Bài test EQ tuyển dụng có đáp án, giúp đánh giá chính xác năng lực ứng viên

Nội dung chính

Dựa vào chỉ số EQ, các nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá về ưu, nhược điểm và nhìn nhận về tính cách của ứng viên. Từ đó, góp phần vào việc tuyển dụng, lựa chọn được người phù hợp với doanh nghiệp.

Bài test EQ ngày càng cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết trong tuyển dụng. Với một số ngành nghề, chỉ số EQ được đánh giá cao hơn chỉ số IQ. Vậy bài test EQ tuyển dụng là gì? Vai trò quan trọng của bài test eq tuyển dụng như thế nào? Hãy cùng Navigos Search tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Bài test EQ tuyển dụng là gì?

Bài test EQ tuyển dụng (EQ Test) là bài kiểm tra “chỉ số cảm xúc”. Các chỉ số này sẽ được sử dụng để đo lường trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, khả năng nhận biết,... Nhà tuyển dụng nên thực hiện bài test EQ để có được kết quả chính xác nhất.

Giải thích chi tiết hơn, EQ viết tắt của Emotional Quotient, là chỉ số cảm xúc. Đôi khi được gọi là Emotional Intelligence (EI) – trí tuệ cảm xúc. EQ biểu đạt khả năng theo dõi cảm xúc của bản thân, cảm xúc của người khác để phân biệt, gắn nhãn đúng các loại cảm xúc khác nhau. Từ đó, dùng thông tin cảm xúc điều hướng suy nghĩ và hành vi của bản thân, người khác.

Bài test EQ tuyển dụng là bài kiểm tra chỉ số cảm xúc

2. Vai trò quan trọng của bài test EQ tuyển dụng

Áp dụng bài test EQ tuyển dụng chính xác sẽ đem lại cho nhà tuyển dụng nhiều lợi ích như sau:

Nâng cao chất lượng ứng viên 

Bài đánh giá năng lực chất lượng sẽ giúp tăng khả năng sàng lọc ứng viên. Nói theo cách khác, nếu dùng bài test EQ có cấu trúc rõ ràng, câu hỏi phân cấp năng lực cao thì doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được ứng viên chất lượng dựa vào điểm số khi hoàn thành bài. Nhà tuyển dụng cũng có thể loại trừ ứng viên có năng lực nhưng chưa thật sự thích hợp với công việc. Đồng thời, ứng viên được chọn sẽ có khả năng thích nghi với doanh nghiệp nhanh hơn.

Người có EQ cao rất lạc quan trong công việc

Người có chỉ số EQ cao thường ít khi than thở khi gặp áp lực hay tình huống khó khăn. Thay vào đó, họ dành thời gian để tập trung tìm cách vượt qua khó khăn đó. Người có EQ cao sẽ biết cách kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, dễ quên đi cảm xúc tiêu cực và họ không gây chia rẽ nội bộ doanh nghiệp. 

Người có EQ cao có khả năng tạo động lực cho bản thân, tập thể 

Người có chỉ số EQ cao luôn đặt ra thử thách để chinh phục. Nếu doanh nghiệp sở hữu nhân viên EQ cao, họ sẽ luôn nỗ lực chinh phục để tạo ra thành công lớn  và kết quả tốt nhất cho tổ chức. Họ còn lan tỏa được tinh thần lạc quan đến người khác và góp phần vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, chuyên nghiệp.

Người có EQ cao có năng suất làm việc cao hơn 

Người có chỉ số EQ cao thường sáng tạo không ngừng và quản lý tốt thời gian. Những yếu tố giúp một nhân viên mang lại hiệu suất cao hơn người khác là: sự tự tin, khả năng phân tích, tư duy logic, chủ động, khát khao đạt được thành tựu, tiêu chuẩn thành tích cao. Trong đó, có 2 yếu tố thuộc IQ là khả năng phân tích và tư duy logic, còn 4 yếu tố còn lại thuộc EQ.

Người có EQ cao luôn có trách nhiệm 

Khi áp dụng chuẩn bài test EQ tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ tìm thấy người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Họ luôn dám đứng ra chịu trách nhiệm về công việc mình làm chứ không chối bỏ, đổ lỗi cho người khác. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách, luôn nỗ lực hết mình để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.

Giảm chi phí tuyển dụng

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí tuyển dụng hơn nhờ áp dụng bài test EQ tuyển dụng. Khâu sàng lọc ứng viên qua bài test sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tuyển dụng. 

Bên cạnh đó, khi có điểm số cao từ bài test tuyển dụng sẽ làm tăng động lực làm việc của nhân viên và giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗ hổng về kỹ năng, kiến thức. Doanh nghiệp có thể đưa ra chương trình đào tạo để lấp đầy lỗ hổng đó của nhân viên, giúp họ bắt nhịp công việc tốt hơn. Từ đó, giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm bớt chi phí lẫn thời gian tuyển dụng người mới.

Đảm bảo công bằng giữa các ứng viên

Việc đánh giá ứng viên thông qua bài test EQ tuyển dụng còn giúp tăng tính công bằng cho các ứng viên. Thông qua điểm trên bài thi, ứng viên hiểu hơn về năng lực của mình để tự nhận biết mình có thật sự phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không và tại sao doanh nghiệp lại chọn người khác.

Nâng cao uy tín thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp

Khi nhân viên đã nhận thấy được sự công bằng từ khâu tuyển dụng, điều này có nghĩa, tỷ lệ thất vọng của ứng viên sẽ giảm đi. Sử dụng các bài test tuyển dụng nhân sự cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty. Do vậy, ứng viên sẽ không phàn nàn về thương hiệu tuyển dụng. Thay vào đó là sự tôn trọng và những cảm xúc tích cực khác.

 

Vai trò của bài test EQ trong tuyển dụng

3. Bộ câu hỏi EQ tuyển dụng phỏng vấn ứng viên có đáp án

Có nhiều bài test EQ tuyển dụng khác nhau được các HR sử dụng và tùy thuộc vào đặc thù vị trí công việc đang cần tuyển. Tuy nhiên, có hai loại được áp dụng phổ biến nhất là kiểm tra kiến thức chuyên môn và trắc nghiệm trí tuệ (IQ/EQ). Sau đây là gợi ý câu hỏi EQ mà các HR có thể tham khảo:

  1. Có tình huống công việc nào khiến bạn thay đổi hành vi của mình? Vì sao và bạn đã thay đổi tình huống đó như thế nào? 

Với câu hỏi này, bạn có thể đánh giá cao tình huống được đưa ra như: học hỏi hệ thống mới, thay đổi môi trường làm việc, làm việc với vai trò mới, hệ thống quản lý mới,... Từ câu hỏi này, bạn xem ứng viên có thể thay đổi để thích ứng với cái mới mà không làm ảnh hưởng đến cá nhân họ hoặc ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả làm việc.

  1. Bạn từng bị đồng nghiệp thách thức chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó thế nào?

Người có EQ thường thể hiện suy nghĩ, sự đồng cảm cho bản thân họ và cả người đồng nghiệp kia. Họ cố gắng giải quyết vấn đề thân thiện hoặc mời bên trung lập can thiệp vào.

  1. Bạn phản ứng thế nào nếu cấp trên chỉ trích công việc đang thực hiện? 

Trong công việc, ai cũng có thể mắc lỗi lầm nên việc bị cấp trên hoặc người khác chỉ ra lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi. Người có EQ cao sẽ cởi mở, cung cấp ví dụ cụ thể. Họ nhận biết g sai sót và nói rằng bạn biết họ đã làm gì để tránh sai lầm đó xảy ra lần nữa. Nếu họ đổ lỗi cho điều gì đó thì nhà tuyển dụng nên xem xét.

  1. Bạn đã vực dậy sau thất bại như thế nào?

Với câu hỏi trong bài test EQ tuyển dụng này, người có EQ cao thường vượt lên tất cả và sẵn sàng chấp nhận hậu quả sau đó. Họ sẵn sàng bỏ thời gian và sức lực để xoay chuyển tình thế. Trong một số tình huống cụ thể, họ lựa chọn từ chức vì lỗi lầm của mình gây hại có người khác hoặc cho doanh nghiệp

  1. Loại hành vi nào tại nơi làm việc khiến bạn bị làm phiền?

Thực tế, mỗi nhân sự đi làm không có quyền lựa chọn đồng nghiệp và tất cả nhân sự được tập hợp lại bởi nhà tuyển dụng. Chúng ta thường có thói quan không nhận ra điều cụ thể khiến mình khó chịu. Ví dụ, một người trong nhóm rất gọn gàng ngăn nắp, trong khi nhiều người khác lại khá thoải mái trong không gian của họ. 

Người có EQ cao có khả năng nhận ra sự khác biệt trong mức độ ưu tiên và khuyến khích sự hợp tác để tìm thấy mức độ hợp tác hài hòa và suôn sẻ với mọi người.

  1. Hãy kể về một lần mà bạn buộc phải lựa chọn đối đầu để đạt được kết quả công việc tốt nhất cho mình?

Dường như không ai có thể thoát khỏi sự đối đầu tại nơi làm việc. Bạn phải biết về lai lịch của người mà bạn đối đầu, điều gì đang bị đe dọa, vì sao việc đối đầu là lựa chọn duy nhất, đó là cuộc đối đầu có kế hoạch hay tự phát,... 

Một người có khả năng tự nhận thức và EQ cao sẽ kiểm soát cảm xúc của mình, kể cả những tình huống bất ngờ. Họ nghĩ nó nằm trong tầm khả năng của bản thân và làm việc để hướng đến kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và bất chấp sự đối đầu.

  1. Thành tựu lớn nhất bạn từng đạt được là gì? Vì sao bạn đạt được nó?

Câu hỏi này cho bạn biết điều gì quan trọng nhất và mức độ tham vọng của ứng viên. Nếu thành tựu đó là khi ứng viên nỗ lực làm việc 1 mình, hãy hỏi thêm có những ai có thể đóng góp cho thành công chung đó. Còn nếu ứng viên đề cập đến một sự nỗ lực nhóm, hãy hỏi xem ứng viên đóng vai trò gì.

  1. Bạn đã ăn mừng thành công như thế nào?

Nhà tuyển dụng có thể cân nhắc vai trò, tuổi hoặc xem ứng viên đang ở giai đoạn nào của cuộc sống để đưa ra câu hỏi này. Câu hỏi này sẽ phù hợp phỏng vấn quản lý cấp trung, cấp cao.

Từ câu trả lời, bạn có thể suy luận xem ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Một số người thích ra ngoài, mở tiệc xuyên đêm thì không có vấn đề gì sai cả nếu họ đi làm vào ngày hôm sau đúng giờ, tỉnh táo, hiệu quả. Còn một số người khác lại đưa gia đình ra ngoài ăn tối và có người chẳng làm gì cả nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ.

  1. Bạn có từng trải qua một thông tin được cho là tồi tệ?

Với câu hỏi này, bạn có thể hỏi về việc được thăng chức lên vị trí mà người khác đang rất muốn hoặc người có năng lực hơn bạn lại nhận được mức lương thấp hơn.

Ý nghĩa của câu hỏi này liên quan trực tiếp đến nỗi buồn, sự thất vọng của người nào đó. Hãy xem phản ứng của ứng viên có đồng cảm và thấu hiểu với nỗi đau của người khác hay không. Dù là vấn đề nào thì người có EQ cao sẽ biết rằng trong công việc vẫn có sự không công bằng, không theo ý muốn của bản thân nhưng họ luôn có cách xử lý phù hợp và biết cách làm người khác cảm thông, dung hòa mối quan hệ.

 

Bộ câu hỏi EQ tuyển dụng có đáp án

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã thấy được tầm quan trọng của bài test EQ tuyển dụng. Hy vọng rằng, bài viết sẽ hữu ích đối với các HR trong hành trình săn nhân tài cho tổ chức của mình.

Navigos Search là đơn vị đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao. Navigos Search tự tin mang đến giải pháp nhân sự tối ưu hàng đầu cho các doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường lao động và am hiểu từng ngành nghề cốt lõi. Hãy liên hệ đến chúng tôi để có được những lời khuyên, tư vấn và giải pháp nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn.

Còn rất nhiều thông tin hữu ích, thông tin về ngành nghề hot trên thị trường được cập nhật liên tục tại FanpageLinkedIn của Navigos Search nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop