5 câu hỏi tinh túy vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh

Nội dung chính

Hoạch định chiến lược kinh doanh chính xác chính là cơ sở vững chắc để thực thi và là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tự tin đối mặt với mọi biến động, mọi đối thủ cạnh tranh.

 

Hoạch định chiến lược bán hàng là gì? Đâu là quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh chuẩn giúp doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu và áp dụng chính xác nhất cho các hoạt động phát triển trong tương lai? Navigos Search sẽ làm rõ tất cả những vấn đề này qua thông tin sau đây.

1. Vì sao phải hoạch định chiến lược?

Hoạch định chiến lược là quá trình xác định mục tiêu chiến lược, phân tích đối thủ cạnh tranh, cơ hội, môi trường để thiết lập đưa ra chiến lược, hướng đi chính xác nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Mọi lĩnh vực này đều cần hoạch định chiến lược một cách chuyên nghiệp để đưa ra đường lối chính xác, phương án thực thi hiệu quả và tạo nên thành công nhất định. Để đạt được kết quả như mong đợi, tăng lợi nhuận và nâng cao cạnh tranh thì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược chuẩn chỉnh. Cụ thể hơn, vai trò của quá trình hoạch định chiến lược bán hàng như sau:

  • Giúp doanh nghiệp xác định rõ hướng đi để có chiến lược và kế hoạch hành động thích hợp trong tương lai.
  • Giúp đề ra mục tiêu, cách thức, phương án tối ưu cho toàn bộ hoạt động của tổ chức.
  • Là công cụ thiết yếu để phối hợp, thống nhất sự nỗ lực của tất cả thành viên trong doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tính bất ổn định trong những hoạt động khác.
  • Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên thị trường đầy biến động và lãng phí nguồn lực, vật lực.
  • Thiết lập tiêu chuẩn để giám sát quá trình triển khai và kết quả sau quá trình thực hiện chiến lược.
  • Tự tin hơn về mức lợi nhuận sau đó.

Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược bán hàng là gì?

Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược bán hàng là gì?

2. Những ai nên tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty?

Người giữ vai trò chủ chốt trong việc hoạch định chiến lược là các nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Sau khi lập kế hoạch, các nhà lãnh đạo sẽ tiến hành thảo luận, phản hồi, thay đổi và thống nhất bản hoạch định chiến lược cuối cùng. Tiếp theo đó, toàn bộ nhân viên có trách nhiệm thực hiện chiến lược, báo cáo công việc theo tiến độ. Như vậy, tất cả nhân sự, từ đội ngũ cấp quản lý đến đội ngũ nhân viên đều tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược.

3. Nguyên nhân nào khiến chiến lược kinh doanh thất bại?

Trên thực tế, dù đã có bản hoạch định chiến lược tuyệt vời nhưng cũng có không ít doanh nghiệp nhận về kết quả thất bại thảm hại. Điển hình, các doanh nghiệp mắc phải những sai lầm dưới đây:

  • Không tìm hiểu kỹ thị trường, đối thủ cạnh tranh
  • Hợp tác với người không cùng ý tưởng
  • Năng lực quản lý kém, không theo dõi sát sao
  • Không được kiểm soát chặt chẽ ngân sách
  • Thiếu định hướng chiến lược rõ ràng
  • Địa điểm kinh doanh, bán hàng, không phù hợp,...

4. Nên hoạch định chiến lược kinh doanh khi nào?

Nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành hoạch định chiến lược hàng năm hoặc hàng quý. Còn một số nhà quản trị khác lại chỉ thực hiện khi công việc kinh doanh của tổ chức không đạt kết quả như kỳ vọng. Tùy vào quy mô hoạt động, tư duy của mỗi nhà lãnh đạo và tình hình thực tế mà thời điểm hoạch định chiến lược bán hàng sẽ khác nhau.

Thời điểm thích hợp để hoạch định chiến lược

Thời điểm thích hợp để hoạch định chiến lược

5. Quy trình hoạch định chiến lược bán hàng chuyên nghiệp gồm những bước nào?

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu

Các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu đạt được mang tính thực tế, được ước lượng cụ thể. Trong lĩnh vực kinh doanh, các mục tiêu cần làm rõ: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư,... Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nhìn nhận về khả năng tài chính, cơ hội, nguyện vọng của cổ đông,.. để có được mục tiêu chính xác, phù hợp nhất.

Bước 2: Đánh giá tiềm năng hiện có

Bước đầu tiên trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh là phải thống kê, phân tích tiềm năng hiện tại của doanh nghiệp. Người đứng đầu cũng cần xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và kim chỉ nam hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp.

Hãy nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh để xem yếu tố nào là cơ hội, yếu tố nào là nguy cơ gây ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược. Một số yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu, đánh giá như: kinh tế, sự kiện chính trị, xu hướng công nghệ, xu hướng thị trường, các mối quan hệ xã hội,... Đồng thời, xem xét và phân tích điểm mạnh, điểm yếu tồn tại trong doanh nghiệp như khả năng quản lý, cách vận hành,...

Bước 3: Phân tích thực trạng và đối thủ cạnh tranh

Nhà quản trị biết rõ hiện trạng của ngành hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh và cả đối thủ cạnh tranh. Hiểu rõ thời thế, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì bạn mới có thể hoạch định tốt nhất. Từ nguồn nhân lực, kế hoạch PR, chiến lược marketing,... đều cần bạn nhìn xa trông rộng và xét duyệt dưới mọi góc độ một cách hoàn hảo, chính xác nhất.

Bước 4: Xây dựng chiến lược khoa học

Khi đã có đầy đủ thông tin và nắm rõ mọi vấn đề liên quan thì nhà quản lý sẽ tiến hành hoạch định chiến lược. Ngoài việc sử dụng nhân lực của doanh nghiệp thì nhà quản trị có thể mời chuyên gia phù hợp với hạng mục kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu sự của doanh nghiệp hạn chế thì bạn cũng có thể tìm đến các tổ chức, công ty chuyên về dịch vụ hoạch định chiến lược chuyên nghiệp, họ sẽ cung cấp từng bước trong lộ trình một cách chính xác.

Bước 5: Triển khai chiến lược

Bạn cần đảm bảo trước khi thực hiện thì chiến lược kinh doanh đã chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ, cụ thể. Mỗi mục tiêu cần có người chịu trách nhiệm chính, người thực thi rõ ràng. Người chịu trách nhiệm phải sở hữu năng lực tốt, nắm rõ chiến lược và có thể triển khai hiệu quả từng mục đã được vạch sẵn. Với cách này, nhân viên sẽ thấy được sự đóng góp của mình trong sự tăng trưởng chung của toàn doanh nghiệp và không ngần ngại nỗ lực, đóng góp hết mình.

Bước 6: Giám sát quá trình thực hiện

Hãy thường xuyên kiểm tra và đo lường, phân tích kết quả đạt được của các mục tiêu để chắc chắn chúng đang đi đúng hướng. Điều này giúp bạn xác định, phát hiện để thay đổi, giải quyết sớm những vấn đề tồn đọng phát sinh trước khi chúng trở thành vấn đề phức tạp. Trong trường hợp xảy ra vấn đề phát sinh quá lớn, bạn có thể nhờ thêm công cụ hỗ trợ phân tích hay mời chuyên gia thẩm định, xem xét. Hãy huy động tất cả nguồn lực để đảm bảo mang đến sự thành công cao nhất cho hoạch định chiến lược đề ra.

Quy trình chuẩn hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

Quy trình chuẩn hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược là quy trình nghiên cứu mang tính hệ thống cao, đóng vai trò rất quan trọng với mọi doanh nghiệp. Và để hoạch định chiến lược hiệu quả đòi hỏi sự tham gia đầy đủ, nỗ lực đóng góp của toàn bộ ban quản lý, nhân sự trong công ty. Navigos Search hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tại danh mục việc làm của Navigossearch.com - đang có rất nhiều tin tuyển dụng cấp trung và cấp cao hấp dẫn. Hãy truy cập ngay để lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm và kỹ năng của bạn nhé.

Navigos Search là thương hiệu headhunter số 1 Việt Nam

Navigos Search là thương hiệu headhunter số 1 Việt Nam

Hoặc bạn có thể chủ động gửi CV để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn data ứng viên của Navigos Search và được liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, đàm phán lương,... Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm cùng quy trình làm việc khoa học, chúng tôi tự hào là công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao uy tín nhất Việt Nam và tự tin mang đến công việc mơ ước và phù hợp nhất cho ứng viên.

Bên cạnh đó, với dữ liệu 375,000+ ứng viên cao cấp và 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao có sẵn cùng giải pháp tuyển dụng tối ưu cùng nhiều thế mạnh nổi bật khác, Navigos Search đang dẫn đầu về lĩnh vực săn nhân tài tại Việt Nam hiện nay. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tự hào đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng nhất. 

Dù bạn đang tìm kiếm công việc mơ ước hay doanh nghiệp bạn đang cần tuyển dụng các vị trí cấp trung, cấp cao, đừng ngần ngại liên hệ đến Navigos Search. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến công việc chất lượng, phù hợp cho ứng viên và giúp doanh nghiệp có được nhân sự tiềm năng nhất.

Hãy truy cập thêm FanpageLinkedin của Navigos Search để không bỏ lỡ nhiều lời khuyên hữu ích, thông tin về thị trường, cách nâng tầm sự nghiệp,... nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn đồng hành cùng Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam


Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop