3 khó khăn lớn nhất mà nghề headhunter luôn gặp phải

Nội dung chính

Bất kỳ công việc nào cũng đều có những khó khăn riêng, và nghề headhunter cũng không ngoại lệ. Headhunter là dịch vụ tư vấn, tìm kiếm ứng viên theo đơn hàng của doanh nghiệp. Nhân sự mà họ tuyển dụng đa số đều có  chức vụ cao trong doanh nghiệp, yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm và “chất xám” cao hơn. Vì thế, nghề headhunter luôn gặp phải nhiều khó khăn hơn so với HR thông thường. Những thông tin dưới đây của Navigos Search sẽ khắc họa rõ nét, đầy đủ và chân thực nhất về những khó khăn mà những người làm nghề headhunter luôn gặp phải.

 

1. Thông tin doanh nghiệp đưa ra chung chung, thiếu chi tiết

Khi tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp, chuyên gia headhunter cần trả lời được câu hỏi: “Lý do mà các ứng viên chọn doanh nghiệp là nơi phát triển sự nghiệp lâu dài  là gì?”. Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát, có 3 nhóm lý do chính để thúc đẩy một nhân viên đến một công ty. Đó là: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và chế độ đãi ngộ.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay ứng viên nào cũng nêu cụ thể vấn đề, thông thường họ chỉ nêu chung chung khiến các headhunter phải mất nhiều thời gian và năng lực hơn trong quá trình tìm kiếm ứng viên. Do đó, nắm rõ 3 lý do sau, các headhunter sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp với khách hàng. 

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc và cách thức đào tạo, quản lý của sếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển dụng ứng viên phù hợp. Vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra những thông tin rõ ràng, cụ thể để các headhunter có thể hiểu rõ tránh trường hợp thất bại trong quy trình tìm kiếm và tuyển dụng.

Môi trường làm việc và cách quản lý của sếp ảnh hưởng mạnh đến quyết định của ứng viên

Môi trường làm việc và cách quản lý của sếp sẽ ảnh hưởng mạnh đến quyết định của ứng viên 

 Ví dụ như doanh nghiệp chia sẻ công ty có môi trường tích cực, tự do thảo luận, nhưng trên thực tế, có một số phòng ban lại không theo hình thức này. Lúc này các headhunter sẽ đưa danh sách các ứng viên có phong cách dân chủ cho doanh nghiệp. Mọi thứ đều suôn sẻ cho tới khi ứng viên vào làm việc. Ứng viên thể hiện tinh thần dân chủ dẫn tới mâu thuẫn với đồng nghiệp và sếp. Nếu không giải quyết được, headhunter phải lặp lại quy trình tuyển dụng để tìm ứng viên mới , gây mất thời gian cho cả 2 bên.

Bên cạnh đó, người làm headhunter cũng cần lưu ý đến tỷ lệ thôi việc “Turnover Rate” của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sẽ giấu thông tin này đi nên các headhunter phải tự tìm câu trả lời cho vấn đề này để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho khách hàng và ứng viên. Doanh nghiệp có tỷ lệ thôi việc thấp sẽ có môi trường làm việc tốt hơn mặt bằng chung. Khi ứng viên biết được điều này, họ sẽ yên tâm hơn về công việc và môi trường làm việc trong thời gian tới.

Ngoài ra, tỉ lệ tăng lương cũng là thông tin cần lưu ý. Với những ứng viên cấp cao, tỷ lệ tăng lương sẽ tác động khá lớn đến quyết định ứng tuyển hay không. Việc tăng lương 1 con số hay 2 con số sẽ tác động lớn đến ứng viên và cả doanh nghiệp. Do đó, headhunter cần làm rõ điều này khi thảo luận các thông số với doanh nghiệp.

Cơ hội thăng tiến

Cơ hội thăng tiến trong công việc là một trong những lý do chính quyết định việc doanh nghiệp có thể giữ chân ứng viên được hay không.  Do đó, headhunter phải thu thập đầy đủ thông tin về cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp dài hạn để có thể tư vấn chi tiết cho ứng viên, tăng độ tin cậy và tạo được quan hệ hợp tác lâu dài .

Chế độ đãi ngộ

Các thông tin về đãi ngộ là một trong những yếu tố gây ra nhiều khó khăn cho người làm headhunter. Cac doanh nghiệp rất ít khi chia sẻ những thông tin về đãi ngộ cho headhunter, dù có chia sẻ thì cũng là những thông tin chung chung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có. 
Vì thế, khi nhận job, các headhunter cần làm rõ được mức lương và thu nhập, thẻ y tế, thẻ hội viên của câu lạc bộ,... từ doanh nghiệp để tìm kiếm và thu hút được ứng viên phù hợp.

2. Quy trình làm việc và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp khó khăn

Khó khăn tiếp theo mà các headhunter phải đối đầu là quy trình làm việc và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Quy trình làm việc và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp là không hề dễ dàng

Quy trình làm việc và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp là không hề dễ dàng

Doanh nghiệp yêu cầu tuyển được ứng viên trước mới ký hợp đồng

Điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho headhunter. Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với ứng viên khi headhunter đưa ứng viên tới, sau khi ứng tuyển thành công họ sẽ không chịu thanh toán hợp đồng do chưa ký kết. Nếu như việc hợp tác với doanh nghiệp có hợp đồng khó khăn một  thì với doanh nghiệp không có hợp đồng sẽ khó khăn gấp bội. Vì thế, các headhunter phải cân nhắc đến độ uy tín của khách hàng trước khi tiến hành hợp tác.

Thời gian tuyển dụng dài

Rất nhiều headhunter đã nói rằng họ phải xử lý hợp đồng đến 6 tháng, kỷ lục có thể lên đến 1 năm. Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp kéo dài thời gian tuyển dụng nhưng ứng viên khi đã quyết định tức là họ đã có nhiều offer. Vì thế, càng kéo dài thời gian tuyển dụng, cơ hội bị mất ứng viên tiềm năng sẽ càng lớn.  

Doanh nghiệp đổi lịch phỏng vấn liên tục

Việc thay đổi lịch phỏng vấn sẽ gây ra nhiều khó khăn, các headhunter phải căng mình ra để sắp xếp, trong khi đó, các ứng viên cấp cao sẽ rất bận rộn. Việc đúng giờ, đúng hẹn cũng làm tăng giá trị của doanh nghiệp trong mắt ứng viên, đồng thời gia tăng hiệu suất quy trình tuyển dụng của các headhunter.

3. Thái độ của doanh nghiệp

Theo nhiều chuyên gia headhunter, thái độ của doanh nghiệp là trở ngại lớn nhất trong nghề mà họ phải vượt qua. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thái độ sẵn sàng hợp tác với headhunter.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thái độ sẵn sàng hợp tác với headhunter

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thái độ sẵn sàng hợp tác với headhunter

Doanh nghiệp không thích headhunter

Nghe có vẻ chủ quan nhưng thực tế này đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Sự khác nhau về lịch sử và văn hóa phát triển vùng miền khác nhau nên có nhiều doanh nghiệp trong Nam không thích những headhunter người Bắc và ngược lại. Vì thế, các headhunter cần phải cẩn trọng hơn trong giao tiếp, cần ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng. 

Doanh nghiệp muốn thể hiện mình, không lắng nghe Headhunter

Với những đối tượng khách hàng này, nếu không cẩn thận các headhunter có thể bị “bắt vía”. Vì thế, headhunter cần giữ được cái đầu lạnh với tâm thế “tôi đang mang những điều tốt đẹp nhất đến cho doanh nghiệp” trong giao tiếp với họ.

Doanh nghiệp không thích ứng viên hoặc không chuyên nghiệp

Nhiều chuyên gia headhunter đã chia sẻ rằng, có những ứng viên đã nghỉ việc chỉ sau 3 ngày vào làm. Nguyên nhân được khảo sát đa phần là do doanh nghiệp đón tiếp họ một cách không chu đáo. Lúc này headhunter lại phải tìm lại ứng viên thay thế cho doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc các headhunter sẽ quay lại điểm xuất phát và bắt đầu quy trình tuyển dụng mới, làm tiêu tốn thời gian và chi phí.

Trên đây là những khó khăn cơ bản mà những người làm nghề săn đầu người thường xuyên gặp phải. Hy vọng thông qua bài viết, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc headhunter - chuyên gia “săn đầu người” cho các doanh nghiệp, tập đoàn.

 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop