Điều tra viên là gì? Trách nhiệm, quyền hạn của Điều tra viên

Nội dung chính

Điều tra viên là một chức danh tố tụng, chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là điều tra hình sự các vụ án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều tra viên được biết đến là người giữ vị trí và vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tra và làm rõ về các vụ án hình sự. Vậy Điều tra viên là ai? Trách nhiệm cũng như quyền hạn của Điều tra viên ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu và làm rõ hơn ngay sau đây.

1. Điều tra viên là gì?

Điều tra viên là một chức danh tố tụng. Đây là những người chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là điều tra hình sự các vụ án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Điều tra viên có thể thuộc Quân đội nhân dân, viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra. 

Theo quy định ban hành tại Điều 45 - Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự ban hành 2015 thì: Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự trong các vụ án. 

Điều tra viên bao gồm: 

  • Điều tra viên sơ cấp
  • Điều tra viên trung cấp
  • Điều tra viên cao cấp

Hiện nay, Điều tra viên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Uỷ viên tư pháp công an, tổ chức tư pháp công an, uỷ viên công an quân pháp,... 

Điều tra viên là một chức danh tố tụng

Điều tra viên là một chức danh tố tụng

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vị trí Điều tra viên

Dưới đây là một số tiêu chuẩn để bổ nhiệm vị trí Điều tra viên: 

Tiêu chuẩn chung

Là người thuộc công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng với tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

  • Có trình độ đại học An ninh, đại học cảnh sát hoặc tốt nghiệp cử nhân luật trở lên. 
  • Có thời gian làm công tác về pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. 
  • Được hoành thành đào tạo về nghiệp vụ điều tra. 
  • Có đủ sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(Theo điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp

Người có đủ tiêu chuẩn chung, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đầy đủ các điều kiện sau đây sẽ được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:

  • Từng có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên.
  • Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.

(Điều 47 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp là người có đủ tiêu chuẩn chung và các điều kiện sau đây:

  • Đã là vị trí Điều tra viên sơ cấp ít nhất 05 năm.
  • Có năng lực điều tra về các vụ án thuộc loại tội rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
  • Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp. 
  • Đã trúng tuyển vào kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp. 

Trong trường hợp, do nhu cầu cán bộ của Cơ quan điều tra, người có đủ tiêu chuẩn chung, các điểm b, c và d của khoản 1 Điều 48 - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên trung cấp. 

(Điều 48 - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp

Người có đủ tiêu chuẩn và những điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:

  • Đã là điều tra viên trung cấp ít nhất là 05 năm. 
  • Có năng lực về Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp. 
  • Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm.
  • Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp.
  • Đã trúng tuyển vào kỳ thi ngạch Điều tra viên cao cấp.

Trong các trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan điều tra, người đủ tiêu chuẩn chung, các điểm b, c, d và đ, Khoản 1, Điều 49 - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

(Điều 49 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Để trở thành điều tra viên cần đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định

Để trở thành điều tra viên cần đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định

3. Trách nhiệm, quyền hạn của Điều tra viên

Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên

Căn cứ theo Điều 53 - Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và Điều 37 - Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Điều tra viên như sau:

Tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ Trưởng, Phó Thủ trưởng của cơ quan điều tra.

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự. Chi tiết:

  • Trực tiếp thực hiện kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ để giải quyết nguồn tin về tội phạm.
  • Lập hồ sơ của vụ án hình sự. 
  • Đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi người bào chữa, yêu cầu thay đổi người phiên dịch hoặc dịch thuật.
  • Triệu tập và tương tác với các bên liên quan trong việc điều tra và xử lý pháp lý, bao gồm cả người bị can, người tố giác, người báo cáo về tội phạm, người bị tố giác, người được kiến nghị khởi tố, và người đại diện pháp luật cho pháp nhân. Đồng thời, tiến hành lấy lời khai từ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, và người bị tạm giữ. Cũng như triệu tập và thu thập lời khai từ những người làm chứng, người bị hại, và đương sự.
  • Ra quyết định về việc áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; xác định các biện pháp dẫn giải đối với người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, và người bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có trách nhiệm giám sát; cũng như đưa ra quyết định về việc thay đổi người giám sát đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  • Tiến hành thực hiện lệnh giữ người trong tình huống cấp bách, lệnh hoặc quyết định về việc bắt, tạm giữ, giam giữ tạm thời, thực hiện khám xét, thu giữ tài sản, tạm giữ, kê biên tài sản, đóng cửa tài khoản, và xử lý các bằng chứng.
  • Thực hiện việc khám nghiệm hiện trường, đào mộ và kiểm tra tử thi, tiến hành khám nghiệm tử thi, phân tích dấu vết trên cơ thể, thực hiện quá trình đối chất và nhận dạng, cũng như thực hiện các thử nghiệm điều tra.
  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn tố tụng khác trong phạm vi thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự chỉ định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Trách nhiệm của Điều tra viên

Trách nhiệm của Điều tra viên, theo khoản 3 Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, được định rõ như sau:

  • Điều tra viên phải thực hiện các biện pháp được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định pháp luật khác liên quan để thực hiện công tác điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
  • Điều tra viên phải tuân theo pháp luật và chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
  • Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các tình huống mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
  • Điều tra viên phải tuân theo các quy định của pháp luật liên quan đến việc không tham gia vào các hoạt động không được phép của cán bộ, công chức hoặc chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng thời, Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về các hành vi và quyết định mà họ thực hiện.

4. Các việc Điều tra viên không được làm

Căn cứ vào Điều 54 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, danh sách những hành động mà Điều tra viên không được thực hiện bao gồm:

  • Không được thực hiện những công việc mà pháp luật đã quy định rõ ràng là không được thực hiện bởi cán bộ, công chức hoặc chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Không được tư vấn hoặc tham gia vào việc giúp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc các bên tham gia vào tố tụng khác trong việc giải quyết vụ án hoặc vụ việc mà không tuân theo quy định của pháp luật.
  • Không được can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án hoặc vụ việc hoặc lợi dụng tác động của mình để ảnh hưởng đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án hoặc vụ việc.
  • Không được mang hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án hoặc vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không có nhiệm vụ cụ thể hoặc không có sự đồng ý của người có thẩm quyền.
  • Không được tiếp xúc với bị can, bị cáo, đương sự hoặc các bên tham gia vào tố tụng khác trong vụ án hoặc vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

5. Tìm việc Điều tra viên và công việc cấp trung, cấp cao khác tại Navigos Search

Nếu bạn đang cần tìm kiếm việc làm Điều tra viên, hay các vị trí cấp trung, cấp cao khác, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Navigos Search - Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Bạn cũng có thể chủ động gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của Navigos Search. 

Navigos Search hoàn toàn thấu hiểu những gì ứng viên mong muốn nhất trong hành trình sự nghiệp của mình. Khi gửi CV và liên hệ đến Navigos Search, bạn sẽ trở thành những ứng viên tiềm năng. Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển:

  • Được giải đáp thắc mắc, được tư vấn việc làm bởi các chuyên gia tuyển dụng hàng đầu trong các lĩnh vực
  • Hiểu rõ thị trường lao động và được hỗ trợ ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tập đoàn đầu ngành
  • Navigos Search làm cầu nối đàm phán về lương, thưởng và phúc lợi hấp dẫn cho ứng viên 
  • Sau khi ứng viên trúng tuyển, chuyên viên tuyển dụng tiếp tục theo dõi và hỗ trợ sát sao nhằm giúp ứng viên đạt được “thành công sau khi gia nhập”.

Tìm việc Điều tra viên và công việc cấp trung, cấp cao khác tại Navigos Search

Navigos Search - Thương hiệu headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam

Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng. Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, Navigos Search đã giúp được hàng chục ngàn ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, với dữ liệu 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao có sẵn cùng giải pháp tuyển dụng tối ưu, Navigos Search tự tin là nhà “săn nhân tài” nhân sự cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam hiện nay. Navigos Search lấy làm tự hào khi đã đồng hành và giúp hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn có được nguồn nhân lực chất lượng nhất.

Với nhiều thế mạnh vượt trội, Navigos Search chính là “điểm dừng chân” bền vững trên hành trình tìm kiếm việc làm cấp trung, cấp cao cho mọi ứng viên hiện nay. Hãy liên hệ đến chúng tôi nhanh chóng nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Điều tra viên và muốn tiến xa hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình hay doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm kiếm ứng viên tiềm năng!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop