Quy trình tạo nên bản báo cáo tài chính hoàn hảo

Nội dung chính

Để có được bản báo cáo tài chính hoàn hảo, yêu cầu người thực hiện phải trải qua nhiều bước chuẩn chỉnh, bỏ ra nhiều thời gian lẫn công sức.

Báo cáo tài chính là công cụ rất quan trọng, giúp các nhà đầu tư có cách nhìn khách quan hơn về hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn. Đặc biệt, mỗi năm doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tài chính để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy, một bản báo cáo tài chính gồm những gì? Các bước để tạo nên bảo báo cáo tài chính hoàn hảo là gì? Hãy cùng Navigos Search tìm hiểu ngay nhé!

1. Mục đích, ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo kế toán thể hiện tổng quát thông tin kế toán tài chính và luồng tiền của một doanh nghiệp. Qua đó, người sử dụng, các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt là nhà đầu tư sẽ có quyết định kinh tế thích hợp.

Báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây của một doanh nghiệp: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp và cơ quan chủ quản, các đối tượng quan tâm. Cụ thể như sau:

  • Là căn cứ để nghiên cứu, phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng
  • Là cơ sở để các nhà đầu tư, chủ sở hữu, chủ nợ của doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
  • Là căn cứ để xây dựng kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính doanh nghiệp. 
  • Trình bày, phản ánh tổng quát về tình hình tài sản, tài chính, khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong thời kỳ của doanh nghiệp.
  • Giúp nhà quản lý đề ra biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho tổ chức.
  • Giúp việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng và khả năng huy động vốn vào công tác sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì nên, báo cáo tài chính luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, người cho vay, hội đồng quản trị và toàn bộ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.

Xem thêm >> Vai trò của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp là gì?

2. Các loại báo cáo tài chính phổ biến trong doanh nghiệp

Căn cứ vào mục đích sử dụng của báo cáo tài chính, có thể chia thành 4 loại chính sau:

  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Thể hiện các khoản thu nhập, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và thể hiện rõ hoạt động tài chính của đơn vị trong các giai đoạn cụ thể như tháng, quý, năm. Báo cáo kết quả kinh doanh mang tính độc lập, cho thấy: “Lợi nhuận = Doanh thu + thu nhập - đi chi phí bỏ ra”. Nếu chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì doanh nghiệp sẽ thu được lãi.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thể hiện doanh nghiệp đã tạo ra và sử dụng dòng tiền như thế nào trong từng thời kỳ nhất định. Nói một cách dễ hiểu hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện rõ hoạt động vào - ra của dòng tiền trong một thời kỳ với 3 hoạt động chính là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính.
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: Thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm trong một kỳ nhất định theo cách ngắn gọn, cụ thể nhất.
  • Bảng cân đối kế toán: Bao gồm phần tài sản (toàn bộ giá trị tài sản hiện có trong mọi giai đoạn kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán) và phần nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán).

3. Các bước tạo nên mẫu báo cáo tài chính hoàn hảo

Báo cáo tài chính được lập bằng excel hoặc các phần mềm kế toán. Dù sử dụng công cụ nào thì bạn cũng cần thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có được bản báo cáo tài chính hoàn hảo:

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính như hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập và xuất kho, hồ sơ tài sản,… Hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp được thể hiện qua nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh. Do đó, để phản ánh tình hình doanh nghiệp, trước hết bạn phải thu thập, tổng hợp tất cả loại chứng từ kế toán và sắp xếp khoa học, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chúng.

Lưu ý, bạn nên sắp xếp chứng từ theo thứ tự thời gian, kẹp chứng từ gốc cùng chứng từ hạch toán,... để thuận tiện sử dụng cho bước sau đó.

Các chứng từ kế toán cần được sắp xếp khoa học và kiểm tra kỹ lưỡng

Các chứng từ kế toán cần được sắp xếp khoa học và kiểm tra kỹ lưỡng

Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

Khi đã thu thập đầy đủ và sắp xếp chứng từ thì bạn cần ghi chép, phản ánh chúng vào sổ sách kế toán. Với phần Tài sản cố định và chi phí trả trước, bạn cần hạch toán phân bổ chi phí phát sinh mỗi tháng với thời gian phân bố hợp lý theo đúng quy định.

Bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán có để thực hiện hạch toán rõ ràng và dễ dàng hơn. Đồng thời, phần mềm kế toán có chức năng tìm kiếm, sửa chữa, xóa bỏ nhanh chóng, chính xác nên thuận tiện cho bạn trong việc kiểm soát, hạn chế tối đa sai sót.

Bước 3: Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước

Bạn nên lập bảng Excel để theo dõi song song trích khấu hao và phân bổ chi phí trả trước. Hàng tháng, bạn sẽ thực hiện phân bố tự động. Bạn nên đối chiếu và so sánh kết quả phân bố trên phần mềm, bảng Excel, đặc biệt là các khoản chi phí phát sinh ở giữa tháng. Tại một số doanh nghiệp, để phục vụ yêu cầu quản trị ngân sách, bạn sẽ cần sử dụng công cụ Excel để phân bố các khoản như tiền lương, BHXH, BHYT, chi phí khác,... 

Bước 4: Hạch toán những khoản ước tính và điều chỉnh

Vào thời điểm cuối năm, bạn phải rà soát lại để điều chỉnh, hạch toán bổ sung vào phần mềm kế toán. Bao gồm:

  • Bút toán đánh giá sự chênh lệch của tỷ giá cuối kỳ
  • Những khoản phải thu khó đòi, khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho,...
  • Khoản chi phí của năm cần chi trước: Lương tháng 13, thưởng tết, chi phí kiểm toán, chi phí thuê nhà, điện, nước, vật liệu,…
  • Bút toán phân loại khoản đầu tư, công nợ ngắn hạn, công nợ dài hạn, khoản vay ngắn hạn dài hạn, …
  • Những bút toán điều chỉnh lỗi, sai sót (nếu có)

Bước 5: Đối chiếu số liệu trong sổ sách

Trong quá trình thực hiện báo cáo tài chính, khâu kiểm tra là vô cùng cần thiết. Nếu số liệu hạch toán sai sẽ dẫn đến báo cáo tài chính không chính xác, bạn phải rà soát lại, tìm ra nguyên nhân rồi điều chỉnh, tiến hành làm lại từ đầu. Điều này làm mất nhiều thời gian lẫn công sức.

Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển

Sau khi rà soát kỹ và bổ sung đầy đủ bút toán còn thiếu, bạn tiến hành kết chuyển lãi, lỗ trong năm. Lưu ý phải kết chuyển lãi, lỗ năm ngoái trước khi tiến hành thực hiện kết chuyển lãi, lỗ năm nay. 

Với những doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập, bạn cần kết chuyển lần thứ nhất để xác định lãi, tính số thuế phải nộp, hạch toán bút toán ghi nhận thuế, chi phí thuế phát sinh. Sau đó, thực hiện kết chuyển lại để đưa ra con số lợi nhuận chính xác cuối cùng.

Bước 7: Lên Báo cáo tài chính

Khi mọi nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ và chính xác, bạn có thể lên Báo cáo tài chính theo hướng dẫn được quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC:

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC: Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình và mọi thành phần kinh tế, mọi quy mô.

Xem thêm >> Sale tài chính có phải là nghề hái ra tiền?

Các bước hoàn thành báo cáo tài chính hoàn hảo

Các bước hoàn thành báo cáo tài chính hoàn hảo

Trên đây là toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm mà Navigos Search đã thu thập được. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong kỳ báo cáo tài chính sắp tới.

Tại danh mục việc làm của Navigossearch.com - đang có rất nhiều tin tuyển dụng kế toán, tài chính và đầu tư (finance/investment) cùng rất nhiều việc làm cấp trung, cấp cao hấp dẫn khác. Hãy truy cập ngay để lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm và kỹ năng của bạn nhé.

Các bước hoàn thành báo cáo tài chính hoàn hảo

Navigos Search là thương hiệu headhunter số 1 Việt Nam

Hoặc bạn có thể chủ động gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn data ứng viên của Navigos Search và được liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, đàm phán lương,... Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm cùng quy trình làm việc khoa học, chúng tôi tự hào là công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao uy tín số 1 Việt Nam và tự tin mang đến công việc mơ ước và phù hợp nhất cho ứng viên.

Ngoài ra, hãy thường xuyên theo dõi thêm FanpageLinkedin Navigos Search để nắm bắt kịp thời thông tin thị trường mới nhất, xu hướng ngành nghề hot, cách nâng tầm sự nghiệp,... nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn theo dõi Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop