Bạn có phù hợp với các vị trí việc làm ngành tự động hóa?

Nội dung chính

Nền kinh tế, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhiều công việc của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng hoạt động của máy móc, robot. Cũng vì thế mà việc làm ngành tự động hóa đã và đang trở thành định hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, để vào nghề, ngoài năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thì bạn còn cần trang bị thêm những yếu tố quan trọng khác. Cùng đọc qua bài viết này của Navigos Search để biết rõ và xem bạn có phù hợp với lĩnh vực này không nhé!

1. Ngành tự động hóa là gì?

Tự động hóa là ngành nghiên cứu, vận hành các hệ thống và dây chuyền sản xuất tự động tại nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, chế tạo robot, quản lý sản phẩm,… Ngành này gắn liền với quá trình sản xuất công nghiệp, nơi mà những thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng hoạt động của máy móc, robot để giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu nhân lực, thời gian, chi phí.

Khái niệm ngành tự động hóa

2. Các vị trí việc làm ngành tự động hóa hot nhất

Chuyên viên kỹ thuật điện - cơ điện tử

Nhân viên cơ điện (kỹ thuật viên cơ điện) là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì thiết bị cơ điện trong doanh nghiệp. Công việc này yêu cầu độ kỹ thuật cao nên người làm cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết về lĩnh vực điện tử và có khả năng khắc phục, kiểm tra sự cố về điện. Mức lương của nhân viên kỹ thuật điện - cơ điện tử dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư điều khiển, tự động hóa

Người đảm bảo máy móc luôn hoạt động ổn định là kỹ sư tự động hóa. Vị trí này sẽ trực tiếp theo dõi hệ thống, kịp thời phát hiện sửa chữa và khắc phục mọi sai sót, trục trặc để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền, hệ thống. Kỹ sư điều khiển, tự động hóa thường làm việc ở các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, lắp ráp ô tô, vận hành máy móc,... với mức lương nhận được từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư hệ thống

Vị trí này sẽ trực tiếp lên kế hoạch, triển khai hệ thống máy tính và xử lý lỗi phần mềm cũng như cải thiện hiệu suất làm việc cho cả hệ thống. Các kỹ sư hệ thống sẽ xem xét nhu cầu kinh doanh, sản xuất và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. để  Chất lượng, hiệu quả chi phí và sự tin tưởng là một số giá trị chính mà họ giúp các công ty duy trì thông qua hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

Kỹ sư vận hành và quản lý bảo trì

Kỹ sư vận hành và bảo trì đảm nhận công việc bảo trì theo lịch trình và xử lý sự cố của thiết bị kỹ thuật, máy móc tại nhà máy, xưởng, doanh nghiệp,... Họ sẽ tiến hành kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống và mọi thiết bị luôn hoạt động trơn tru, an toàn. Mức thu nhập hiện nay của kỹ sư vận hành và bảo trì khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Các vị trí công việc nổi bật trong ngành

Kỹ sư thiết kế

Kỹ sư thiết kế là người thiết lập, tính toán, vẽ ra nguyên lý chi tiết cơ cấu của máy móc, công trình, phần mềm,... Các kỹ sư thiết kế cần nắm chắc ứng dụng, vật lý kỹ thuật, lập trình và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế. Vị trí này thường làm việc tại phòng thiết kế thuộc nhà máy, xí nghiệp với mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. 

Chuyên gia hệ thống, chuyên gia tư vấn

Chuyên gia hệ thống và chuyên gia tư vấn sẽ tiến hành thiết kế, tư vấn triển khai, lắp đặt, vận hành hệ thống điều khiển và tự động hóa. Thu nhập của công việc này được trả theo tháng và hoặc theo từng dự án, kinh nghiệm của mỗi người. Tuy nhiên, mức lương trung bình sẽ dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.

Giảng viên, nghiên cứu

Giảng viên, nghiên cứu là người làm việc trong các trường học hoặc viện nghiên cứu chuyên về thiết kế, điều khiển tự động hóa. Tùy môi trường làm việc mà vị trí này sẽ nhận được mức lương khác nhau.

3. Những ai phù hợp với việc làm ngành tự động hóa?

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn bản thân có phù hợp và có thể xây dựng sự nghiệp thành công với nghề này tự động hóa hay không thì hãy tham khảo những tiêu chí dưới đây để biết rõ nhé:

Trình độ, kinh nghiệm

Các công ty tự động hóa tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có trình độ Cử nhân trở lên thuộc chuyên ngành Điện tự động, Tự động hóa, Cơ điện tử và có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương. Người làm trong ngành này cũng cần có kiến thức về các phần mềm thiết kế bản vẽ điện, bảo trì thiết bị sản xuất; am hiểu về cơ cấu, linh kiện và lập trình tự động hóa; sử dụng thành thạo PLC, HMI của (mitsubishi, Omron, Delta) Hiểu và các hệ thống sensor sử dụng trong công nghiệp.

Đam mê kỹ thuật

Tự động hóa là ngành đi liền với ứng dụng và vào nghề chưa bao giờ là dễ dàng nên bạn phải có niềm đam mê để kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết sức nhằm hoàn thành mục tiêu công việc đề ra. Dù làm việc ở doanh nghiệp sản xuất hay chế tạo hệ thống, thì bạn cũng không tránh khỏi việc gặp áp lực trong công việc. Đừng ngần ngại vượt qua bất kỳ thử thách và chông gai nào trong nghề để vươn đến sự thành công trong sự nghiệp.

Bạn cần có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc

Tư duy logic, sáng tạo

Ngành tự động hóa luôn đòi hỏi người làm phải tư duy logic, sáng tạo không ngừng. Đồng thời, bạn còn phải liên tục cập nhật và tiếp cận kiến thức mới phù hợp với thời đại để nâng cao khả năng sáng tạo để thiết kế, chế tạo nên các hệ thống mới mẻ có thể ứng dụng vào thực tiễn. Đây cũng là một trong những vũ khí sắc bén giúp bạn thuyết phục được các nhà tuyển dụng ngành tự động hóa hiện nay và đạt được mức thu nhập như kỳ vọng.

Cẩn thận, tỉ mỉ

Đặc thù công việc ngành này là luôn phải tiếp xúc với hệ thống máy móc hiện đại nhưng cũng rất phức tạp nên rất cần đến tố chất cẩn thận, tỉ mỉ. Khi phải bao quát cả hệ thống tự động, nếu không cẩn trọng thì bạn sẽ dễ bỏ qua các lỗi nhỏ. Các lỗi, chi tiết nhỏ đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. 

Hãy thử tưởng tượng nếu một người không có tính cẩn thận mà làm việc hay điều khiển máy móc này thì điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời chắc chắn bạn cũng biết rồi đấy. Hãy cố gắng rèn luyện yếu tố này để trở thành một người chu toàn hơn trong công việc.

Làm việc nhóm tốt

Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa luôn cần sự liên kết giữa các bộ phận. Để vận hành một hệ thống, các bộ phận trong đó phải phối hợp ăn ý với nhau. Vậy nên, thật dễ hiểu khi khả năng làm việc nhóm chính là kỹ năng cần thiết mà bạn cần rèn luyện để theo nghề.

Phân tích, xử lý vấn đề linh hoạt

Trong các hệ thống tự động, các vấn đề phát sinh thường xảy ra bất ngờ và rất khó đoán. Người vận hành cần có khả năng phân tích để biết chính xác lỗi đang nằm ở đâu và đưa ra biện pháp xử lý vấn đề nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả công việc được tối ưu nhất.

Phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt là yêu cầu cần có

Quản lý tốt

Một hệ thống tự động hóa được tạo nên bởi nhiều yếu tố và nhiệm vụ của bạn là quản lý tốt những yếu tố đó để có được hệ thống hoàn hảo. Không chỉ riêng hệ thống, nếu bạn sở hữu kỹ năng quản lý tốt cả thời gian, kế hoạch làm việc và cả con người thì chắc chắn sự nghiệp của bạn thăng hoa hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc làm ngành tự động hóa hiện nay. Nếu đã tự tin về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, bạn đừng ngần ngại gửi CV và tìm việc ngành tự động hóa tại Navigos Search nhé.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
 
backtotop