Cắt giảm nhân sự như thế nào để vẹn ý đôi bên?

Nội dung chính

Cắt giảm nhân sự để “đẹp lòng người đi, yên tâm người ở lại” luôn là thách thức lớn đối với không ít nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay.

Cắt giảm nhân sự không đơn giản là để giảm thiểu chi phí vận hành, mà còn thể hiện tư duy quản trị nhân lực và xử lý khủng hoảng của nhà lãnh đạo tổ chức. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán cắt giảm nhân sự “vẹn ý đôi bên”? Thông tin bên dưới là những gì bạn đang cần tìm kiếm cho vấn đề này.

1. Cắt giảm nhân sự là gì?

Cắt giảm nhân sự là việc sàng lọc, giảm đi một bộ phận, một chi nhánh, nhân sự làm việc trong một doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, cắt giảm nhân sự là việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã ký với từ 2 người lao động trở lên.

Việc cắt giảm nhân sự được thực hiện theo kế hoạch hoặc do một số lý do khách quan, chủ quan khác của doanh nghiệp. Có không ít người vẫn lầm tưởng rằng cắt giảm nhân sự là sa thải nhân viên. Nhìn có vẻ giống nhau nhưng cắt giảm nhân sự là chiến lược mang tính lâu dài, nhất quán để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. Còn sa thải đơn thuần là hành động đuổi việc nhân viên có thành tích kém, thái độ thiếu chuẩn mực,...

Thống kê từ VnEconomy - Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, hàng chục nghìn công nhân đột ngột mất việc làm tại các công ty lớn như Google, Amazon, Salesforce, Ericsson… là cú sốc tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động.

Khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, sức ép từ những lo ngại suy thoái và bất ổn kinh tế,... không chỉ các doanh nghiệp lớn này mà còn rất nhiều công ty, tổ chức khác đang đau đầu về bài toán cắt giảm nhân sự.

Cắt giảm nhân sựCắt giảm nhân sự là việc sàng lọc và giảm lượng nhân sự tại doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp quyết định cắt giảm nhân sự khi nào?

Trong quá trình vận hành, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều muốn sở hữu đội ngũ nhân sự lớn mạnh. Tuy nhiên, thêm nhân sự đồng nghĩa việc tăng thêm chi phí và các khoản chi phí này có được từ doanh thu từ khách hàng. Khi doanh nghiệp hoạt động khó khăn, không có khách hàng và lợi nhuận thâm hụt kéo dài thì việc cắt giảm nhân sự là điều bắt buộc.

Bên cạnh đó, khi một vài nhân sự hay cả một phòng ban không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình dài, khiến người quản lý phải cân nhắc đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự. Nếu doanh nghiệp phải giải thể cũng khiến nhà lãnh đạo cắt giảm toàn bộ nhân sự. Trong trường hợp này, không chỉ đội ngũ nhân sự mà cả người sử dụng lao động cũng bị cắt giảm.

Xem thêm >> Quản lý nhân sự: Định nghĩa, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có

3. Bí quyết cắt giảm nhân sự "thuận lòng người đi, vui lòng người ở lại"

Có không ít công ty hiện nay đã nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia về việc duy trì niềm tin trong quá trình cắt giảm nhân sự. Dưới đây là một số bí quyết đã được đưa ra:

Xác định chiến lược cắt giảm nhân sự kỹ lưỡng và chuẩn bị vấn đề pháp lý

Trước tiên, bộ phận nhân sự cần có những số liệu thống kê, đánh giá cụ thể về nhóm nhân sự dự kiến bị thôi việc. Đó chính là nền tảng cho thấy sự minh bạch, rõ ràng trong việc đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự và tránh khiến nhân viên cảm thấy không công bằng. Bộ phận nhân sự cũng cần tuân thủ quy định pháp luật về luật cắt giảm nhân sự để phòng ngừa trường hợp không đáng có xảy ra. 

Đưa ra quyết định công bằng

Ai bị cắt giảm là vấn đề mà đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp luôn quan tâm. Doanh nghiệp nên tuân theo tiêu chí đơn giản như hiệu suất làm việc, KPI đạt được, giá trị đóng góp, thái độ làm việc, tinh thần đồng đội... để giúp cắt giảm dễ dàng và đảm bảo tính công bằng nhất.

Bí quyết cắt giảm nhân sự Công ty cắt giảm nhân sự cần đưa ra quyết định công bằng

Thông báo trên tinh thần tôn trọng nhân viên

Hầu hết người lao động nào cũng đã có thời gian gắn bó và nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu đưa ra quyết định cho thôi việc, nhà quản lý phải trao đổi và thông báo dựa trên tinh thần lắng nghe, tôn trọng nguyện vọng của nhân viên để có hướng giải quyết sao cho “đẹp lòng người đi, vừa lòng người ở lại”.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp mới cho nhân viên (nếu có)

Nếu có thể, nhà quản lý có thể hỗ trợ người lao động có việc làm mới. Đây là hành động thiết thực giúp người lao động tiếp tục có được công việc ổn định mới và thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến nhân viên.

Dịch vụ tuyển dụng nhân sự của các đơn vị headhunter chuyên nghiệp như Navigos Search sẽ hỗ trợ nhà quản lý, ứng viên tiềm năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn. Trên cương vị của một người cần hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trải qua làn sóng cắt giảm nhân sự của công ty, bạn hãy gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của Navigos Search. 

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi đều rất giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường lao động, từng ngành nghề cốt lõi và đặc biệt thấu hiểu sâu sắc về giá trị ứng viên. Khi có tin tuyển dụng phù hợp và dựa trên quy trình tuyển dụng bài bản, đội ngũ tư vấn sẽ chủ động liên hệ và tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, cách đàm phán lương thưởng hấp dẫn,... cho ứng viên. 

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, Navigos Search tự hào đã hỗ trợ và đồng hành cùng hàng triệu ứng viên trên khắp Việt Nam có được công việc mơ ước phù hợp trong tầm tay.

Đừng bỏ qua nhân viên còn lại

Rất nhiều nhân sự có ý định nhảy việc sau đợt cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp. Do đó, quản lý doanh nghiệp cần chuẩn bị nội dung thuyết phục lý do tại sao họ nên ở lại tiếp tục cống hiến. Một số lý do nên đưa ra là doanh nghiệp chúng tôi luôn có sự đánh giá công bằng, chúng tôi đang có chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự giỏi, triển khai kế hoạch kinh doanh mới,... Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo những lý do này sẽ được thực hiện sau đó.

Chủ động xin lỗi công khai

Thật không dễ dàng để nhà quản lý đưa ra lời xin lỗi mà không bị nhân viên hoài nghi. Nhưng dù sao đi nữa, nhà quản lý cũng nên đứng ra xin lỗi và giải thích vì sao lại có vấn đề cắt giảm nhân sự để họ cảm thấy an lòng, tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Xem thêm >> Phương pháp đánh giá nhân sự chính xác cho nhà quản lý

Xác định chiến lược cắt giảm nhân sựCắt giảm nhân sự để vẹn ý người lao động và người sử dụng lao động

Quyết định cắt giảm nhân sự là vấn đề khó khăn của không riêng doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, chỉ cần bền lòng với kim chỉ nam hoạt động và đặt lợi ích nhân sự lên hàng đầu, doanh nghiệp sẽ có cách xử lý phù hợp để tiếp tục tiến xa hơn trong mục tiêu phát triển vững mạnh. Navigos Search hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. 

Theo dõi thường xuyên thêm trang LinkedinFanpage của Navigos Search để không bỏ lỡ thông tin thị trường, bài viết nhân sự và rất nhiều ngành nghề hấp dẫn khác nhé!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop