đào tạo hàng đầu sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn cần thiết trên con đường trở thành CFO và nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề,... Đây được xem là bước đệm đầu tiên để bạn đủ điều kiện ngồi vào chiếc ghế cấp cao giám đốc tài chính.

Tích lũy kinh nghiệm

Không một ai có thể ngay lập tức trở thành giám đốc tài chính mà phải trải qua quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài. Năng lực của CFO sẽ được đánh giá dựa vào kinh nghiệm làm việc tích lũy được..

Bạn nên bắt đầu từ các vị trí thấp, rồi dần tiến đến vị trí cao hơn. Khi mới vào nghề tài chính, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên phân tích tài chính,, nếu làm việc tốt một thời gian thì bạn trở thành Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao/ Chuyên viên hoạch định tài chính. 

Khi tích lũy được kinh nghiệm nhất định, bạn có cơ hội thăng tiến lên Trưởng phòng phân tích tài chính. Cao hơn nữa, bạn được thăng tiến lên Giám đốc kế hoạch tài chính. Đây chính là bước cuối cùng để bạn đạt đến vị trí đỉnh cao trong lĩnh vực tài chính – CFO (Giám đốc tài chính). 

Rèn giũa các kỹ năng quan trọng

Phân tích tài chính hiệu quả

Phân tích tài chính là kỹ năng quan trọng nhất, giúp CFO nắm được tình trạng tổng thể “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị dòng tiền

Với kỹ năng quản trị dòng tiền, CFO sẽ điều chuyển dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp một cách hài hòa. Kỹ năng này cũng giúp tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả và gây phá sản doanh nghiệp.

CFO quản trị dòng tiền của doanh nghiệp

CFO quản trị dòng tiền của doanh nghiệp

Quản trị tài chính dự án

Với kỹ năng quản trị tài chính dự án, giám đốc tài chính sẽ quản lý được dòng tiền của các dự án cũng như có phương án tài chính thích hợp nhất với từng dự án.

Lập kế hoạch tài chính

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính giúp CFO phác họa được bản kế hoạch chi tiền cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Mức lương của giám đốc tài chính 

Mức lương trung bình hiện nay của giám đốc tài chính là 30 - 40 triệu đồng/tháng. Với các giám đốc tài chính có năng lực cao thì có thể nhận mức lương lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng. Đó là mức lương tại công ty, doanh nghiệp trong nước. Nếu làm việc tại tập đoàn đa quốc gia thì mức lương cao hơn nhiều, có thể cao hơn gấp 2 – 3 lần.

Nền kinh tế phát triển, các công ty và doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đủ năng lực đáp ứng được vị trí giám đốc tài chính lại khan hiếm. Nguyên nhân là vì vị trí này yêu cầu năng lực cao, kinh nghiệm dày dặn cùng nhiều kỹ năng để đảm đương được trách nhiệm khó nhằn mà doanh nghiệp giao phó. Vì thế, nếu bạn đang muốn trở thành một CFO trong tương lai thì hãy nỗ lực hết mình. Khi bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm thì chiếc ghế Giám đốc tài chính sẽ thuộc về bạn.

Xem thêm >>

6. Tuyển dụng giám đốc tài chính với Navigos Search

CFO là vị trí nhân sự cấp cao nên sẽ rất khó để tuyển dụng trong thời buổi nhân tài khan hiếm. Do đó, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng giám đốc tài chính chất lượng và tài năng, bạn nên liên hệ với công ty headhunter uy tín, chuyên cung cấp nhân sự cấp cao cho các doanh nghiệp.

Tuyển dụng CFO thông qua Navigos Search – Công ty cung cấp dịch vụ nhân sự cao cấp uy tín hàng đầu tại Việt Nam, doanh nghiệp sẽ có được ứng viên vững kinh nghiệm – giỏi chuyên môn.

Song song với điều này, ứng tuyển CFO thông qua kênh tuyển dụng Navigos Search, ứng viên sẽ được các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp “vàng” từ đặc thù kinh tế ngành, thị trường tuyển dụng đến văn hóa doanh nghiệp, nghệ thuật đàm phán lương,… Hãy bắt tay dùng dịch vụ headhunter tại Navigos Search ngay thôi nào, bạn sẽ sở hữu việc làm CFO nghìn đô cùng cơ hội thăng tiến “khủng”. 

Navigos Search giúp tuyển dụng giám đốc tài chính thành công

Navigos Search giúp tuyển dụng giám đốc tài chính thành công 

Giám đốc tài chính là vị trí nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định nền tài chính cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải chú trọng và nâng cao trình độ của bộ phận nhân sự này.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop